Phát triển bền vững

Vì sao chính sách quản lý chất thải chưa hiệu quả?

Hoàng Đông Thứ sáu, 02/06/2023 - 14:51

Theo chuyên gia, nhiều chính sách được ban hành để quản lý hiệu quả chất thải rắn, chất thải nhựa nhưng chưa đạt được hiệu quả cao do mới chỉ có tính bao quát, chưa tạo ra động lực thúc đẩy các giải pháp, sáng kiến mới.

Đảm nhiệm công tác thu gom, xử lý chất thải trên địa bàn thành phố Hà Nội, những năm gần đây, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (URENCO) đang triển khai những giải pháp theo cách tiếp cận mới trong quản lý rác thải theo triết lý của mô hình kinh tế tuần hoàn.

Cụ thể, từ tháng 8/2020, URENCO kết hợp với một số doanh nghiệp như Nestlé, Unilever… triển khai chương trình đổi rác lấy quà. Chương trình được duy trì thực hiện trong suốt thời gian Covid-19 gây nhiều áp lực, tính đến nay đã thu gom được khoảng 6 tấn phế liệu mỗi ngày, bao gồm 2 tấn phế liệu nhựa.

Bên cạnh đó, URENCO cũng liên doanh với doanh nghiệp nước ngoài đầu tư xây dựng nhà máy tái chế nhựa PET. Dự kiến đi vào hoạt động từ năm 2025, ông Phạm Văn Đức, Phó tổng giám đốc URENCO, khẳng định, nhựa tái sinh đầu ra có đủ tiêu chuẩn để phục vụ cho thị trường châu Âu.

Là đơn vị thu gom, xử lý rác thải chính thức với nhiều năm kinh nghiệm “thực chiến” với rác thải tại Thủ đô, tuy nhiên, đại diện URENCO cho biết, công ty vẫn gặp nhiều vướng mắc trong quá trình thúc đẩy thu gom, phân loại, xử lý, tái chế rác thải theo cách tiếp cận kinh tế tuần hoàn. Đó là khó khăn đến từ việc giá thành phế liệu bị đội lên cao, ít khả năng cạnh tranh, trong khi những cơ chế ưu đãi, ưu tiên từ phía Nhà nước vẫn chưa rõ ràng.

Những khó khăn ấy khiến cách tiếp cận kinh tế tuần hoàn chưa được phát huy một cách triệt để, hệ quả là rác thải ngày càng tăng về cả số lượng và tính phức tạp, phải đem đi chôn lấp hoặc đốt, vừa gây ô nhiễm thứ cấp, vừa lãng phí nguồn tài nguyên quan trọng.

Vì sao chính sách quản lý chất thải chưa hiệu quả?
Các chuyên gia trao đổi tại tọa đàm Đánh bại ô nhiễm nhựa - thực trạng và giải pháp tại Việt Nam do Viện Kinh tế môi trường, Tạp chí Kinh tế môi trường và UNDP tổ chức

Trước thực trạng rác thải hiện nay, TS. Nguyễn Trung Thắng, Phó viện trưởng Viện Chiến lược chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE), đặt thắc mắc rằng dù có nhiều chính sách được ban hành, nhiều nhóm giải pháp được triển khai nhưng câu chuyện quản lý rác thải, đặc biệt là rác thải nhựa “đến tận bây giờ vẫn chưa đạt được thành tựu nào đáng kể”.

Theo ông Thắng, nhựa là vật liệu có nhiều ưu điểm như nhẹ, bền, dễ sử dụng và đặc biệt là có giá rất rẻ. Sự tiện dụng của nhựa kéo theo thói quen tiêu dùng, sử dụng vô tội vạ, khó có thể từ bỏ chỉ trong “ngày một ngày hai”.

Để thay đổi thói quen tiêu dùng nhựa, đại diện ISPONRE đề xuất, cần phải đưa ra các giải pháp theo cách tiếp cận từ phía thị trường, tức sử dụng các công cụ thuế, phí để giảm cầu đối với sản phẩm nhựa dùng một lần, đồng thời hỗ trợ thúc đẩy tái chế, giảm giá cho sản phẩm thân thiện với môi trường.

