Định hướng mới của Hội An trong thu hút khách du lịch
Trong bối cảnh khó khăn của ngành du lịch, Hội An luôn tự làm mới mình để phù hợp với hoàn cảnh mới và chuẩn bị mọi điều kiện sẵn sàng đón du khách quay trở lại.
Mô hình đặt cọc – hoàn trả được thí điểm tại TP. Hội An với kỳ vọng xây dựng thương hiệu du lịch cho Hội An là thành phố văn minh và thân thiện với môi trường.
Là thương cảng nhộn nhịp bậc nhất khu vực vào thế kỷ XVI – XVII, sau hàng trăm năm, Hội An vẫn giữ nguyên được vẻ đẹp cổ kính với những khu phố cổ, nhà thờ tổ, đình chùa, đền miếu. Nhờ vậy, Hội An trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn hàng đầu Việt Nam đối với cả du khách trong và ngoài nước.
Đón lượng khách du lịch tăng đều qua các năm, Hội An phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng lên cơ sở hạ tầng. Trong đó, thực trạng rác thải phát sinh nhanh chóng làm ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của người dân cũng như hình ảnh Hội An trong mắt du khách.
Ý thức được thực trạng này, TP. Hội An lựa chọn du lịch xanh, tuần hoàn, có trách nhiệm với môi trường là hướng đi mới để phát triển bền vững ngành du lịch. Ngay từ sau khi khởi động trở lại các hoạt động du lịch hậu Covid-19, một loạt chương trình, dự án đã được TP. Hội An triển khai với tầm nhìn và định hướng này.
Trong đó phải kể đến Khung kế hoạch doanh nghiệp giảm rác thải hướng tới Hội An – điểm đến xanh giai đoạn 2021 – 2023, được ký kết giữa chính quyền thành phố Hội An, Hiệp hội Du lịch tỉnh Quảng Nam, Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) và Trung tâm Hỗ trợ phát triển xanh (GreenHub).
Cùng sự tham gia của 36 doanh nghiệp địa phương, khung kế hoạch được thiết kế dựa trên quan điểm về kinh tế tuần hoàn, ưu tiên những giải pháp như từ chối sản phẩm không thân thiện với môi trường; tiết giảm sử dụng khi không cần thiết; tái sử dụng và tái chế tối đa để kéo dài vòng đời sản phẩm.
Tiếp nối những hoạt động kinh doanh, cung ứng dịch vụ hướng đến du lịch xanh theo mô hình kinh tế tuần hoàn, dự án Doanh nghiệp phố cổ nói không với rác thải nhựa dùng một lần đã được triển khai thí điểm.
Trong dự án này, 5 doanh nghiệp kinh doanh tại Hội An sẽ triển khai giải pháp kinh tế tuần hoàn nhằm hạn chế rác thải nhựa dùng một lần, dưới sự tư vấn và hỗ trợ của tổ chức Pacific Environment; Liên minh Không rác Việt Nam (VZWA); Công ty TBC Ball Việt Nam và Công ty CP Giải pháp đô thị sinh thái (VAP) Hội An.
Dự án được tiến hành theo hình thức đặt cọc – hoàn trả. Cụ thể, một số quán cà phê, nhà hàng quen thuộc với du khách như quán trà thảo mộc Mót; nhà hàng Vĩnh Hưng, quán cà phê Faifo, cửa hàng 92 Trần Phú và quán cà phê rang xay 135 Trần Phú sẽ được hỗ trợ ly, cốc làm bằng thép không gỉ hoặc inox cách nhiệt, có thể tái sử dụng nhiều lần. Giá mỗi chiếc cốc khoảng 40.000 – 80.000 đồng.
Trong giai đoạn đầu của dự án, việc đặt cọc – hoàn trả sẽ được thực hiện ở ngay các nhà hàng, quán cà phê. Ở những giai đoạn tiếp theo, các trạm thu hồi được thiết lập ở vị trí cách nhà hàng, quán cà phê thí điểm khoảng 100m, tương đương 5 – 7 phút đi bộ. Sau khi được hoàn trả lại, những chiếc cốc kim loại sẽ được làm sạch, khử trùng trước khi tiếp tục phục vụ khách hàng.
Những cơ sở tham gia vào dự án được đưa vào bản đồ sinh thái của TP. Hội An để du khách nhận biết là những điểm đến, nơi cung ứng dịch vụ thân thiện và có trách nhiệm với môi trường.
Trong bối cảnh khó khăn của ngành du lịch, Hội An luôn tự làm mới mình để phù hợp với hoàn cảnh mới và chuẩn bị mọi điều kiện sẵn sàng đón du khách quay trở lại.
Lựa chọn dự án chất lượng của chủ đầu tư, đơn vị quản lý vận hành uy tín, tránh sử dụng đòn bảy tài chính lớn và quyết định đầu tư dài hạn là bốn lưu ý cần quan tâm khi đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng Hội An.
Theo ông Vương Đình Mạnh, Tổng giám đốc La Siesta Hội An Resort&Spa, với quy mô hơn 100 phòng nghỉ cao cấp, nếu sử dụng túi ni lông thay vì túi vải như hiện nay, La Siesta Hội An có thể thải ra môi trường hàng tấn rác thải ni lông.
Giảm thiểu rác thải nhựa, thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn là hướng đi được chính quyền và cộng đồng doanh nghiệp du lịch Hội An lựa chọn để phục hồi và phát triển bền vững ngành du lịch hậu Covid-19.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Từ năm 2022 đến nay, Tập đoàn TH đã góp phần quan trọng vào chuỗi hoạt động trao tặng hơn 200.000 bếp cho bà con nông dân các tỉnh thành trong cả nước; tương đương góp phần giảm 400.000 tấn khí CO2.
Ngành hàng hải đối diện với bài toán chuyển đổi xanh để đáp ứng yêu cầu của đối tác cũng như quy định pháp lý của thị trường quốc tế.
Với thông điệp "Tắt sống nhanh - Bật sống xanh", chiến dịch Tắt đèn Bật ý tưởng 2025 đã chính thức quay trở lại để tiếp tục hành trình bảo vệ môi trường.
Điện phân nhôm Đắk Nông, dự án sản xuất nhôm kim loại đầu tiên của Việt Nam với hàng loạt ưu đãi đang nhen hy vọng về đích trong năm tới, sau 10 năm chờ đợi tháo gỡ.
Taseco Land mở rộng đầu tư bất động sản công nghiệp trong bối cảnh lĩnh vực này tiếp tục được dự báo có nhiều tiềm năng tăng trưởng.
TP.HCM lần đầu tiên đưa triển lãm số vào hội chợ xuất khẩu, mở rộng cơ hội kết nối giao thương cho doanh nghiệp trên nền tảng số Arobid.
AI không còn là lựa chọn mà đã trở thành xu thế tất yếu, những doanh nghiệp và người lao động không bắt kịp công nghệ sẽ bị bỏ lại phía sau.
ASUS lên kế hoạch hợp tác với nhiều đại lý phân phối để mở rộng mô hình cửa hàng trải nghiệm trên toàn quốc nhằm gia tăng trải nghiệm mua sắm cho khách hàng.
Chỉ sau hơn 10 ngày, kể từ 10/03 khi Vinhomes chính thức ra mắt đại đô thị Vinhomes Wonder City Đan Phượng, 90% bảng hàng tại phân khu Hừng Đông đã có thanh khoản.
Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ chính là chìa khoá giúp bất động sản công nghiệp Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh mẽ.