Leader talk
Việt Nam cần gì để có thêm nhiều 'kỳ lân' tỷ đô?
Nếu có thể hình thành được 20 - 30 doanh nghiệp định giá 100 triệu USD, khả năng xuất hiện 5 - 7 kỳ lân định giá trên 1 tỷ USD sẽ khả thi.
Việt Nam là quốc gia có dân số trẻ và lực lượng nhân tài dồi dào, với quy mô dân số gấp mười lần Singapore. Tuy nhiên, trong khi Singapore đã xây dựng được một hệ sinh thái khởi nghiệp công nghệ mạnh mẽ, được hỗ trợ bởi các tập đoàn tư nhân lớn, nguồn vốn đầu tư mạo hiểm dồi dào và chính sách phát triển đồng bộ thì Việt Nam vẫn đang trong quá trình tìm cách khơi thông những điểm nghẽn căn bản.
Theo danh sách kỳ lân toàn cầu (được định giá trên 1 tỷ USD) trên trang CB Insights đến thời điểm hiện tại, Singapore hiện có 15 doanh nghiệp kỳ lân, trong khi Việt Nam chỉ còn hai cái tên là Momo và Sky Mavis.
Trong đó, Sky Mavis do Nguyễn Thành Trung thành lập cũng là một doanh nghiệp đặt trụ sở ở Singapore và mở chi nhánh ở Việt Nam để phân phối phần mềm. Ngoài ra, theo nhiều nguồn khác, Việt Nam còn có hai cái tên khác trong danh sách kỳ lân là VNG và VNPay.
Ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục Khởi nghiệp và doanh nghiệp công nghệ (Bộ Khoa học và công nghệ) cho rằng, trong quá trình hình thành các kỳ lân tại Singapore, có không ít người Việt góp mặt. Họ mang theo tài năng và thu hút nguồn lực tài chính toàn cầu.
Thách thức lớn đặt ra hiện nay là làm sao để Việt Nam có thể xây dựng được một chiến lược phát triển riêng, dựa trên năng lực nội tại và phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Chia sẻ trong buổi họp báo công bố Diễn đàn kinh tế tư nhân 2025, ông Quất đề xuất, thay vì chỉ theo đuổi hình mẫu kỳ lân định giá tỷ đô theo tiêu chuẩn quốc tế, Việt Nam nên xác lập một tiêu chí phù hợp hơn với bối cảnh trong nước, chẳng hạn như định giá từ 100 triệu USD để khích lệ tinh thần của các doanh nhân trẻ.
Ông Quất cho rằng, nếu từ nay đến năm 2030 có thể hình thành được 20 - 30 doanh nghiệp công nghệ đạt ngưỡng định giá này thì khả năng xuất hiện thêm 5 - 7 kỳ lân chuẩn quốc tế sẽ khả thi.

Bên cạnh đó, bà Phạm Thị Bích Huệ, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam nhận định, trong nội tại các tập đoàn tư nhân lớn của Việt Nam đã bắt đầu xuất hiện những doanh nghiệp công nghệ có tiềm năng vươn lên quy mô kỳ lân. Đây có thể trở thành cú hích quan trọng đối với toàn bộ hệ sinh thái đổi mới sáng tạo.
Một ví dụ tiêu biểu là Vingroup khi tập đoàn này triển khai các thương vụ chiến lược với VinAI và VinBrain. Trong đó, các công ty công nghệ này được tách riêng để hợp tác với các đối tác toàn cầu như Qualcomm và Nvidia.
Đây không chỉ là cách thức tiếp cận vốn và công nghệ quốc tế mà còn thể hiện một hướng đi mới trong việc nuôi dưỡng kỳ lân. Các tập đoàn tư nhân có thể chủ động đầu tư, ươm tạo và phát triển các doanh nghiệp công nghệ ngay từ bên trong hệ sinh thái của mình thay vì chỉ trông đợi vào các startup độc lập từ bên ngoài.
Cách tiếp cận mới cần đặt nền tảng trên tinh thần cùng kiến tạo. Không đặt nặng yêu cầu hỗ trợ chính sách theo hướng xin – cho mà là cùng kiến tạo không gian và bệ phóng cho các vườn ươm khởi nghiệp.
Để làm được điều đó, cần xây dựng một liên minh hoặc hiệp hội khởi nghiệp công nghệ với sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân, các tổ chức đầu tư và cộng đồng startup. Mục tiêu trước mắt là đưa Việt Nam vượt lên Indonesia, Malaysia và Philippines để vươn vị trí thứ hai trong khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Singapore.
