Tăng cường liên kết tạo đột phá phát triển giống cây trồng
Thúc đẩy ngành công nghiệp nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng cần sự chung tay của nhà nước, nhà trường, nhà khoa học cùng cộng đồng doanh nghiệp.
Phân loại rác thải tại nguồn, kết nối người tiêu dùng tới những người thu gom phế liệu, ve chai là mục tiêu hướng tới của ứng dụng VECA, một trong hai dự án giành giải nhất cuộc thi Thành phố không rác thải.
Ngày nay, nước uống đóng chai nhựa đã trở thành sản phẩm vô cùng quen thuộc trong cuộc sống của mỗi người do tính tiện lợi, bền, nhẹ, dễ mang theo cùng giá cả tương đối rẻ.
Những chai nước ấy, sau khi được sử dụng, có người lựa chọn giữ lại vỏ chai để đựng nước hoặc cắt ra, tái sử dụng thành những đồ dùng thủ công. Nhưng cũng nhiều người lựa chọn vứt chai nhựa đi, khiến chúng trở thành rác thải.
Rác thải nhựa này nếu được thu gom, phân loại và xử lý đúng cách trở thành nguyên liệu đầu vào có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, nếu bị đem đi đốt, chôn lấp hoặc thải ra môi trường, trôi ra biển, chai nhựa trở thành mối nguy hại khó lường cho môi trường.
Không chỉ những chai nhựa mà nhiều đồ nhựa khác như cốc, thìa, vỏ hộp, túi ni lông… cũng có thể đem lại giá trị tái chế tương tự. Tuy nhiên, có một thực tế là Việt Nam là một trong 4 quốc gia thải nhiều rác nhựa ra đại dương nhất trên thế giới.
Theo nghiên cứu mới đây của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam đang lãng phí hàng tỷ USD mỗi năm do không tái chế rác thải nhựa, một con số đáng kể đối với quốc gia đang trên đà phát triển.
Ứng dụng thu gom rác thải
Trong bức tranh toàn cảnh về rác thải nhựa nói trên, có thể thấy người tiêu dùng đóng vai trò hết sức quan trọng đến việc quyết định rác thải sẽ bị xả thải bừa bãi hay được thu gom, xử lý và tái chế đúng cách.
Thực tế, người tiêu dùng Việt Nam, đặc biệt là tại các thành phố lớn đã hình thành thói quen phân loại rác thải, đặc biệt là rác nhựa, giấy và kim loại. Nhiều gia đình có thói quen lựa riêng những loại rác có khả năng tái chế rồi bán cho những người làm đồng nát, ve chai.
Nhiều ý kiến cho rằng, chính hoạt động của những người đồng nát, ve chai ấy là mô hình sơ khai của nền kinh tế tuần hoàn, vẫn âm thầm vận hành suốt hàng chục năm nay. “Nếu không có những người đồng nát, ve chai, rác thải có lẽ đã ngập đến cổ chứ không phải chỉ mới đến chân như hiện nay”, một chuyên gia ngành tái chế nhận định.
Tuy nhiên, có nhiều trường hợp, người dân giữ lại phế liệu nhưng mãi không gặp được người thu gom, cuối cùng lại phải vứt ra bãi rác. Còn có trường hợp thực hành phân loại rác thải tại nhà nhưng cuối cùng rác lại bị trộn lẫn trên xe rác.
Từ thực tế đó, ứng dụng VECA (viết tắt của từ Ve Chai) đã ra đời, với ý tưởng kết nối người mua với người bán ve chai, phế liệu, đồng thời kết nối người mua đồng nát, ve chai tới chủ vựa phế liệu. Thông qua sự kết nối thông suốt như vậy, phế liệu sẽ luôn được thu gom thay vì bị thải ra môi trường.
Ông Bùi Thế Bảo, nhà đồng sáng lập của VECA cho biết, ứng dụng này hoạt động tương tự như mô hình đặt xe công nghệ, theo đó người có phế liệu muốn bán sẽ đặt trên ứng dụng, người mua sẽ “nhận đơn hàng” đến tận nơi để thu gom.
Giá cả các loại phế liệu sẽ được hiển thị công khai trên ứng dụng, được điều chỉnh dựa trên giá thu mua của các vựa phế liệu, đồng nát, qua đó tạo ra được sự minh bạch.
Vừa qua, VECA đã tham dự và giành giải nhất cuộc thi Thành phố không rác thải, nằm trong sáng kiến Mạng lưới kinh tế tuần hoàn của tổ chức WasteAid, dưới sự tài trợ của tập đoàn bao bì Huhtamaki.
2 sáng kiến giảm thiểu rác thải tại TP.HCM nhận hỗ trợ từ WasteAid
Nhìn về phía trước
Thông qua cuộc thi Thành phố không rác thải, ông Bảo cho biết đã nhận được nhiều sự hỗ trợ từ ban tổ chức cũng như quỹ Vietnam Silicon Valey (VSV), từ đó có thêm nhiều kinh nghiệm để định vị lại dự án, xác định đối tác, giá trị cốt lõi cũng như kể ra được câu chuyện của dự án một cách hấp dẫn hơn.
