Leader talk
Việt Nam đang trong giai đoạn có thể đầu tư ra nước ngoài
Bên cạnh câu chuyện thúc đẩy phát triển doanh nghiệp mạnh mẽ để góp sức xây một Việt Nam hùng cường, những vấn đề, yếu điểm nổi cộm cũng được những "ông lớn" như Chủ tịch Thành Thành Công hay Chủ tịch Thaco chỉ ra.

Để không chỉ tháo gỡ khó khăn mà còn thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ trong bối cảnh hiện nay nhằm cùng nhau vươn ra thị trường quốc tế, Chủ tịch Tập đoàn Thành Thành Công (TTC) Đặng Văn Thành và Chủ tịch Công ty CP ô tô Trường Hải (Thaco) Trần Bá Dương cho rằng các vấn đề cần giải quyết sắp tới sẽ liên quan đến tài chính, quản trị, thị trường, kết nối...
Tại Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp diễn ra sáng 23/12, ông Trần Bá Dương nhận định, cần phải cân bằng cán cân tiền tệ trong bối cảnh hội nhập. Tỷ phú này cho biết, Thaco vừa làm ô tô, vừa làm nông nghiệp và cam kết không nhập siêu cho nền kinh tế.
Ông Đặng Văn Thành cũng nhìn nhận, thị trường tài chính bao gồm thị trường tiền tệ và thị trường vốn là trái tim để vận hành nền kinh tế. Tuy nhiên, thị trường tiền tệ hiện đang phải cáng đáng nhiều, lấy ngắn hạn phục vụ trung và dài hạn trong khi thị trường vốn cho bài toán dài hạn hiện đang bị méo mó.
Nhà sáng lập ngân hàng Sacombank khẳng định, thị trường vốn mới thực sự là nơi doanh nghiệp tiếp cận và mang tính ổn định nên cần có sự nhìn nhận và quan tâm hơn nữa để doanh nghiệp tiếp cận một cách tự tin hơn.
Ông Thành còn đề xuất Chính phủ mạnh dạn hơn trong vấn đề cổ phần hóa vì "xã hội không mất gì cả". Chẳng hạn, nhà máy đường Ninh Hòa là một trong những nhà máy đường có giá trị cổ phần hóa cao nhất (68 tỷ đồng) trong khi nhà máy tiếp tục phát triển tốt với mức thuế trung bình đóng cho Nhà nước trong vòng ba năm qua không dưới 70 tỷ đồng.
Vấn đề thứ hai được tỷ phú Trần Bá Dương khuyến nghị là tăng cường xuất khẩu. Ông Dương nói, Chính phủ đã xác định nông nghiệp là ngành chiến lược nhưng vừa rồi yêu cầu vay rất nhiều trong khi các ngân hàng lại e ngại cho vay nông nghiệp.
“Khi tham gia, tôi thấy nông nghiệp có tiềm năng rất lớn. Nếu trồng 50 - 100ha chuối thì không xuất khẩu được nhưng trồng quy mô lớn hơn 300ha sẽ là thế mạnh. Sản xuất công nghiệp trong nông nghiệp sẽ là thế mạnh của doanh nghiệp trong hội nhập sắp tới”, ông Dương nói.
Ông Dương cũng lưu ý đến bài toán quản trị doanh nghiệp. Theo đó, cộng đồng doanh nghiệp cần xây dựng và áp dụng nền tảng quản trị công nghiệp, có tính kỷ luật cao; ứng dụng số hóa với lộ trình phù hợp cho mọi ngành, nhất là ngành nông nghiệp. Số hoá rất tốn kém tiền của và sức lực nên nếu không có lộ trình và bước đi phù hợp thì có thể bị phá sản như nhiều trường hợp đã từng xảy ra trên thế giới.
Đặc biệt, cần giữ gìn và nâng cao hình ảnh trên trường quốc tế, phát triển thị trường mà gây tiếng xấu thì sẽ mất tất cả.
Chủ tịch Thaco còn cho rằng trong bối cảnh hội nhập diễn ra ngày càng sâu rộng cũng sẽ đi kèm nhiều rủi ro, các doanh nghiệp cần đoàn kết và hợp tác để bước đi cùng nhau. Theo đó, cần có nghị quyết để hướng tới xây dựng cộng đồng doanh nghiệp vững mạnh bởi Việt Nam đang trong giai đoạn có thể đầu tư ra nước ngoài.
"Tôi cam kết với Thủ tướng và cộng đồng doanh nghiệp là bản thân tôi và Thaco sẽ cố gắng làm một cách trung thực, thấm nhuần các triết lý về đóng góp và cống hiến cũng như chia sẻ và hỗ trợ với các doanh nghiệp một cách thân thiện để có thể phát triển hơn nữa trong bối cảnh hội nhập sâu rộng", lãnh đạo Thaco bày tỏ.
Chủ tịch TTC Đặng Văn Thành cũng nhắn nhủ cộng đồng doanh nghiệp về sứ mệnh của doanh nhân là tạo giá trị gia tăng cho xã hội, khách hàng và cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp cũng như thực hiện trách nhiệm với người dân.
