Nhân tố góp phần thúc đẩy ngành nông nghiệp Gia Lai
Nutifood xây dựng thành công trang trại bò sữa hàng đầu Việt Nam, góp phần phát triển ngành nông nghiệp tại Gia Lai và các địa phương lân cận.
Việt Nam là một trong số các quốc gia tiên phong luật hóa các mục tiêu, cam kết ngăn chặn và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Việt Nam là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu, với những diễn biến thời tiết cực đoan như bão lũ, hạn hán, xâm nhập mặn hay nắng nóng kéo dài đang dần trở thành ‘bình thường mới”.
Bước vào thập niên mới, cũng là 10 năm cuối cùng tới hạn cho các mục tiêu phát triển bền vững theo Chương trình nghị sự 2030 của Liên hợp quốc, ứng phó với biến đổi khí hậu trở thành nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của quốc gia.
Nhiệm vụ này được thể hiện trong điều 91, 92 và 139 của Luật Bảo vệ môi trường 2020, dự kiến có hiệu lực kể từ 1/1/2022. Hiện tại, dự thảo nghị định hướng dẫn thực thi các nội dung về biến đổi khí hậu đang được Bộ Tài nguyên và môi trường tổ chức lấy ý kiến rộng rãi với các Bộ, ban, ngành, tổ chức, doanh nghiệp và đội ngũ chuyên gia.
Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhận xét, điều này là dấu mốc vô cùng quan trọng để “làm bài bản” mục tiêu ngăn ngừa và thích ứng với biến đổi khí hậu.
3 nội dung chính trong chiến lược chống biến đổi khí hậu
Ông Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và môi trường cho biết, ngăn ngừa và thích ứng với biến đổi khí hậu đang nhận được sự quan tâm của toàn thế giới, như giải pháp duy nhất cho tương lai bền vững và thịnh vượng.
Việt Nam đặt ra mục tiêu giảm thiểu ít nhất 9% phát thải khí nhà kính vào năm 2030, có thể giảm tới 27% với sự hỗ trợ của quốc tế. Trong bối cảnh nền kinh tế còn đang phát triển, doanh nghiệp vẫn phải sử dụng nhiên liệu hóa thạch, sử dụng công nghệ chưa tiên tiến so với thế giới, mục tiêu này không phải có thể dễ dàng thực hiện.
Tuy nhiên, ông Cường nhận định, cái khó của mục tiêu giảm phát thải của Việt Nam thực chất chủ yếu nằm ở vấn đề “doanh nghiệp và người dân chưa quen với việc này”.
Từ tinh thần đó, Bộ Tài nguyên và môi trường đưa ra chiến lược ngăn ngừa và thích ứng với biến đổi khí hậu dựa trên 3 nội dung chính, bao gồm kiểm kê khí thải nhà kính, phát triển thị trường các bon và bảo vệ tầng ô-dôn.
Đối với việc kiểm kê khí thải nhà kính, ông Cường cho biết sẽ thực hiện theo phương pháp quy định của Liên hợp quốc, được Bộ Tài nguyen và môi trường công bố và hướng dẫn. Công tác kiểm kê sẽ tập trung vào nhóm doanh nghiệp nằm ở trong 5 lĩnh vực có lượng phát thải lớn nhất, bao gồm năng lượng; nông nghiệp; xử lý chất thải; công nghiệp; đất đai và lâm nghiệp.
Các doanh nghiệp bắt buộc phải kiểm kê là các doanh nghiệp lớn, có quy mô phát thải hoặc tỷ lệ phát thải trên sản phẩm cao. Danh mục doanh nghiệp kiểm kê khí thải sẽ được Bộ Tài nguyên và môi trường công bố và điều chỉnh hàng năm.
Từ công tác kiếm kê, doanh nghiệp phải đưa ra kế hoạch, lộ trình giảm phát thải. Toàn bộ quá trình này sẽ được thẩm định bởi bên thứ ba có đủ năng lực và được công nhận bởi quốc tế.
Kiểm kê khí thải nhà kính là bước nền tảng để xây dựng thị trường các bon. Theo ông Cường, Việt Nam không lựa chọn đánh thuế các bon để giảm thiểu gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp mà hướng tới việc tạo ra cơ chế giúp doanh nghiệp trao đổi tín chỉ các bon.
Việc phát triển thị trường các bon được tiến hành theo từng giai đoạn, trong đó giai đoạn từ nay đến năm 2026 triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở pháp lý, quy chế. Đến năm 2027 – 2028 bắt đầu triển khai thị trường tín chỉ các bon.
Đại diện Cục Biến đổi khí hậu khẳng định, thị trường các bon là điều vô cùng cần thiết, không chỉ tạo ra cơ chế thị trường để thúc đẩy giảm thiểu phát thải mà còn là cơ hội để doanh nghiệp xây dựng và nâng cao hình ảnh đối với người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Về nội dung bảo vệ tầng ô-dôn, Bộ Tài nguyên và môi trường cũng đưa ra cách tiếp cận theo cam kết của quốc tế về giảm thiểu những khí thải gây hại cho tầng ô-dôn. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực như điện lạnh, chất đốt sẽ thực hiện kế hoạch giảm thiểu theo lộ trình cam kết, nếu không sẽ có chế tài xử phạt.
Các khí thải này sẽ được đưa vào danh mục chất thải nguy hại, đòi hỏi quy trình thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế đáp ứng những yêu cầu khắt khe.
Nutifood xây dựng thành công trang trại bò sữa hàng đầu Việt Nam, góp phần phát triển ngành nông nghiệp tại Gia Lai và các địa phương lân cận.
Hệ thống bán lẻ WinMart/WinMart+/WiN tăng cường dự trữ hàng hóa 20% so với cùng kỳ, không để xảy ra khan hiếm hàng hoặc tăng giá đột biến mùa lễ hội cuối năm.
Người thu gom phế liệu – những chiến binh xanh trong mạng lưới của VietCycle, được tập huấn, trang bị kỹ năng, kiến thức phòng cháy chữa cháy và bình đẳng giới.
Bộ Xây dựng tiến hành kiểm tra dự án từ cuối năm ngoái nhưng gần một năm sau mới ra thông báo về kết luận kiểm tra, trong khi dự án đã có nhiều thay đổi trong thời gian này.
Trục đại lộ Sun Urban City sẽ trở thành biểu tượng kiến trúc, văn hóa và mang đến sức sống kinh doanh thương mại sầm uất cho vùng đất Phủ Lý, Hà Nam.
Startup Stringee của Việt Nam tăng trưởng gấp 10 lần chỉ sau hơn một năm tiến ra thị trường Ấn Độ, ký kết với hơn 100 khách hàng nhờ một công thức đặc biệt.
Giá nhà Việt Nam không ngừng tăng cao, người trẻ ngày càng khó mua nhà, song tỷ lệ sở hữu bất động sản trong nước vẫn cao hàng đầu thế giới.