“Cần áp dụng một mức phí điều chỉnh, chẳng hạn đối với sản phẩm có hàm lượng tái chế cao thì mức phí thấp và ngược lại. Đây là công cụ kinh tế đang được nhiều nước trên thế giới áp dụng”, ông Thắng cho biết.

Từ phía đơn vị chuyên nghiên cứu giải pháp công nghệ quản lý hiệu quả chất thải rắn, PGS.TS Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Viện trưởng Viện Khoa học và môi nghệ môi trường thuộc Đại học Bách khoa Hà Nội, nhận định, Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách liên quan, tạo ra tính bao quát, tuy nhiên chưa tạo được tính thúc đẩy.

Nhiều người không ủng hộ phân loại rác tại nguồn vì chính sách không chỉ ra được “phân loại xong thì làm gì”

Bà Tuyết cho biết, để tạo được tính thúc đẩy, chính sách cần có mục tiêu, xác định tiến độ rõ ràng và quyết liệt hơn. Lấy ví dụ như chính sách phân loại rác là một công cụ hết sức thiết yếu để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn nhưng vẫn có nhiều người không ủng hộ vì chính sách không chỉ ra được “phân loại xong thì làm gì”.

“Phân loại ra được phế liệu giấy, nhựa… để đưa vào tái chế thì doanh nghiệp áp dụng công nghệ tái chế giấy, nhựa phải có đất sống, còn nếu không thì việc phân loại trở nên vô nghĩa”, bà Tuyết đặt vấn đề.

Đồng quan điểm với ông Thắng, bà Tuyết nhấn mạnh tầm quan trọng của những chính sách ưu đãi mang tính thiết thực nhất là ưu đãi về tài chính đối với sản phẩm mới thân thiện với môi trường, từ đó tăng khả năng cạnh tranh của nhóm sản phẩm này. Đây là cách để doanh nghiệp triển khai các giải pháp xanh hóa sản phẩm có thể “sống được”, từ đó “khơi thông dòng chảy” đổi mới sáng tạo và áp dụng công nghệ mới.

Giải pháp cho nhà tái chế tiếp cận vốn từ EPR

Giải pháp cho nhà tái chế tiếp cận vốn từ EPR

Phát triển bền vững -  2 năm

Các doanh nghiệp tái chế cần liên kết lại với nhau, nâng cao năng lực, đáp ứng tiêu chí về chất lượng cũng như tuân thủ pháp luật về môi trường để có thể nhận được dòng vốn từ cơ chế EPR.

Quy tụ nhà tái chế hướng đến kinh tế tuần hoàn

Quy tụ nhà tái chế hướng đến kinh tế tuần hoàn

Phát triển bền vững -  2 năm

Trong bối cảnh phát triển bền vững, kinh tế tuần hoàn được xác định là kim chỉ nam của nền kinh tế, tháng 3/2021, khi đại dịch Covid-19 vẫn còn đang hoành hành, dưới sự chấp thuận của Bộ Nội vụ và Bộ Tài nguyên và môi trường, Hiệp hội Tái chế chất thải Việt Nam chính thức ra đời.

Nhựa tái chế đạt chuẩn thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Nhựa tái chế đạt chuẩn thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Phát triển bền vững -  2 năm

Hơn 4 năm về trước, là một trong nhóm lãnh đạo Nhựa tái chế Duy Tân (DTR) đi bôn ba khắp châu Âu để tìm kiếm công nghệ tái chế đạt chuẩn, ông Huỳnh Ngọc Thạch, Giám đốc điều hành công ty, đã thực sự ấn tượng với tỷ lệ thu gom, tái chế chai nhựa lên đến 97% của quốc gia Bắc Âu Na Uy.

‘Nắn dòng’ phế liệu tới các nhà tái chế tiên tiến, đạt chuẩn

‘Nắn dòng’ phế liệu tới các nhà tái chế tiên tiến, đạt chuẩn

Phát triển bền vững -  2 năm

Công cụ trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) được kỳ vọng sẽ tạo ra hỗ trợ cho các nhà tái chế đạt chuẩn về chất lượng cũng như đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường.

