Vì sao BIDV, Vietcombank và Vietinbank tăng trích lập dự phòng?

Trần Anh Chủ nhật, 08/08/2021 - 17:01

Cả 3 ngân hàng nhà nước nắm cổ phần chi phối đang niêm yết là Vietinbank, Vietcombank và BIDV đều ghi nhận tăng mạnh trích lập dự phòng trong quý vừa qua, bất chấp điều này khiến lợi nhuận các ngân hàng giảm mạnh.

Cuối quý 1/2021, khi ngành ngân hàng đồng loạt báo lãi đậm, Thống đốc NHNN lên tiếng cảnh báo các ngân hàng không đánh đổi lợi nhuận lấy rủi ro, và điều này đã được thể hiện rõ nét trong báo cáo quý 2 của các ngân hàng quốc doanh.

Cả 3 ngân hàng quốc doanh niêm yết là Vietinbank, Vietcombank và BIDV đều ghi nhận tăng mạnh trích lập dự phòng trong quý vừa qua, bất chấp điều này khiến lợi nhuận các ngân hàng giảm mạnh.

Sự thay đổi lớn nhất đến từ Vietinbank. Ngân hàng này báo lãi kỷ lục hơn 8.000 tỷ đồng trong quý 1 nhưng chỉ còn gần 2.800 tỷ đồng trong quý 2, giảm tới 38% so với cùng kỳ năm trước. Con số này thấp hơn so với dự kiến trước đó, tại hội nghị sơ kết hoạt động kinh doanh 6 tháng, lãnh đạo ngân hàng cho biết ước tính lợi nhuận quý 2 khoảng 5.000 tỷ đồng.

Nguyên nhân lợi nhuận quý 2 sụt giảm khá mạnh chủ yếu do chi phí dự phòng tăng vọt. Chi phí dự phòng rủi ro trong quý 2 đã tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước, ở mức 7.100 tỷ đồng. Chi phí dự phòng rủi ro trong nửa đầu năm 2021 đạt gần 8.500 tỷ đồng, tăng 28%.

Đại diện ngân hàng cho hay, số tiền được VietinBank thực hiện trích lập vào cuối quý 2/2021 đã vượt trên nhiều so với mức quy định cho cả năm 2021, nhằm gia tăng quỹ dự phòng rủi ro, nâng cao tỷ lệ bao phủ nợ xấu đi đôi với việc kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, từ đó tạo sự chủ động thực hiện kế hoạch kinh doanh trước bối cảnh môi trường kinh doanh khó khăn và tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Tương tự tại Vietcombank, ngân hàng cũng ghi nhận chi phí dự phòng hơn 3.226 tỷ đồng trong quý 2, tăng 74%, kéo lợi nhuận trước thuế giảm 16%, còn 4.716 tỷ đồng.

Sau 6 tháng đầu năm 2021, chi phí dự phòng rủi ro của ngân hàng đã tăng 37,2% so với cùng kỳ lên 5.500 tỷ đồng. Tỷ lệ bao nợ xấu của Vietcombank lên tới 350%, mức cao nhất toàn hệ thống ngân hàng.

Tại phiên họp thường niên 2021, lãnh đạo Vietcombank từng chia sẻ ngân hàng sẽ chủ động trích lập dự phòng toàn bộ nợ tái cơ cấu trong năm nay mà không cần giãn 3 năm theo Thông tư 03 của Ngân hàng Nhà nước.

Việc trích lập dự phòng cao khiến lợi nhuận ngân hàng tăng trưởng chậm lại. Lũy kế 6 tháng, ngân hàng ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 13.000 tỷ đồng, tăng 22%.

BIDV cũng là ngân hàng đẩy mạnh trích lập trong quý vừa qua khi chi phí dự phòng tăng 90%, ở mức 8.251 tỷ đồng. Trong 2 năm gần đây, BIDV đang tích cực trích lập dự phòng và xử lý tài sản xấu trong quá khứ. Cụ thể, BIDV đã đưa tỷ lệ bao phủ nợ xấu vượt 100% từ cuối quý 1 và tiếp tục nâng lên 130% vào cuối quý 2, ngang bằng VietinBank.

Mặc dù vậy, điểm khác biệt của BIDV so với Vietinbank và Vietcombank là dù trích lập dự phòng nhiều, ngân hàng vẫn báo lãi lớn. Lợi nhuận trước thuế quý 2 của BIDV vẫn tăng 86%, đạt 4.726 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng, ngân hàng báo lãi trước thuế hơn 8.100 tỷ đồng.

Thông tư 11 không thay đổi đáng kể hoạt động quản lý rủi ro ngân hàng

Thông tư 11 không thay đổi đáng kể hoạt động quản lý rủi ro ngân hàng

Tài chính -  3 năm
Nhóm phân tích của SSI nhận định, hầu hết các ngân hàng lớn hiện nay dường như đã phân loại dư nợ và trích lập dự phòng theo tháng. Vì vậy, Thông tư mới đóng vai trò là một văn bản để đảm bảo cho cả ngành áp dụng các tiêu chuẩn giống nhau, chứ không làm thay đổi đáng kể hoạt động rủi ro tại các ngân hàng.
Thông tư 11 không thay đổi đáng kể hoạt động quản lý rủi ro ngân hàng

Thông tư 11 không thay đổi đáng kể hoạt động quản lý rủi ro ngân hàng

Tài chính -  3 năm
Nhóm phân tích của SSI nhận định, hầu hết các ngân hàng lớn hiện nay dường như đã phân loại dư nợ và trích lập dự phòng theo tháng. Vì vậy, Thông tư mới đóng vai trò là một văn bản để đảm bảo cho cả ngành áp dụng các tiêu chuẩn giống nhau, chứ không làm thay đổi đáng kể hoạt động rủi ro tại các ngân hàng.
Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững

Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững

Leader talk -  13 phút

Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.

Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park

Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park

Bất động sản -  20 phút

Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.

PV Gas theo đuổi các dự án khí tại Bắc Bộ

PV Gas theo đuổi các dự án khí tại Bắc Bộ

Doanh nghiệp -  22 phút

PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.

Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện

Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện

Bất động sản -  1 giờ

Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực

LPBank dẫn đầu trong thanh toán quốc tế với giải thưởng từ JPMorgan Chase

LPBank dẫn đầu trong thanh toán quốc tế với giải thưởng từ JPMorgan Chase

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

LPBank nhận giải "Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc" từ JPMorgan Chase, khẳng định vị thế dẫn đầu thanh toán quốc tế với giao dịch USD 3 năm liền (2022-2024).

Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng chuẩn bị đi vào hoạt động

Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng chuẩn bị đi vào hoạt động

Doanh nghiệp -  2 giờ

Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng đặt tại Quảng Ninh có công suất 120.000 xe/năm, sẽ đi vào chạy thử từ cuối năm 2024 và vận hành thương mại từ đầu năm 2025.

Vinhomes mua vào 247 triệu cổ phiếu quỹ

Vinhomes mua vào 247 triệu cổ phiếu quỹ

Tài chính -  2 giờ

Ước tính Vinhomes đã chi gần 10.500 tỷ đồng cho gần 247 triệu cổ phiếu quỹ kể trên nếu tính giá trị giao dịch mỗi phiên theo giá đóng cửa.