M&A lĩnh vực giáo dục sẽ sôi động ở Việt Nam
Dự báo của Merger Market về các giao dịch M&A của Topica, TTC Edu và ILA Vietnam trong nửa cuối năm 2017
Năm 2016 nhà máy sản xuất điện thoại của Microsoft tại Bắc Ninh có trên 13.000 lao động. Sau khi hợp nhất với FIH Mobile thuộc Tập đoàn Hồng Hải (Foxconn) đổi tên thành Công ty trách nhiệm hữu hạn Fushan Technology Việt Nam, hiện nhân sự chỉ còn trên 3.000.
Theo nguồn tin từ Cổng Thông tin điện tử Bắc Ninh, báo cáo lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh tại chuyến làm việc ngày 9/8, đại diện Công ty TNHH Fushan Technology Việt Nam (thuộc Tập đoàn Hồng Hải Foxconn, chuyên sản xuất điện thoại di động có địa chỉ tại Khu công nghiệp VSIP Bắc Ninh) cho hay: trước khi có tên gọi như hiện nay, công ty này đã trải qua 2 lần chuyển giao chủ sở hữu.
Đầu tiên là Công ty TNHH Nokia Việt Nam, đến tháng 4/2014 đã hợp nhất với Microsoft đổi tên thành Công ty TNHH Microsoft Mobile Việt Nam.
Tới tháng 12/2016, công ty tiếp tục đổi tên thành Công ty TNHH Fushan Technology Việt Nam (đây là kết quả của thương vụ Microsoft Mobile Việt Nam bán lại nhà máy cho FIH Mobile, thuộc Tập đoàn Công nghệ Hồng Hải/Foxconn và HMD Global, Oy).
Qua 4 năm hoạt động, tại thời điểm cao điểm như năm 2016, công ty có trên 13.000 lao động, sản xuất được hơn 95,7 triệu sản phẩm, doanh thu đạt hơn 2.500 tỷ đồng và nộp ngân sách nhà nước hơn 35 tỷ đồng.
Năm 2017, sau khi hợp nhất với FIH Mobile thành Công ty TNHH Fushan Technology Việt Nam, hiện công ty có trên 3.000 công nhân, sản phẩm chính vẫn là sản xuất dòng điện thoại phổ thông với khoảng 50 triệu sản phẩm. Doanh thu dự kiến đạt hơn 1.200 tỷ đồng, nộp ngân sách gần 26 tỷ đồng.
Trực tiếp tham quan dây chuyền sản xuất, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Tử Quỳnh đánh giá cao những nỗ lực của công ty trong việc tái cơ cấu lại hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời ghi nhận, chia sẻ những khó khăn của công ty mặc dù trải qua 2 lần chuyển giao nhưng vẫn ổn định sản xuất, bảo đảm quyền lợi cho người lao động.
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh khẳng định trong quá trình sản xuất kinh doanh nếu gặp khó khăn, vướng mắc, lãnh đạo công ty có thể gọi điện trực tiếp cho chủ tịch tỉnh để được giải quyết kịp thời.
Dự báo của Merger Market về các giao dịch M&A của Topica, TTC Edu và ILA Vietnam trong nửa cuối năm 2017
Hàng loạt dự án bất động sản lớn ở Việt Nam trong tầm ngắm của các tập đoàn đầu tư nước ngoài...
Phần lớn các cuộc thâu tóm thương hiệu Việt của nhà đầu tư nước ngoài thời gian gần đây đều đến từ Thái Lan, Singapore và Trung Quốc.
Theo quy hoạch tổng thể đã được Thủ tướng phê duyệt, khu kinh tế Vân Đồn sẽ trở thành một trong những vùng động lực phát triển kinh tế của Việt Nam, nằm trong nhóm dẫn đầu về thành phố đáng sống của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BT được ký trước ngày 1/1/2018 chưa hoàn thành việc thanh toán sẽ tiếp tục được thực hiện thanh toán theo nội dung hợp đồng đã ký kết.
Theo tiết lộ của lãnh đạo Tập đoàn Nguyễn Hoàng, ngoài Quảng Ngãi, sắp tới sẽ tiếp tục xây dựng thêm nhiều Thành phố giáo dục quốc tế ở các thành phố khác tại Việt Nam.
Chỉ mất hơn hai năm để hoàn thành một sân bay hiện đại khiến các chuyên gia cũng phải thốt lên rằng "tư nhân làm cái gì ... cũng nhanh".
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2018 ước tính các dự án FDI đã giải ngân 19,1 tỷ USD, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2017.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.