Doanh nhân Việt vì một nền kinh tế thịnh vượng
Bí quyết trường tồn ngàn năm của các doanh nghiệp gia đình Nhật Bản
Một giai thoại ở Nhật Bản, các nhà thương gia khi đẻ con gái thì họ rất vui, nấu nồi cơm nếp gạo đỏ để chúc mừng. Vì nếu con trai mình dở quá thì lấy con rể thế vô. Còn nếu con trai mình giỏi quá thì lại có cơ hội chọn lựa người nào giỏi hơn. Làm sao giữ cho công ty tồn tại, làm sao đưa những người ưu tú vào công ty mình là điều mà doanh nghiệp gia đình rất quan tâm.
Những ‘nét vẽ’ làm nên thương hiệu doanh nghiệp
Bên cạnh đáp ứng nhu cầu mới của khách hàng trong bối cảnh mới, việc xây dựng thương hiệu trước hết cần ý chí mạnh mẽ và quyết đoán từ những người lãnh đạo.
Trái phiếu doanh nghiệp ngày càng 'ế ẩm'
Trong tháng 11, chỉ có 94 đợt phát hành đến từ 35 doanh nghiệp thành công, huy động được 26.716 tỷ đồng, tương đương 50% giá trị đăng ký. Trước đó, tỷ lệ phát hành trái phiếu doanh nghiệp thành công của tháng 10 là 52,4%, tháng 9 là 59,1%.
Hai bí quyết phòng chống khủng hoảng trong doanh nghiệp
Các chuyên gia về xử lý khủng hoảng truyền thông cho rằng, việc tạo ra dịch vụ từ trái tim và xây dựng trải nghiệm khách hàng tuyệt vời chính là bí quyết để các doanh nghiệp phòng chống khủng hoảng hữu hiệu nhất trong thời đại số.
Trách nhiệm và cơ hội lịch sử cho doanh nhân Việt từ Nghị quyết 68
Nghị quyết 68 đánh dấu bước ngoặt chính sách của Đảng trong phát triển kinh tế tư nhân, mở ra cơ hội và đặt ra trách nhiệm lịch sử mới cho doanh nhân Việt trong công cuộc chấn hưng kinh tế quốc gia.
Nghị quyết 68: Không hình sự hoá kinh tế, tiếp thêm niềm tin cho doanh nhân
Để tinh thần Nghị quyết 68 thực sự trở thành động lực thúc đẩy doanh nghiệp Việt vươn lên mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới thì cơ chế thực thi phải đồng bộ, minh bạch.
Kỹ sư 57: Lực lượng nòng cốt trên mặt trận công nghệ
Hưởng ứng tinh thần của Nghị Quyết 57, Liên minh nhân lực chiến lược ra đời nhằm xây dựng đội ngũ "kỹ sư 57" trên mặt trận tri thức và công nghệ.
'Du lịch yêu nước' lên ngôi: Khi mỗi hành trình là một lời tri ân đất nước
Có một sự thật mà chúng ta có thể tự hào: người dân Việt Nam, đặc biệt là người trẻ, đang chọn những chuyến đi có ý nghĩa. Họ tìm đến các điểm đến lịch sử không chỉ để chụp ảnh “check-in”, mà còn để thắp một nén hương, để đứng lặng vài phút và ngẫm về những điều lớn lao.
Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình
Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "ĐỘT PHÁ THỂ CHẾ, PHÁP LUẬT ĐỂ ĐẤT NƯỚC VƯƠN MÌNH". Trong đó nhấn mạnh, thể chế, pháp luật có chất lượng, phù hợp với yêu cầu phát triển của thực tiễn và nguyện vọng của Nhân dân là yếu tố hàng đầu quyết định thành công của mỗi quốc gia. Do đó, để đất nước vươn mình phát triển mạnh mẽ, chúng ta dứt khoát nói "không" với bất cứ hạn chế, bất cập nào trong thể chế, pháp luật; không thỏa hiệp với bất kỳ yếu kém nào trong thiết kế chính sách, soạn thảo pháp luật, hay tổ chức thực thi.
Nâng cấp sân bay Gia Bình thành cảng hàng không quốc tế lưỡng dụng
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, đây là công trình quan trọng, cần được hoàn thành kịp thời để phục vụ các hoạt động đối ngoại trong khuôn khổ APEC 2027.
VIMC nhận Huân chương Lao động hạng Nhì
Trong lễ kỷ niệm 30 năm thành lập, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã đón nhận Huân chương Lao động hạng nhì do Chủ tịch nước trao tặng.
Bamboo Capital lý giải việc chậm nộp báo cáo tài chính quý I/2025
Bamboo Capital cho biết công tác thực hiện báo cáo tài chính đã bị gián đoạn do phục vụ điều tra liên quan đến các cổ đông và nhân sự.
Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?
Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.
'Bóng ma' nợ xấu ám ảnh ngành ngân hàng
Phần lớn ngân hàng đã ghi nhận số dư nợ xấu tăng trong quý I/2025, trong đó hơn một nửa số ngân hàng niêm yết chứng kiến mức tăng hai chữ số.
Làm sao thương hiệu ngân hàng nổi bật khi khách chỉ chọn gần nhất?
Các chuyên gia cho rằng, một thương hiệu ngân hàng tốt không chỉ nằm ở logo hay khẩu hiệu, mà là sự cam kết bền vững, được xây dựng từ niềm tin.
Công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moscow
Ngày 9/5, dưới sự chứng kiến của Tổng bí thư Tô Lâm và lãnh đạo cấp cao 2 nước, Vietnam Airlines đã công bố đường bay thẳng từ thủ đô Hà Nội đến Moscow, Nga.