VASEP cầu cứu Bộ Nông nghiệp giải phóng các container cá ngừ dồn ứ tại cảng
Minh Nhật
Thứ ba, 05/03/2019 - 16:05
Gần đây, doanh nghiệp liên tục phản ánh về tình trạng nhiều container cá ngừ đang ùn ứ tại cảng mà chưa được giải phóng, chí phí lưu kho bãi tăng vọt, hoạt động sản xuất bị ảnh hưởng.
Nhiều container cá ngừ nguyên liệu tại cảng chưa được thông quan
Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP), đầu tháng 3, hoạt động sản xuất, xuất khẩu của các doanh nghiệp cá ngừ đang tiếp tục đảo lộn do những lô hàng nhập vẫn còn nằm tại cảng, chưa về được nhà máy vì không được kiểm dịch để thông quan theo quy định của Thông tư số 36 về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản của Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn.
Theo các doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ, nguyên nhân là do doanh nghiệp nhận thông tin về Thông tư quá trễ.
Cụ thể, Thông tư 36 có hiệu lực kể từ 10/2/2019 nhưng cả VASEP và doanh nghiệp đều chỉ được biết trong khoảng 11-15/2. Trong đó, chỉ một vài doanh nghiệp có nhận được qua email của Chi cục thú y ngày 3-4/2. Hai cuộc họp phổ biến Thông tư 36 của Cục Thú y cũng mới được tổ chức vào sau ngày thông tư này đã có hiệu lực.
Trong khi đó, các doanh nghiệp đều ký hợp đồng mua nguyên liệu từ trước đó, thậm chí nhiều tháng trước thời điểm thông tư có hiệu lực. Các container cá được vận chuyển liên tục về Việt Nam với thời gian vận chuyển mất từ 2-5 tuần tùy nơi xuất phát và quá trình giao hàng. Khi Thông tư 36 có hiệu lực, hầu hết container đã xuất bến về Việt Nam đều chưa cập nhật được các quy định mới nên các doanh nghiệp không kịp để chuẩn bị các điều kiện tuân thủ.
VASEP cho biết, các lô nguyên liệu cá ngừ khai thác nhập khẩu gián tiếp qua cảng trung chuyển hiện sẽ không thể đáp ứng được yêu cầu tại điểm G, Khoản 2, Điều 1 của Thông tư 36/2018.
Do đa số các cảng trung chuyển của các quốc gia, vùng lãnh thổ đều từ chối cấp giấy xác nhận theo yêu cầu của Cục thú y như Đài Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản…
Hơn nữa, một số ít quốc gia đồng ý cấp giấy xác nhận (cụ thể là Thái Lan, Phillipines). Tuy nhiên, các Giấy xác nhận này đều theo mẫu Giấy xác nhận của các quốc gia này nên thông tin trên Giấy xác nhận chuyển tải không thể có đầy đủ như điểm G, Khoản 2, Điều 1 của Thông tư 36/2018 yêu cầu. Thậm chí, trên giấy xác nhận của Thái Lan, tên của cơ quan công quyền chỉ được ghi bằng tiếng Thái. Do đó, cơ quan Thú y của Việt Nam cũng không chấp nhận các giấy xác nhận này khiến các lô hàng được cấp giấy xác nhận vẫn bị ách tắc tại cảng.
Quy định tại điểm G, Khoản 2, Điều 1 là các lô hàng thủy sản nhập khẩu gián tiếp từ tàu đánh bắt hải sản nước ngoài chuyển tải tại các cảng trung chuyển của nước ngoài về Việt Nam thì phải cung cấp kèm theo lô hàng 'Bản sao giấy xác nhận do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia nơi có cảng trung chuyển cấp (có xác nhận của doanh nghiệp).
Nội dung giấy xác nhận thể hiện các thông tin: tên; số đăng ký, quốc gia treo cờ của tàu đánh bắt và tàu vận chuyển; tên loại sản phẩm thủy sản, số lượng, thời gian bốc dỡ, địa điểm bốc dỡ, điều kiện lưu giữ sản phẩm, sản phẩm thủy sản được giữ nguyên trạng, không trải qua các công đoạn nào khác ngoài hoạt động bốc dỡ'.
Trước đó, trong 4 tháng cuối năm 2018, VASEP và các doanh nghiệp ngành cá ngừ Việt Nam đã có báo cáo và góp ý xây dựng, thông tin thực tế cho Dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư 36, bao gồm việc Dự thảo quy định nội dung tại điểm G, Khoản 2, Điều 1 là rất khó khăn trong thực tế, trong khi các nội dung này đã có trong Giấy chứng nhận Thuyền trưởng.
Trước tình trạng nhiều container cá ngừ nhập khẩu gián tiếp qua cảng trung chuyển bị ách tắc, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị tác động, VASEP đã gửi Công văn khẩn thiết đề nghị Bộ trưởng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn xem xét, chỉ đạo tạo điều kiện giải phóng cho các lô hàng đã ký hợp đồng và xuất bến trong nửa đầu tháng 2/2019.
EU là thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, chiếm 24,7% tổng xuất khẩu tôm của Việt Nam đi các thị trường. Xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường này tính tới tháng 9 năm nay đạt 648,4 triệu USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2017.
EU khuyến cáo có thể “giơ thẻ vàng” về khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) sau khi có báo cáo đánh giá của đoàn công tác tại Việt Nam.
Ngày 13/9, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) ra thông cáo phản đối mức thuế mà Mỹ áp dụng đối với sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh từ Việt Nam.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.