Vì sao khu công nghiệp của TP. HCM kém hấp dẫn hơn Bình Dương, Long An?

Quỳnh Như Thứ tư, 18/07/2018 - 07:05

TP. HCM đang có ý định mở thêm một khu công nghiệp (KCN) mới rộng khoảng 26.000ha trong năm 2018, tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp lo ngại, thành phố sẽ đi theo vết xe đổ cũ nếu không cẩn thận.

Khu công nghiệp Tân Phú Trung.

Theo Ban Quản lý các khu chế xuất và khu công nghiệp TP. HCM, tính đến cuối năm 2017, các khu công nghiệp (KCN) và khu chế xuất (KCX) TP. HCM có gần 2.000 dự án đầu tư với tổng số vốn gần 10 tỉ USD. Trong đó, 564 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư hơn 5,6 tỉ USD; 931 doanh nghiệp trong nước tổng vốn đầu tư hơn 4,2 tỉ USD.

Hiện tại, TP. HCM có khoảng 17 KCN và KCX, tuy nhiên, hầu hết đều quy hoạch lộn xộn, thiếu sự cạnh tranh.

“Phần lớn KCN của TP. HCM quy hoạch lỏng lẻo, công ty thức ăn nằm sát công ty sản xuất thuốc trừ sâu, ít KCN có chuẩn mực hoặc chuyên nghành, hạ tầng, chỉnh trang trong KCN còn thua Bình Dương. Thế nên, mặc dù các KCN của TP. HCM còn đất, nhưng các doanh nghiệp FDI và cả doanh nghiệp trong nước không muốn vào”, ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP. HCM (HUBA) phát biểu trong buổi lấy ý kiến các hội viên tham mưu cho TP. HCM.

Chính quyền thành phố đang đau đầu vì tình trạng các KCN, KCX “bao vây” thành phố, trong khi hiệu quả kinh tế lại không được như kỳ vọng. Để cải thiện tình hình, thành phố quyết định can thiệp bằng chính sách, quản lý về giá và nhiều vấn đề khác nhau… nhằm tăng sức cạnh tranh. Bước đầu tiên là chuyển 26.000ha đất nông nghiệp thành một KCN mới có quy hoạch theo chuẩn, chi phí hợp lý.

Nguyên do chính khiến việc quy hoạch ở các khu công nghiệp trở nên lộn xộn là bởi hầu hết chúng do doanh nghiệp tư nhân làm. Ai đưa tiền nhanh và nhiều sẽ nhanh chóng được cấp chỗ. Thêm nữa, để có thể khai thác hết công suất của các KCN, các ông chủ đều xin giấy phép kinh doanh với tiêu chí lĩnh vực càng rộng càng tốt.

Ví dụ như tại KCN ô tô Samco, ngoài ngành ô tô còn rất nhiều ngành khác cũng tổ chức sản xuất ở đó, cảm giác như các chủ KCN đang kinh doanh bất động sản hơn là đầu tư hạ tầng KCN".

Theo TS. Huỳnh Thanh Điền, thành viên nhóm tư vấn Đề án phát triển công nghiệp hỗ trợ TP. HCM, giá mặt bằng cao tại các KCN thành phố cũng là một nguyên do khiến chúng thiếu sức hấp dẫn so với các tỉnh xung quanh.

“Hạ tầng quá tải và chi phí mặt bằng cao hơn 1,5 đến gấp đôi so với khu vực xung quanh chính là những nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp tại TP. HCM dịch chuyển về các tỉnh lân cận”, ông Điền nói. 

Ông Hàng Vay Chi, Chủ tịch Tập đoàn Việt Hương, hiện đang quản lý 3 KCN tại Bình Dương cho biết: Thực ra KCX là để dành cho các doanh nghiệp FDI còn KCN là dành cho các công ty nội địa. Nhưng vì các công ty sản xuất nội địa không thể nuôi KCN, nên chúng tôi buộc phải mở cửa cho cả FDI.