Bệ phóng cho những kỳ lân tương lai
Theo ông Quất, Việt Nam hiện có khoảng 10 doanh nghiệp khởi nghiệp được định giá 100 triệu USD hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Để nâng tầm nhóm doanh nghiệp này, cần có các vườn ươm chuyên nghiệp, được dẫn dắt bởi những người cố vấn có năng lực kết nối với các quỹ đầu tư và các tập đoàn lớn, từ đó mở rộng thị trường và khả năng phát triển toàn cầu.
Giai đoạn tăng trưởng luôn là một thử thách lớn đối với các startup công nghệ, đặc biệt là khi vươn ra thị trường nước ngoài. Nếu không có sự đồng hành của các tổ chức mạnh về tài chính, thị trường và công nghệ, khả năng bứt phá sẽ rất hạn chế. Trong bối cảnh đó, điều các startup đang thiếu không chỉ là vốn đầu tư đủ lớn, mà còn là thị trường, nhân lực chất lượng cao và đặc biệt là đội ngũ cố vấn chiến lược có tầm nhìn toàn cầu.

Một điểm yếu khác là hệ thống đào tạo nhân lực cho startup trong nước chưa theo kịp nhu cầu phát triển. Phần lớn các chuyên gia đang đóng vai trò nòng cốt trong các doanh nghiệp công nghệ tiềm năng hiện nay đều từng được đào tạo hoặc làm việc ở nước ngoài.
Do đó, cần sớm triển khai các chương trình đào tạo tăng tốc chuyên biệt, kết hợp giữa các tổ chức trong nước và quốc tế, nhằm cung cấp nguồn nhân lực có năng lực thực chiến, đủ khả năng đồng hành cùng startup giai đoạn tăng trưởng nhanh. Đồng thời, cần có chính sách khuyến khích các nhân sự chất lượng cao đang làm việc tại nước ngoài trở về nước, tham gia trực tiếp vào hệ sinh thái đổi mới sáng tạo trong nước.
Bên cạnh đó, việc hình thành một thị trường đầu tư mạo hiểm nội địa là hết sức cần thiết. Không thể kỳ vọng các startup Việt sẽ phát triển nhanh nếu vẫn phải ra nước ngoài gọi vốn, tiếp cận thị trường và tìm kiếm cơ hội tăng trưởng.
Như Singapore đã làm, họ không chỉ trở thành trung tâm thu hút tài năng mà còn chủ động tạo ra dòng vốn. Chính phủ nước này đã triển khai các gói kích cầu đầu tư thông qua việc sử dụng một phần ngân sách nhà nước để đối ứng với các quỹ tư nhân, từ đó kích hoạt thị trường đầu tư mạo hiểm trong nước.
Ông Quất cho rằng, mô hình này có thể được vận dụng phù hợp tại Việt Nam với sự vào cuộc của cả chính quyền địa phương, doanh nghiệp tư nhân và các quỹ đầu tư trong nước. Khi đã hình thành được một thị trường đầu tư đủ lớn, các quỹ đầu tư quốc tế sẽ dần tìm đến.
Đặc biệt, niềm tin là yếu tố không thể thiếu trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo. Theo ông Quất, sự vào cuộc của chính quyền các địa phương, không chỉ với vai trò ban hành chính sách mà còn là nhà đầu tư tiên phong, có thể tạo ra tín hiệu thị trường rất quan trọng đối với nhà đầu tư tư nhân. Sự tin tưởng vào hành lang pháp lý và môi trường ổn định sẽ là động lực để họ sẵn sàng đầu tư vào những mô hình kinh doanh mới, sản phẩm công nghệ mới.
Vai trò của người dùng đầu tiên đóng vai trò rất quan trọng trong hành trình phát triển sản phẩm. Singapore thậm chí còn tạo điều kiện để các startup quốc tế đến thử nghiệm mô hình kinh doanh mới với khung quản lý có kiểm soát. Việt Nam hiện cũng đã có cơ chế thử nghiệm tương tự và cần mở rộng không gian chính sách này để các doanh nghiệp sáng tạo có thể phát triển sản phẩm trong môi trường được bảo vệ và khuyến khích.
Thể chế tại Việt Nam đang có những chuyển biến mạnh mẽ. Ông Quất cho biết, đây là tín hiệu tích cực chưa từng có trong mắt các chuyên gia trong và ngoài nước. Một cuộc cách mạng thể chế đang diễn ra với tốc độ nhanh và hiệu quả. Điều này đang làm tăng mức độ tin tưởng của các nhà đầu tư quốc tế đối với thị trường Việt Nam.
Chia sẻ với TheLEADER, ông Quất cho biết, nhiều tổ chức đã bày tỏ mong muốn được tham gia vào hệ sinh thái khởi nghiệp trong nước, không chỉ mang theo vốn và công nghệ mà còn sẵn sàng góp phần ươm tạo và phát triển tài năng Việt.
