Khởi nghiệp
Ứng dụng giao nhận đồ ăn của Foody nhảy vào lĩnh vực gọi xe
Với chỗ dựa vững mạnh Foody, ứng dụng chuyên giao nhận đồ ăn Now.vn gia nhập thị trường gọi xe và sẽ trở thành đối thủ nặng kí của Grab và Go-Viet.
Vừa qua, Google và Temasek đã công bố báo cáo e-Conomy SEA 2018 thường niên, nhằm phác họa lại bức tranh toàn cảnh về nền kinh tế Internet tại khu vực Đông Nam Á.
Một trong bốn lĩnh vực được coi là điểm nhấn của e-Conomy SEA năm nay là dịch vụ gọi xe. Theo diễn giải của báo cáo này, lĩnh vực gọi xe hiện nay gồm 2 hoạt động chính là: gọi xe để di chuyển, và gọi xe để giao nhận đồ ăn.
Tại Việt Nam, quy mô của thị trường dịch vụ gọi xe nói chung ước tính lên tới 500 triệu USD, với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 41%. Tới năm 2025, dự báo sân chơi này sẽ đạt ngưỡng 2 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng 29%/năm.
Ngoài ra, Google và Temasek cũng dự báo về xu hướng chuyển dịch của ngành dịch vụ này. Theo đó, các hãng cung cấp dịch gọi xe để di chuyển sẽ nhanh chóng lấn sân sang mảng giao nhận đồ ăn, và ngược lại.
Nói cách khác, bất kì doanh nghiệp nào tham gia vào sân chơi này sẽ cùng lúc cung cấp cả 2 dịch vụ gọi xe. Ví dụ điển hình là Grab, sau khi dành thị phần lớn ở thị trường gọi xe 2 bánh và 4 bánh ở Việt Nam, hãng này đã nhanh chóng tung ra dịch vụ GrabFood giao nhận đồ ăn.
Tương tự Grab, trước đó FastGo - ứng dụng gọi xe của Việt Nam, thuộc Tập đoàn NextTech cũng từng thông báo về việc hãng này đang gấp rút chuẩn bị cho ra mắt dịch vụ giao nhận đồ ăn có tên Food Delivery.
Và không để người dùng phải chờ đợi lâu, Now.vn của Foody - một tên tuổi trên thị trường giao nhận đồ ăn ở Việt Nam mới đây cũng lấn sân sang lĩnh vực gọi xe, với tên gọi chính thức là NowMoto.
Tuy nhiên, thay vì ra mắt ứng dụng gọi xe riêng, Now.vn đã tích hợp dịch vụ NowMoto vào ngay trong ứng dụng Now như một tính năng mới để người dùng trải nghiệm.
Thời gian này, NowMoto mới cho phép người dùng sử dụng dịch vụ gọi xe 2 bánh, tương tự các dịch vụ xe ôm công nghệ đang xuất hiện trên thị trường. Tuy nhiên, phân khúc khách hàng, cũng như tài xế mà NowMoto hướng tới lại có chút khác biệt. Đó là dịch vụ này chỉ tuyển chọn các tài xế có xe 2 bánh mua từ năm 2015.
Sau khoảng 3 tháng thử nghiệm, NowMoto hiện đã có thể sử dụng tại TP. HCM và Hà Nội, với chiến dịch "đồng giá 5.000 đồng" cho mọi chuyến xe dưới 5 km. Ngoài ra, chưa rõ các chính sách gọi xe, hay mức chiết khấu dành cho các tài xế của dịch vụ này là bao nhiêu.
Now.vn (tên miền trước đây là DeliveryNow.vn) là một sản phẩm của Foody. Thời gian đầu, Now.vn chủ yếu cung cấp các dịch vụ đặt món, hàng hóa - giao tận nơi trên cả máy tính lẫn điện thoại di động, với các tính năng đặt theo nhóm, hay giao trong ngày.
Sau này, Now.vn dần lấn sân sang các dịch vụ như: làm đẹp, giao thực phẩm, giặt ủi... và mới đây nhất là dịch vụ xe ôm NowMoto.
Về Foody, đây là nền tảng đa dịch vụ được xây dựng từ giữa năm 2012 tại TP. HCM. Foody hướng tới trở thành cộng đồng tin cậy để người dùng tìm kiếm, đánh giá, bình luận các địa điểm ăn uống như: nhà hàng, quán ăn, cafe, bar, karaoke, tiệm bánh, khu du lịch... tại Việt Nam - từ website, hoặc ứng dụng di động.
