Bất động sản
VARs: Bất động sản nghỉ dưỡng tiếp tục ảm đạm trong 2024
Hội Môi giới bất động sản Việt Nam dự báo, bất động sản nghỉ dưỡng sẽ tiếp tục gặp khó khăn kéo dài, chưa thể sớm phục hồi.
Mặc dù, đã nhen nhóm cơ hội “tái sinh” nhờ Nghị định 10/2023/CP-NĐ, song bất động sản nghỉ dưỡng vẫn là phân khúc trầm lắng nhất của thị trường bất động sản. Đến thời điểm hiện tại, bất động sản nghỉ dưỡng vẫn rơi vào những “cú trượt dài”, chưa thể khởi sắc.
Theo số liệu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARs), trong năm 2023, có khoảng 3.165 sản phẩm bất động sản du lịch – nghỉ dưỡng mới, giảm hơn 80% so với năm 2022. Nhiều dự án liên tục hoãn, dời thời gian bán hàng do bối cảnh thị trường không thuận lợi.
Không chỉ về nguồn cung, giao dịch trên thị trường cũng tiếp tục ảm đạm. Toàn thị trường chỉ ghi nhận 726 sản phẩm bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng được giao dịch thành công trong năm 2023.
Lý giải nguyên nhân của thực trạng này, bà Phạm Thị Miền, Phó trưởng Ban Nghiên cứu thị trường và tư vấn xúc tiến đầu tư VARS cho rằng, sự phục hồi của bất động sản nghỉ dưỡng vẫn còn nhiều khó khăn do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như pháp lý, thủ tục hành chính và khơi thông nguồn vốn.
Hàng loạt dự án lớn đang gặp vướng mắc về pháp lý nên chưa thể ra hàng. Giá bất động sản nghỉ dưỡng vẫn ở mức cao, không có xu hướng giảm. Hàng tồn kho của các chủ đầu tư trên thị trường chủ yếu là sản phẩm cao cấp, giá trị lớn, phải cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm cắt lỗ từ các nhà đầu tư mua trước đó.
Trong khi đó, niềm tin của khách hàng chưa trở lại. Phần lớn nhà đầu tư vẫn đang lựa chọn quay lưng với phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng do lo ngại pháp lý và khả năng kinh doanh thu hồi lợi nhuận trong bối cảnh ngành du lịch vẫn còn nhiều thách thức.
Thực tế thời gian vừa qua cũng cho thấy, hoạt động kinh doanh khách sạn, khu nghỉ dưỡng vẫn còn rất nhiều khó khăn.
Nhiều giải pháp nhằm giữ chân, thu hút khách du lịch đã được áp dụng. Tuy nhiên, các biện pháp kích cầu này cần thời gian “ngấm” chính sách, cùng sự phối hợp của chính quyền địa phương, các ngành nghề để thúc đẩy lực cầu.
Theo dữ liệu từ Tổng cục Thống kê, tính chung cả năm 2023, du lịch Việt Nam đón được 12,6 triệu lượt khách quốc tế. Con số này gấp 3,4 lần năm 2022, nhưng vẫn còn thấp hơn rất nhiều so với mốc trước đại dịch Covid-19.
Trong khi đó, phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng có liên quan chặt chẽ đến thị trường du lịch. Sự liên kết chặt chẽ giữa 2 lĩnh vực này mang đến những tiềm năng lớn bất động sản nghỉ dưỡng khi tận dụng đà tăng trưởng về nhu cầu du lịch bao gồm khách nội địa và quốc tế.
Sang năm 2024, bà Miền dự báo, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng sẽ tiếp tục gặp những khó khăn, thách thức rất lớn. Xu hướng đóng băng sẽ tiếp tục tiếp diễn, cả nguồn cung và thanh khoản đều chưa thể phục hồi.
Về nguồn cung, thị trường có cơ hội để cải thiện về nguồn cung nhưng không nhiều. Nguồn cung toàn thị trường dự kiến chỉ tăng khoảng 20% so với năm 2023.
Trong đó, phân khúc căn hộ biển sẽ là điểm nhấn của bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng năm 2024 do vừa đáp ứng nhu cầu về tính sở hữu, có sổ đỏ lâu dài, vừa có thể khai thác cho thuê, tạo dòng tiền.
Nguồn cung sẽ chủ yếu đến từ phân khúc căn hộ du lịch ở các dự án quy mô lớn, dự kiến chiếm ít nhất 60% thị phần.
