Áp VAT vào quản lý chung cư có đủ sức kiểm soát ban quản trị?
Quy định mới của cơ quan thuế TP.HCM đã đề cập đến nghĩa vụ thuế của ban quản trị, nhưng còn rất nhiều vấn đề khác trong hoạt động của tổ chức này cần được quy định rõ.
Việc ghi nhận doanh thu từ dự án Vlasta - Sầm Sơn giúp Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú – Invest kết thúc 6 tháng đầu năm 2023 với lợi nhuận sau thuế ở mức 414 tỷ đồng, tăng 50% so với cùng kỳ năm 2022 và bằng 75% kế hoạch cả năm.
Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú – Invest (mã chứng khoán: VPI) cho biết, doanh thu trong 6 tháng đầu năm 2023 đạt hơn 1.520 tỷ đồng, tăng 41% so với cùng kỳ năm trước.
Phần lớn doanh thu được ghi nhận từ hoạt động bán sản phẩm thuộc dự án Vlasta - Sầm Sơn (Thanh Hóa). Dự án này có quy mô khoảng 25,6ha gồm 595 sản phẩm biệt thự, nhà vườn, liền kề và thương mại dịch vụ, với tổng mức đầu tư khoảng 1.380 tỷ đồng.
Ngoài ra, doanh nghiệp ghi nhận 80 tỷ đồng doanh thu từ dự án khu căn hộ dịch vụ Oakwood Residence tại Hà Nội và 60 tỷ đồng từ các dự án khác.
Sau khi ghi giảm các khoản chi phí, lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2023 của Văn Phú – Invest đạt 414 tỷ đồng, tăng 50% so với cùng giai đoạn năm ngoái. Đáng lưu ý, biên lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp đạt 27% tăng nhẹ so với mức 25% được ghi nhận cùng giai đoạn năm trước.
Với kết quả trên, doanh nghiệp đã hoàn thành 75% chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế cả năm, được các cổ đông tham dự cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2023 thông qua.
Theo đại diện doanh nghiệp, việc đạt được thành quả trên là do ban lãnh đạo đã chuẩn bị sớm kịch bản thị trường của năm 2023, tập trung bán hàng từ giữa năm 2022 và thu tiền ghi nhận doanh thu vào 2023.
Tính đến 30/6, tổng tài sản của Văn Phú – Invest ở mức khoảng 11.033 tỷ đồng gần như không thay đổi so với thời điểm đầu năm. Trong đó, giá trị hàng tồn kho ở mức 1.990 tỷ đồng, tăng 3,38% và chiếm tỷ trọng hơn 18% trong cơ cấu tổng tài sản. Tồn kho chủ yếu tập trung ở các dự án gồm Vlasta - Sầm Sơn, The Terra - Bắc Giang, dự án Song Khê – Nội Hoàng… Các dự án này dự kiến mang lại doanh thu khoảng 2.000 tỷ đồng trong năm 2024.
Hiện doanh nghiệp này đang đẩy mạnh hoàn thiện pháp lý dự án The Terra - Thủy Nguyên. Các dự án kể trên sẽ là các dự án gối đầu cho Văn Phú - Invest trong năm 2024 - 2025.
Về quy mô nguồn vốn, nợ phải trả của doanh nghiệp ở mức khoảng 7.103 tỷ đồng tính tới 30/6, giảm 3,18% so với thời điểm đầu năm. Trong đó, giá trị khoản mục người mua trả tiền trước ngắn hạn khoảng 428 tỷ đồng, giảm gần 27% do công ty thực hiện ghi nhận và bàn giao các căn nhà tại dự án Vlasta - Sầm Sơn cho các khách hàng.
Tổng nợ vay của doanh nghiệp ở mức khoảng 4.043 tỷ đồng, tăng 1,94% so với thời điểm đầu năm.
Cụ thể, nợ vay ngắn hạn ở mức khoảng 1.841 tỷ đồng. Trong đó, nợ dài hạn đến hạn trả trong 12 tháng tới (chuyển thành nợ ngắn hạn) của doanh nghiệp khoảng 1.000 tỷ đồng (806 tỷ đồng là khoản nợ của dự án BT Phạm Văn Đồng - Gò Dưa, 200 tỷ đồng còn lại đều là nợ các dự án đang bán hàng).
Nợ vay dài hạn ở mức khoảng 2.202 tỷ đồng - giảm 30,55%, do một phần nợ dài hạn chuyển thành nợ ngắn hạn.
Với những thay đổi về nợ ngắn hạn và dài hạn trên báo cáo tài chính, ban lãnh đạo doanh nghiệp cho biết những yếu tố này liên quan đến nợ đến hạn phải trả và chi phí lãi vay.
Cụ thể, với dự án BT Phạm Văn Đồng – Gò Dưa, ngày 24/6/2023, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 98/2023-QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM, trong đó có giải pháp định hướng triển khai và giao đất đối ứng cho dự án BT đáp ứng được đủ điều kiện pháp lý.
