Tài chính
T.S Quách Mạnh Hào: Dòng tiền chảy vào nhóm cổ phiếu rủi ro cực kỳ lớn
Theo các chuyên gia, kịch bản thị trường chứng khoán sẽ tăng bằng lần nhờ gói kích thích kinh tế như năm 2009 khó lặp lại.

Giai đoạn rủi ro đến gần
Thị trường chứng khoán đã phản ứng rất mạnh trước thông tin về khả năng tung ra gói kích thích kinh tế lên tới hàng trăm nghìn tỷ đồng. Dòng tiền nhàn rỗi từ các nhà đầu tư cá nhân bùng nổ, biểu hiện ở số lượng tài khoản mở mới tăng mạnh và thanh khoản cao kỷ lục khi tổng giá trị giao dịch có ngày lên tới 52 nghìn tỷ đồng.
Tuy nhiên, TS. Quách Mạnh Hào, giảng viên Đại học Lincoln (Vương quốc Anh) cho rằng, việc dựa quá nhiều vào tâm lý khiến thị trường chứng khoán thời điểm này thiếu tính bền vững và cảnh báo: "“Tôi cho rằng, giai đoạn thận trọng đâu đó đã đến rất gần.”
Ông Hào chỉ ra thực tế là thị trường chứng khoán luôn vận hành theo ngành, sau đó là theo dòng tiền.
Trong đó, doanh nghiệp niêm yết được chia thành ba nhóm: an toàn, trung tính, rủi ro. Tại các nhóm, những doanh nghiệp mà nhà đầu tư nhìn thấy kết quả kinh doanh tốt, tiền sẽ chảy vào trước. Trái lại, kết quả kinh doanh không tốt, tiền sẽ vào sau.
"Khi tiền vào tất cả các doanh nghiệp thuộc nhóm rủi ro nhất, hoạt động không tốt cũng được thổi giá lên là lúc thị trường đến điểm rủi ro", ông Hào nhận xét.
Dữ liệu 5 tháng gần đây cho thấy dòng tiền chảy vào nhóm rủi ro là cực kỳ lớn. Dòng tiền vào nhóm cổ phiếu mà được cho là an toàn nhất khiến nhóm này vẫn tăng nhưng so với hai nhóm rủi ro và trung tính thì không bằng.
Khó có thể mong quá khứ lặp lại
Về tác động của gói kích thích kinh tế đang bàn thảo mà có thể lên đến 500-800 nghìn tỷ đồng, ông Hào cho rằng, nếu được thông qua thì đây là lần thứ hai Việt Nam đưa ra gói kích thích kinh tế lớn sau lần đầu tiên vào năm 2009.
Tuy nhiên, do bối cảnh kinh tế hiện nay đã khác hoàn toàn so với lần trước nên sự tác động đến thị trường chứng khoán cũng không thể giống nhau.
Bởi lẽ, vào năm 2009, kinh tế chuyển từ trạng thái thiếu tiền sang thừa tiền. Và việc bơm thanh khoản quá mức đã dẫn tới sự tăng trưởng của các thị trường tài sản, trong đó có chứng khoán khi từ mức đáy 235,5 điểm, chỉ số VN-Index tăng vọt lên 624,1 điểm, tương đương tăng 165% trong vòng 8 tháng.
Thế nhưng, năm nay, tiền trên thị trường rất nhiều, thanh khoản hệ thống ngân hàng luôn dồi dào. Tiền nhiều nhưng cỗ máy kinh tế chưa thể khôi phục để chạy đã khiến tiền chảy vào thị trường chứng khoán và đẩy chỉ số tăng.
Do vậy, ông Hào cho rằng, nếu có gói kích thích kinh tế cũng sẽ không bơm tiền mới. Thậm chí, nếu có bơm tiền mới thì việc phát hành trái phiếu sẽ nhằm vào các nguồn tiền dư thừa nhàn rỗi hiện có trên thị trường.
“Câu chuyện của những người thiết kế gói kích thích hiện nay là họ đang muốn làm sao để chuyển đổi lượng tiền thực tế đã bơm ra nhưng chưa được sử dụng để nó quay trở về đúng mục tiêu, là đi vào các dự án về cơ sở hạ tầng, an sinh xã hội… Điều này cũng giải quyết được bài toán rủi ro lạm phát”, ông Hào đánh giá.
Do đó, khi gói hỗ trợ chính thức được công bố, cỗ máy kinh tế bắt đầu hoạt động bình thường, thị trường chứng khoán sẽ phải cạnh tranh với Chính phủ trong việc sử dụng nguồn tiền của xã hội. “Không thể quá mong mỏi vào những điều đã xảy ra trong quá khứ”, ông Hào nhấn mạnh.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch Fiingroup cho rằng, sẽ không có "sóng ăn bằng lần" như năm 2009 vì nền kinh tế và ngân hàng không gặp những vấn đề về thanh khoản như trước đây. Bên cạnh đó, quy mô thị trường chứng khoán cũng đã lớn hơn rất nhiều và gói kích thích cũng sẽ trọng tâm hướng đến đối tượng bị tác động của dịch Covid-19.