Trong bối cảnh đó, lực cầu đầu tư sẽ phục hồi nhưng với tốc độ chậm. Giao dịch tiếp tục trầm lắng và vẫn còn khoảng cách rất xa so với trước dịch Covid-19. Hội Môi giới dự báo lượng giao dịch bất động sản nghỉ dưỡng sẽ chỉ có thể tăng khoảng 30% so với năm 2023.
Ông Nguyễn Chí Thanh, Phó chủ tịch thường trực VARs cũng nhìn nhận, bất động sản nghỉ dưỡng năm 2024 nhiều khả năng vẫn gặp nhiều khó khăn, thách thức.
Để hồi phục thị trường này, theo ông Thanh, bên cạnh các giải pháp tháo gỡ điểm nghẽn pháp lý, Chính phủ cần đặc biệt quan tâm, nghiên cứu các cơ chế, chính sách phát triển đồng bộ các ngành nghề, lĩnh vực liên quan như du lịch, dịch vụ.
Thị trường du lịch phát triển mạnh mẽ mới có thể đảm bảo cho bất động sản nghỉ dưỡng có nền tảng vững chắc để phát triển sâu về “chất”. Đây là mấu chốt quan trọng giúp lấy lại niềm tin của khách hàng/nhà đầu tư trong phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng, ông Thanh nhấn mạnh.
Bất động sản nghỉ dưỡng khó trăm bề
Bất động sản nghỉ dưỡng khó trăm bề
Các dự án bất động sản nghỉ dưỡng đang đối diện với hàng loạt thách thức nan giải trên mọi mặt, từ thủ tục pháp lý, đầu tư xây dựng, mở bán dự án đến quản lý vận hành.
Bất động sản nghỉ dưỡng chìm trong khó khăn
Niềm tin của nhà đầu tư vẫn chưa quay trở lại phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng.
Nỗi đau của nhà đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng
Hơn một nửa số lượng bất động sản nghỉ dưỡng đã bàn giao cho người mua nhưng chưa được đưa vào vận hành khai thác kinh doanh.
Sai lầm trong đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng Phú Quốc
Savills cảnh báo nhiều chủ đầu tư đã gia nhập thị trường một cách vội vàng, thiếu sự cân nhắc thấu đáo trong quá trình hoạch định và triển khai dự án.
Ông Hoàng Nam Tiến: Lãnh đạo tương lai phải làm chủ AI
Ông Hoàng Nam Tiến tin rằng, trong thời đại trí tuệ nhân tạo (AI), nếu thế hệ sinh viên không khai phá tiềm năng sẽ dễ dàng rơi vào nhóm 90% người bình thường.
Giới trẻ tặng nhau sữa trái cây Mãng Cầu cho ngày mới đầy năng lượng
Không chỉ là thức uống thơm ngon, dinh dưỡng, mỗi chai nước uống sữa trái cây mãng cầu còn là món quà ý nghĩa mà giới trẻ dành tặng nhau, thể hiện sự quan tâm và sẻ chia nguồn năng lượng tích cực.
Giá xăng giảm gần 400 đồng mỗi lít từ chiều 31/10
Giá xăng dầu được điều chỉnh tăng giảm đan xen vào chiều 31/10. Tuy nhiên, so với đầu tháng 10, giá xăng hiện tại vẫn tăng khoảng 700 đồng.
Thụy Sĩ muốn đồng hành cùng Việt Nam phát triền bền vững
Doanh nghiệp Thụy Sĩ đang hiện diện tại Việt Nam với nhiều đóng góp cho tiến trình hướng đến phát triển bền vững.
VinFast hợp tác FGF hỗ trợ khách thu cũ xe xăng, đổi ô tô điện
VinFast và đối tác FGF hợp tác triển khai chương trình “Thu cũ - Đổi mới” đặc biệt kể từ ngày 1/11/2024 nhằm hỗ trợ mạnh mẽ tiến trình chuyển đổi xanh.
Sức hút của nhà ở vừa túi tiền Bình Dương
Các dự án nhà ở vừa túi tiền vùng ven TP. HCM đang cho thấy sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với cả người mua ở thực và nhà đầu tư.
Tín chỉ carbon chờ pháp lý
Tín chỉ carbon đang được một số đơn vị bán cho nước ngoài nhưng còn nhiều vướng mắc, cần khung pháp lý để đảm bảo thông thoáng.