Tuy nhiên, trao đổi với TheLEADER, ông Bảo cho biết, là một dự án khởi nghiệp mới bắt đầu hoạt động, VECA vẫn gặp phải rất nhiều khó khăn, trong đó vấn đề lớn nhất là về tài chính cũng như nhân sự.
Gánh nặng tài chính đặc biệt là một bài toán khó khi VECA chưa nhận được sự hỗ trợ tài chính từ các quỹ đầu tư, cũng như đang trong giai đoạn đầu tiên, VECA không tiến hành thu phí đối với người dùng, bao gồm cả người bán phế liệu, người thu gom cho tới chủ vựa ve chai.
Về vấn đề nhân sự, hiện nay VECA chủ yếu được vận hành bởi ông Bảo cùng một người cộng sự là bà Đỗ Thị Minh Trang, với chuyên môn chính là về chiến lược, marketing cũng như sự hiểu biết đối với thị trường ngành phế liệu. Dự án vẫn còn thiếu những nhân sự quản lý về công nghệ và quản lý tài chính, 2 chuyên môn vô cùng quan trọng đối với dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Đứng trước những khó khăn như vậy, ông Bảo cho biết, VECA vẫn sẽ kiên trì mục tiêu trở thành một hệ sinh thái mang tính kết nối, một giải pháp tích cực nhằm thúc đẩy tỷ lệ rác thải được thu gom và phân loại thay vì đổ bỏ ra môi trường.
VECA đặt mục tiêu trong 1 năm tới, ứng dụng sẽ được phủ khắp TP.HCM, giúp giảm được khoảng 3 – 5% lượng rác thải có giá trị bị thải bỏ ra môi trường. Về dài hạn, VECA tập trung phát triển ra các thành phố lớn, thành phố loại 1 trên khắp đất nước như Hà Nội, Đà Nẵng…
Bên cạnh đó, nâng cao quyền lợi và thu nhập của những người thu gom rác thải cũng là điều được dự án VECA hướng tới. Ông Bảo cho biết, mục tiêu của VECA là đảm bảo thu nhập của những người đồng nát, ve chai lên khoảng 500 nghìn đồng mỗi ngày mà không phải tồn công sức “đi rao ngoài đường”.
Nhà sáng lập VECA kỳ vọng, ứng dụng VECA có thể tạo ra một cuộc cách mạng về hình ảnh những người thu gom rác thải phi chính thức, trở nên chuyên nghiệp hơn, tương tự những gì đã xảy ra đối với người hành nghề xe ôm dưới sự xuất hiện của Uber, Grab.
Đồng nát, ve chai, làng nghề tái chế được hưởng lợi từ chính sách EPR
Thúc đẩy ngành công nghiệp nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng cần sự chung tay của nhà nước, nhà trường, nhà khoa học cùng cộng đồng doanh nghiệp.
Quy hoạch hạ tầng sạc công cộng quyết định sự phát triển của doanh nghiệp xe điện, đồng thời mở ra thị trường rộng lớn và bền vững nếu hệ thống điểm sạc thuận tiện.
Việc đưa toà nhà AgriS Building vào vận hành là lời khẳng định mạnh mẽ của AgriS về chiến lược phát triển bền vững với tầm nhìn dài hạn, hiện thực hóa các cam kết xanh, hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2035.
Khi áp lực chuyển đổi sang mô hình phát triển bền vững ngày càng gia tăng, các doanh nghiệp Việt Nam đang chủ động tiếp cận các công nghệ năng lượng xanh nhằm tối ưu hóa chi phí, giảm phát thải và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Với 51,9% thị phần sữa tươi và hai công ty đạt trung hòa carbon, đại diện Tập đoàn TH đã có những chia sẻ đáng chú ý về mô hình kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.
Doanh nghiệp phát hành trái phiếu xanh không chỉ hưởng lợi từ chi phí vốn thấp hơn mà còn gia tăng uy tín và khả năng tiếp cận nhà đầu tư quốc tế.
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã tái sinh mạnh mẽ từ đáy vực nợ nần bằng bản lĩnh, tư duy đổi mới và tinh thần quyết liệt.
Mặc dù chịu tác động từ chính sách thuế quan, chủ tịch Gỗ An Cường vẫn tự tin sẽ hoàn thành các chỉ tiêu đã đặt ra trong năm nhờ chiến lược ứng phó linh hoạt.
Việc MoMo có lãi nhiều khả năng sẽ mở đường cho một đợt IPO sắp tới, khi kỳ lân fintech của Việt Nam đang được định giá khoảng 3 tỷ USD.
Trong khi các ứng dụng gọi xe chi hàng nghìn tỷ đồng, Vinasun không “đốt tiền”, không siêu app, bí quyết nào giúp hãng xe này tồn tại trong thị trường đầy cạnh tranh.
Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư sau gần hai thập kỷ áp dụng đang bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.