Thủ tục hành chính rườm rà của TP. HCM cũng khiến các KCN trên địa bàn thành phố gặp nhiều bất lợi hơn so với các đối thủ. Cùng một thủ tục hành chính, TP. HCM giải quyết chậm hơn Bình Dương gấp 3 lần. Ông Chi cũng mong muốn, khi thành phố kiến tạo KCN mới, nên có thêm các nhà triển lãm, để doanh nghiệp có thể thuận lợi hơn khi muốn tham gia các hội chợ/triển lãm/trưng bày.

Theo đại diện Hiệp hội Cơ khí, có một thành viên của hội than vãn là Nhà nước đánh thuế sản phẩm của họ tới 10%, quá nhiều, muốn nhờ hội giúp đỡ. Chúng tôi được chỉ và chạy lòng vòng từ Bộ tài chính qua Cục Thuế đến Cục Hải quan tới Vụ chính sách thuế của Bộ Tài chính… Sau 2 năm, sự vụ vẫn chưa được giải quyết còn nguyên đơn cũng không muốn tiếp tục do: “Khách hàng đi mất rồi”.

Bên cạnh đó, các chính sách khuyến khích doanh nghiệp mới của Long An, Bình Dương… cũng khiến xu hướng dịch chuyển khỏi các KCN của TP. HCM diễn ra mạnh mẽ.

Ông Lê Hữu Nghĩa, Giám đốc Công ty Lê Thành tiết lộ: “Nếu một doanh nghiệp chuyển kinh doanh từ TP. HCM về Long An, sẽ được miễn giảm thuế trong gần 5,5 năm đầu tiên. Trong khi đó, từ quận Bình Tân chuyển về Long An có vài km, tại sao lại không chuyển?

Thế nên, hiện tại, không hiếm doanh nghiệp đăng ký trụ sở chính ở Long An còn văn phòng đại diện tại TP. HCM mà trụ sở chỉ có vài người trong khi văn phòng đại diện hơn 100 người”.

Theo đó, nếu thành phố không có các biện pháp cải cách hành chính mạnh mẽ cũng như giảm thuế cho các doanh nghiệp thì dù có mở thêm vài KCN mới nữa vẫn sẽ không thể giải quyết hoàn toàn vấn đề, chưa tính đến những KCN - KCX cũ.

30.000 tỷ đồng đầu tư hạ tầng các khu kinh tế, khu công nghiệp trọng điểm

30.000 tỷ đồng đầu tư hạ tầng các khu kinh tế, khu công nghiệp trọng điểm

Đầu tư -  6 năm
Nguồn vốn này được tập trung đầu tư cho các hạng mục hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tại các khu kinh tế ven biển, khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghệ cao và các khu công nghiệp - cụm công nghiệp trọng điểm.
30.000 tỷ đồng đầu tư hạ tầng các khu kinh tế, khu công nghiệp trọng điểm

30.000 tỷ đồng đầu tư hạ tầng các khu kinh tế, khu công nghiệp trọng điểm

Đầu tư -  6 năm
Nguồn vốn này được tập trung đầu tư cho các hạng mục hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tại các khu kinh tế ven biển, khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghệ cao và các khu công nghiệp - cụm công nghiệp trọng điểm.
Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  10 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  10 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  12 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  13 giờ

Việc được phê duyệt thêm những dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được kỳ vọng giúp Idico có nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Nhịp cầu kinh doanh -  15 giờ

ChatPay của TPBank cập nhật hàng loạt cải tiến mới, giao dịch nhanh – tiện lợi, rảnh tay hơn bao giờ hết và vẫn bảo mật tuyệt đối với tính năng “paste to pay”.

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

Doanh nghiệp -  15 giờ

Startup Truedoc sau khi sáp nhập cùng AiHealth đã nhận đầu tư từ quỹ TNB Aura và trở thành một "hiện tượng" của thị trường khởi nghiệp trong mùa đông gọi vốn.

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

Phát triển bền vững -  15 giờ

"Nhu cầu nhập khẩu thịt của Việt Nam chắc chắn sẽ tăng trong năm 2025 khi thương mại thịt và các sản phẩm từ thịt trên thế giới được dự báo sẽ phục hồi sau 2 năm sụt giảm liên tiếp".