Ươm mầm kỳ lân cho nền kinh tế số
MoMo lần đầu có lãi sau 15 năm, lên kế hoạch IPO
Việc MoMo có lãi nhiều khả năng sẽ mở đường cho một đợt IPO sắp tới, khi kỳ lân fintech của Việt Nam đang được định giá khoảng 3 tỷ USD.
Sứ mệnh mới của VNG sau hai thập kỷ hoá kỳ lân
Sau 20 năm sáng lập VNG, vượt qua nhiều giai đoạn thăng trầm, đưa doanh nghiệp từ Việt Nam ra thế giới, CEO Lê Hồng Minh cũng từng có những thời điểm phải trăn trở về mục đích và lý do bản thân vẫn gắn bó với "con đẻ" của mình.
Khi Kỳ lân bắt tay với Kỳ lân
Hợp tác gần đây của MoMo và Grab hứa hẹn sẽ mang đến trải nghiệm số hóa toàn diện cho người dùng Việt, từ việc gọi xe, giao hàng, đặt đồ ăn, đi chợ online cho đến thanh toán cho những nhu cầu này.
‘Doanh nhân không cần đặc lợi, chỉ cần niềm tin để bứt phá’
Diễn đàn kinh tế tư nhân 2025 (VPSF) là nơi để các doanh nhân gửi gắm niềm tin về một thể chế mạnh, chính sách ổn định và lòng tin được khơi dậy.
Sắp xếp lại giang sơn: Bước chuyển mình lịch sử
Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, quyết định "sắp xếp lại giang sơn" là bước đi lịch sử có ý nghĩa chiến lược, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của sự nghiệp hoàn thiện bộ máy hành chính nhà nước.
Để du lịch Quảng Ninh giữ chân dòng khách thượng lưu
Chuyển từ lượng sang chất, từ khách đại trà sang dòng có gu và chi tiêu cao là bước đi tất yếu của Quảng Ninh - một điểm đến định hướng đẳng cấp toàn cầu.
PGS.TS Trần Đình Thiên: 'Không được chậm chễ, tận dụng cơ hội bứt tốc'
Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam nuôi tham vọng tăng trưởng hai con số, PGS.TS. Trần Đình Thiên cho rằng, thị trường bất động sản cũng đang có 'cửa sáng' để bước vào chu kỳ phục hồi và phát triển dài hạn.
Tiên phong là chưa đủ, Chủ tịch FPT muốn một phong trào 'bình dân hóa' AI
Theo ông Trương Gia Bình, mục tiêu cuối cùng là để người Việt tự tay làm ra AI, một nền tảng AI hiểu rõ ngôn ngữ, văn hóa và tư duy của người Việt.
‘Doanh nhân không cần đặc lợi, chỉ cần niềm tin để bứt phá’
Diễn đàn kinh tế tư nhân 2025 (VPSF) là nơi để các doanh nhân gửi gắm niềm tin về một thể chế mạnh, chính sách ổn định và lòng tin được khơi dậy.
Chuyển hóa khủng hoảng thương hiệu thành cơ hội: 'Tái sinh' từ vùng xám thông tin
Khoảng trống thông tin là "mồi lửa" thổi bùng khủng hoảng thương hiệu nhưng nếu được xử lý đúng cách sẽ thể trở thành cơ hội để doanh nghiệp tái sinh mạnh mẽ.
Việt Nam cần gì để có thêm nhiều 'kỳ lân' tỷ đô?
Nếu có thể hình thành được 20 - 30 doanh nghiệp định giá 100 triệu USD, khả năng xuất hiện 5 - 7 kỳ lân định giá trên 1 tỷ USD sẽ khả thi.
Casino 2 tỷ USD và bước ngoặt mới của Vân Đồn
Siêu dự án 2 tỷ USD có casino vừa chính thức được phê duyệt là bước ngoặt chiến lược trong hành trình phát triển du lịch giải trí cao cấp tại Vân Đồn
Thắng Lợi Group muốn triển khai 20 dự án bất động sản trong 10 năm tới
Thắng Lợi Group dự kiến phát triển 20 dự án bất động sản đến năm 2035, tập trung chủ yếu tại Long An và TP.HCM, với tổng quỹ đất hơn 368ha.
MSB kết nối thanh toán số tại Bệnh viện Lê Văn Việt
Tiên phong trong lĩnh vực chuyển đổi số, MSB liên tục triển khai giải pháp thanh toán thông minh/thanh toán số với nhiều bệnh viện trên cả nước, góp phần rút ngắn thời gian và nâng cao trải nghiệm khám chữa bệnh cho người dân.
Vietnam Airlines chính thức bay thẳng Hà Nội – Milan
Lễ khai trương tại sân bay Milan Malpensa với sự hiện diện của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, đại diện chính quyền vùng Lombardia cùng lãnh đạo sân bay.