Tiên phong mở lối đi mới trong du lịch hang động

Tiên phong mở lối đi mới trong du lịch hang động

Phát triển bền vững -  3 ngày

Giữa Cẩm Phả, Quảng Ninh, hang Ngọc Rồng đang cho thấy sự đổi mới trong cách tiếp cận, khai thác cảnh quan tự nhiên. Một sản phẩm du lịch có cách thức tiếp cận hài hòa giữa bảo tồn, phát triển kinh tế và lợi ích cộng đồng, đang vun đắp cho con đường du lịch bền vững.

Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam

Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam

Phát triển bền vững -  3 ngày

Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số

Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số

Phát triển bền vững -  4 ngày

Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.

Cơ hội vàng cho ngành nhựa ‘kể câu chuyện khác’

Cơ hội vàng cho ngành nhựa ‘kể câu chuyện khác’

Phát triển bền vững -  6 ngày

Ngành nhựa đứng trước cơ hội chuyển mình, từ một ngành công nghiệp bị định kiến trở thành ngành công nghiệp hiện đại, có trách nhiệm và bền vững.

Chủ tịch HanelPT Trần Thị Thu Trang: Đừng coi ESG là gánh nặng

Chủ tịch HanelPT Trần Thị Thu Trang: Đừng coi ESG là gánh nặng

Phát triển bền vững -  1 tuần

Bà Trần Thị Thu Trang - Chủ tịch HanelPT khẳng định ESG chính là cơ hội thúc đẩy tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp, mang lại lợi ích kinh tế và xã hội lâu dài.

Sau cú trượt dài, LDG còn cơ hội nào để hồi sinh?

Sau cú trượt dài, LDG còn cơ hội nào để hồi sinh?

Doanh nghiệp -  57 phút

Việc kiện toàn bộ máy lãnh đạo, cùng với chiến lược tập trung vào 11 dự án tại nhiều tỉnh thành, liệu có đủ để giúp Đầu tư LDG hồi sinh sau giai đoạn lao dốc?

Trungnam Group đầu tư khu công nghiệp Cà Ná

Trungnam Group đầu tư khu công nghiệp Cà Ná

Tiêu điểm -  5 giờ

Công ty CP Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Trung Nam Cà Ná - thành viên của Trungnam Group - đã trở thành chủ đầu tư dự án khu công nghiệp Cà Ná – giai đoạn 1.

Giá cổ phiếu Viglacera ở mức cao, cổ đông lớn Gelex không có ý định mua thêm

Giá cổ phiếu Viglacera ở mức cao, cổ đông lớn Gelex không có ý định mua thêm

Doanh nghiệp -  19 giờ

Thay vào đó, Gelex chọn đồng hành cùng Viglacera theo lộ trình thoái vốn Nhà nước, tái cấu trúc doanh nghiệp.

Mcredit có tân tổng giám đốc

Mcredit có tân tổng giám đốc

Hồ sơ quản trị -  19 giờ

Ông Đinh Quang Huy vừa được bổ nhiệm giữ chức vụ thành viên Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit) kể từ ngày 11/6.

Việt Nam lần đầu công nhận tài sản số, đã có luật riêng quản lý

Việt Nam lần đầu công nhận tài sản số, đã có luật riêng quản lý

Tiêu điểm -  19 giờ

Từ nay, tài sản số tại Việt Nam sẽ được quản lý việc tạo lập, phát hành, lưu ký, kèm theo quy định điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ tài sản mã hoá.

Chung cư Hà Nội tràn nguồn cung giá cao, áp lực bán hàng ngày càng lớn

Chung cư Hà Nội tràn nguồn cung giá cao, áp lực bán hàng ngày càng lớn

Bất động sản -  20 giờ

Thị trường chung cư Hà Nội đón làn sóng nguồn cung mới với giá bán cao, khiến nhiều chủ đầu tư đối mặt áp lực lớn trong việc tiêu thụ sản phẩm.

Thông qua Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp mới, bỏ ưu đãi với công ty con, liên kết

Thông qua Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp mới, bỏ ưu đãi với công ty con, liên kết

Tiêu điểm -  22 giờ

Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua với nhiều điểm mới như bỏ ưu đãi thuế với các công ty con, doanh nghiệp liên kết.

Đọc nhiều