Với định hướng trên, Văn Phú Bắc Ái - doanh nghiệp thực hiện dự án, đã làm việc với các ngân hàng tài trợ cấu trúc lại thời gian khoản vay theo chính sách mới nhất của nhà nước. Do đó, nợ đến hạn của dự án BT Phạm Văn Đồng - Gò Dưa trong 12 tháng tới sẽ được cấu trúc lại thời gian thanh toán cho phù hợp.
Với chi phí lãi vay, một phần nguyên nhân khiến chi phí lãi vay tăng tới từ những biến động lãi suất và tỷ giá diễn ra trong quý 3 và 4/2022, với lãi suất huy động – cho vay liên tục gia tăng khiến chi phí tiếp cận vốn (lãi vay) của doanh nghiệp ở mức cao.
Tiếp theo, tiến độ giao đất dự án BT - Phạm Văn Đồng Gò Dưa không đạt như dự kiến, công ty chủ động trích lập dự phòng chi phí tài chính. Với chiến lược an toàn tài chính, doanh nghiệp chủ động sử dụng dòng tiền thu để giảm nợ và thanh toán các chi phí tài chính liên quan.
Với cơ cấu nợ vay, đại diện doanh nghiệp cho biết, doanh nghiệp lựa chọn giải pháp tài chính khá an toàn trong hoạt động sản xuất - kinh doanh trong năm 2023.
Mới đây, FiinRatings tiếp tục giữ nguyên mức xếp hạng tín nhiệm dài hạn của Văn Phú – Invest ở mức BB+ tại một báo cáo xếp hạng công bố tháng 7/2023. FiinRatings cũng cánh báo bối cảnh thị trường bất động sản vẫn có nhiều biến động và thách thức trong thời gian tới.
Đồng quan điểm với FiinRatings, Văn Phú – Invest cho biết sẽ tập trung nguồn lực giữ vững tiến độ các dự án có tính khả thi cao với biên lợi nhuận tốt, tận dụng cơ hội bán hàng, thu tiền khi các chính sách vĩ mô tác động giúp phục hồi thị trường bất động sản.
Quy định mới của cơ quan thuế TP.HCM đã đề cập đến nghĩa vụ thuế của ban quản trị, nhưng còn rất nhiều vấn đề khác trong hoạt động của tổ chức này cần được quy định rõ.
Nghị định 75 ban hành kịp thời được kỳ vọng sẽ tháo gỡ vướng mắc cho hàng loạt dự án nhà ở thương mại chưa thể thực hiện do không có đất ở.
Nở rộ nhưng theo bà Hoàng Nguyệt Minh, Giám đốc cấp cao bộ phận cho thuê thương mại Savills Hà Nội, không dễ để các shophouse có thể kinh doanh thành công và mang lại lợi nhuận như kỳ vọng.
Cả nguồn cung và nguồn cầu hiện đang thúc đẩy giá bất động sản tiếp tục tăng.
Giá chung cư tăng vọt khiến dòng tiền chảy mạnh về các tỉnh lẻ sau thông tin sáp nhập, nhưng xu hướng này cũng đang được nhiều chuyên gia lên tiếng cảnh báo rủi ro.
Chính phủ Việt Nam đề nghị phía Hoa Kỳ tạm hoãn áp thuế đối ứng đối với Việt Nam để đàm phán, với tinh thần đảm bảo công bằng, cả hai cùng có lợi.
Menas vừa ký kết hợp tác chiến lược với Keppel trong việc phát triển hệ sinh thái tiện ích tại các dự án bất động sản của Keppel tại Việt Nam, khởi đầu với dự án Celesta City tại Nam Sài Gòn.
UOB Việt Nam đã tài trợ 19 dự án tài chính xanh trong các lĩnh vực năng lượng tái tạo, sản xuất, nông nghiệp và thủy sản bền vững.
Đột phá công nghệ, cách mạng hóa sản xuất linh kiện ô tô và điện tử qua vật liệu tiên tiến, tự động hóa thông minh và chuỗi cung ứng bền vững.
Dẫn đầu xu thế giảm phát thải hướng tới phát triển bền vững, Netzero vào năm 2050 theo định hướng của Chính phủ, kể từ năm 2018, tập đoàn TH đã tiên phong triển khai bước đầu tiên là kiểm kê khí nhà kính, tiếp theo là các hành động mạnh mẽ chuyển đổi xanh.
Việt Nam đã chủ động giảm thuế nhiều loại hàng hóa nhập khẩu để hướng tới cân bằng thương mại với Hoa Kỳ và các đối tác lớn trên tinh thần cùng phát triển.
Dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức sẽ được chuyển tài liệu vụ việc đến Bộ Công an do có dấu hiệu vi phạm, gây hậu quả nghiêm trọng.