Đến thời điểm hiện tại, Foody đã cập nhật được hàng trăm ngàn địa điểm và hàng trăm ngàn bình luận, hình ảnh tại Việt Nam, cũng như hầu hết các tỉnh thành. Trong lĩnh vực giao nhận đồ ăn tại Việt Nam, Now.vn của Foody hiện đang dẫn đầu thị trường về số lượng đơn hàng giao hàng ngày.
Foody nhận được đầu tư từ Cyber Agent Ventures và Global Innovations & Technology Platform (Singapore) vào năm 2013. Sau đó startup này nhận đầu tư của Garena (nay là SEA - công ty khởi nghiệp về game và thương mại điện tử lớn nhất Singapore) và Tiger Global Investment năm 2015.
Năm ngoái, 82% cổ phần của công ty này đã đổi chủ và được cho là bị thâu tóm bởi SEA. Công ty này cũng công bố việc mua cổ phần kiểm soát một nhà cung cấp dịch vụ đặt và giao nhận đồ ăn tại Việt Nam trong bản cáo bạch niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ.
Grab chạy đua giành thị phần mảng giao nhận thức ăn tại Việt Nam
Grab, Go-Viet và FastGo đang giành nhau miếng bánh 500 triệu USD
Thị trường gọi xe của Việt Nam có tổng giá trị khoảng 500 triệu USD và được dự báo, tới năm 2025 sẽ đạt ngưỡng 2 tỷ USD nhờ tốc độ tăng trưởng 29%/năm.
Nhà sáng lập VNG tung ứng dụng gọi xe thuần Việt cạnh tranh Grab, Go-Viet
CEO của ứng dụng gọi xe be là ông Trần Thanh Hải, đồng sáng lập và là cựu Giám đốc kỹ thuật của VNG.
Ứng dụng gọi xe FastGo sắp ra mắt thị trường Myanmar
FastGo bắt tay với đối tác tại Myanmar để ra mắt 2 dịch vụ chính FastCar (gọi xe 4 bánh) và FastTaxi (gọi xe taxi) trong tháng 12.
Ứng dụng gọi xe Việt Nam chật vật tìm lối đi trước sự bành trướng của Grab
Từ đầu năm 2018 tới nay, một loạt ứng dụng gọi xe Việt Nam đã được ra mắt như VATO, Aber, hay FastGo... nhưng dấu ấn mà các công ty này để lại vẫn chưa thực sự nhiều.
Ông Hoàng Nam Tiến: Lãnh đạo tương lai phải làm chủ AI
Ông Hoàng Nam Tiến tin rằng, trong thời đại trí tuệ nhân tạo (AI), nếu thế hệ sinh viên không khai phá tiềm năng sẽ dễ dàng rơi vào nhóm 90% người bình thường.
Giới trẻ tặng nhau sữa trái cây Mãng Cầu cho ngày mới đầy năng lượng
Không chỉ là thức uống thơm ngon, dinh dưỡng, mỗi chai nước uống sữa trái cây mãng cầu còn là món quà ý nghĩa mà giới trẻ dành tặng nhau, thể hiện sự quan tâm và sẻ chia nguồn năng lượng tích cực.
Giá xăng giảm gần 400 đồng mỗi lít từ chiều 31/10
Giá xăng dầu được điều chỉnh tăng giảm đan xen vào chiều 31/10. Tuy nhiên, so với đầu tháng 10, giá xăng hiện tại vẫn tăng khoảng 700 đồng.
Thụy Sĩ muốn đồng hành cùng Việt Nam phát triền bền vững
Doanh nghiệp Thụy Sĩ đang hiện diện tại Việt Nam với nhiều đóng góp cho tiến trình hướng đến phát triển bền vững.
VinFast hợp tác FGF hỗ trợ khách thu cũ xe xăng, đổi ô tô điện
VinFast và đối tác FGF hợp tác triển khai chương trình “Thu cũ - Đổi mới” đặc biệt kể từ ngày 1/11/2024 nhằm hỗ trợ mạnh mẽ tiến trình chuyển đổi xanh.
Sức hút của nhà ở vừa túi tiền Bình Dương
Các dự án nhà ở vừa túi tiền vùng ven TP. HCM đang cho thấy sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với cả người mua ở thực và nhà đầu tư.
Tín chỉ carbon chờ pháp lý
Tín chỉ carbon đang được một số đơn vị bán cho nước ngoài nhưng còn nhiều vướng mắc, cần khung pháp lý để đảm bảo thông thoáng.