Tuy nhiên, ông Thuân nhìn nhận gói kích thích sẽ tác động đến các ngành, lĩnh vực cụ thể của doanh nghiệp niêm yết sẽ rất tích cực ở góc độ từ cải thiện kết quả kinh doanh nhiều hơn và điều này thì đòi hỏi cần thời gian triển khai và độ "ngấm" hơn là kỳ vọng về một dòng "tiền nóng" vào chứng khoán một cách gián tiếp.
Chứng khoán khó 'tăng bằng lần' nhờ gói kích cầu 800 nghìn tỷ đồng
VFCA: Chứng khoán sẽ giữ vững đà tăng trưởng trong năm 2022
Báo cáo của Hiệp hội tư vấn tài chính (VFCA) dự báo chỉ số VN-Index năm 2022 có thể đạt mốc 1.650, tăng 10% so với mốc cao nhất năm 2021 là 1.500 với câu chuyện chính là sự phân hóa mạnh mẽ và sâu hơn giữa các nhóm ngành và cổ phiếu.
VNDirect: Chứng khoán vẫn còn dư địa tăng trưởng mạnh
Những yếu tố vĩ mô thuận lợi sẽ hỗ trợ cho thị trường chứng khoán tăng điểm. VNDirect dự báo VN-Index có thể hướng đến 1.750 điểm trong năm 2022. Trên cơ sở P/E khoảng 16 -16,5 lần và tăng trưởng lợi nhuận 23% so với cùng kỳ.
Bước đột phá của thị trường chứng khoán Việt Nam
Ngày 11/12, Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam đã chính thức ra mắt, đánh dấu cột mốc phát triển mới của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Tìm động lực cho khu vực kinh tế bị 'lãng quên'
Các chuyên gia nhận định khu vực kinh tế tư nhân đã phát triển mạnh mẽ nhưng đa phần quy mô nhỏ và vừa, hạn chế về tài chính và khả năng cạnh tranh.
Tích cực huy động vốn, FPTS vẫn đặt mục tiêu 'đi lùi'
Mặc dù đẩy mạnh huy động vốn bổ sung hoạt động kinh doanh, FPTS lại lên kế hoạch kinh doanh thấp nhất so với kết quả thực hiện từ năm 2021 tới nay.
Techcombank tiến sâu vào thị trường bảo hiểm
Techcombank đánh giá thị trường bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển, kinh tế trên đà hồi phục mạnh mẽ.
TPS mạnh tay đầu tư trái phiếu dưới thời Chủ tịch Đỗ Anh Tú
Đóng góp chính vào kết quả kinh doanh của TPS chủ yếu đến từ lãi bán các tài sản tài chính và thu nhập hoạt động khác, chiếm 65% tổng doanh thu hoạt động.
TPBank thông tin về việc từ nhiệm của ông Đỗ Anh Tú
Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank - HOSE: TPB) đưa ra thông tin nhận được đơn từ nhiệm của ông Đỗ Anh Tú – Phó chủ tịch hội đồng quản trị.
Phát Đạt phủ nhận liên quan vụ thao túng giá cổ phiếu PDR
Phát Đạt khẳng định không có liên quan đến hai cá nhân bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt vì thao túng giá cổ phiếu PDR.
Tìm động lực cho khu vực kinh tế bị 'lãng quên'
Các chuyên gia nhận định khu vực kinh tế tư nhân đã phát triển mạnh mẽ nhưng đa phần quy mô nhỏ và vừa, hạn chế về tài chính và khả năng cạnh tranh.
Tích cực huy động vốn, FPTS vẫn đặt mục tiêu 'đi lùi'
Mặc dù đẩy mạnh huy động vốn bổ sung hoạt động kinh doanh, FPTS lại lên kế hoạch kinh doanh thấp nhất so với kết quả thực hiện từ năm 2021 tới nay.
Ông lớn địa ốc 'tạo sóng' nhà ở xã hội
Hàng loạt doanh nghiệp bất động sản hàng đầu đã và đang đẩy mạnh xây dựng dự án, tăng tốc trong cuộc đua xây dựng nhà ở xã hội.
Chuyển đổi tư duy theo mô hình lãnh đạo số toàn diện
Mô hình lãnh đạo số toàn diện phản ánh sự kết hợp giữa chuyển đổi số, quản trị dữ liệu và tối ưu vận hành.
Chủ xe dự thi cá nhân hóa: 'Chỉ có VF 3 mới cho tôi cảm hứng sáng tạo'
Không khí tại ba điểm cầu Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM trong ngày diễn ra “Ngày hội sáng tạo VF 3” càng về chiều càng trở nên sôi động. Theo ghi nhận, thời điểm hiện tại, ban giám khảo ở cả 3 miền đều đã có sơ bộ điểm số chấm cho những mẫu xe “độ” đẹp nhất.
Tương lai doanh nghiệp với ưu đãi thuế xanh
Ưu đãi thuế xanh thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi xanh, giảm thiểu tác động môi trường, nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo lợi thế cạnh tranh bền vững.