Diễn đàn quản trị
Những ‘nét vẽ’ làm nên thương hiệu doanh nghiệp
Bên cạnh đáp ứng nhu cầu mới của khách hàng trong bối cảnh mới, việc xây dựng thương hiệu trước hết cần ý chí mạnh mẽ và quyết đoán từ những người lãnh đạo.
Trong bối cảnh tầng lớp trung lưu được mở rộng nhờ thu nhập trung bình gia tăng, câu chuyện thương hiệu của doanh nghiệp cũng được nhắc đến nhiều hơn khi hành vi người tiêu dùng không chỉ dừng lại “ăn no mặc ấm” mà còn “ăn ngon mặc đẹp”.
Vài năm trở lại đây, nhiều doanh nghiệp Viêt Nam đã bắt đầu xuất hiện trong các bảng xếp hạng thương hiệu có giá trị của khu vực và thế giới nhưng số lượng vẫn còn rất khiêm tốn.
Điều này không chỉ phản ánh thực tế Việt Nam có nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí siêu nhỏ “sáng cấy chiều gặt” mà còn cho thấy không ít doanh nghiệp chưa có ý thức đối với thương hiệu hoặc chưa biết bắt đầu từ đâu.

Theo ông Vũ Xuân Trường, thành viên ban cố vấn Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, tư duy sản phẩm là tư duy đã tồn tại nhiều năm và trong bối cảnh hiện nay, tư duy quan trọng hơn là tư duy coi thương hiệu là một vũ khí để cạnh tranh.
Doanh nghiệp được nhận định cần có sự thay đổi từ kinh tế sản phẩm chỉ quan tâm đến khái niệm lợi ích sang kinh tế thương hiệu với sự quan tâm đến giá trị. Ông Trường cho rằng để phát triển thương hiệu, những nhân vật đứng đầu doanh nghiệp cần một tầm nhìn đủ lớn, đủ tâm và đủ dài để có thể nhìn thấy xu hướng của thị trường, từ đó chuyển hóa thành các mục tiêu và thực thi.
Trong quá trình ấy, “tiếp thị, sáng tạo sẽ là là những mũi khoan, chìa khóa mang lại thành công”, ông Trường chia sẻ tại tọa đàm “Làm gì để củng cố và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp ngành dầu khí?”.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải chú trọng đến tư duy thị trường, tư duy quản trị và tư duy lãnh đạo cùng với thay đổi nhận thức, hệ thống hóa quản trị chuyên nghiệp để có thể phát triển đột phá và vững chắc.
“Câu chuyện thương hiệu là câu chuyện dài, không thể một sớm một chiều”, ông Trường nhấn mạnh.
Theo ông Lê Quốc Vinh, Chủ tịch Le Group, quan điểm thương hiệu đã thay đổi nhiều và đang chuyển dịch theo phương thức marketing hoàn toàn khác bằng cách xây dựng mối quan hệ với các khách hàng.
“Ngày hôm nay muốn làm thương hiệu phải tạo ra cuộc trò chuyện với khách hàng, hiểu khách hàng thông qua đối thoại trực tiếp với họ và chiến lược marketing là chiến lược kiểu hiện đại 4.0. Xây dựng thương hiệu chính là thổi hồn, biến thương hiệu đó thành con người”, ông Vinh cho hay.
Theo đó, bốn yếu tố then chốt để xây dựng thương hiệu bao gồm hành xử như một con người, biết sử dụng, ứng dụng dữ liệu để tiếp cận với các đối tượng khách hàng toàn cầu, chiến lược cá nhân hóa và phải có tính nhân văn.
Ông Vũ Bằng, nguyên Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, thành viên Tổ tư vấn của Chính phủ, nhận định quản trị doanh nghiệp và thương hiệu là mối quan hệ không thể tách rời. Do đó, muốn nâng cao thương hiệu và phát triển bền vững phải gắn với quản trị doanh nghiệp.
Trong quản trị công ty, một trong những nguyên tắc quan trọng nhất là làm sao phát huy lợi ích không chỉ của doanh nghiệp mà còn là của cán bộ công nhân viên, khách hàng, nhà đầu tư cũng như các bên liên quan. “Sự thay đổi phải là sự thay đổi của công ty, từ đó tăng khả năng cạnh tranh và phát triển thương hiệu”, ông Vũ Bằng nhấn mạnh.

Theo ông, muốn xây dựng và phát triển thương hiệu phải có tư tưởng đổi mới, tầm nhìn chiến lược, sự thay đổi theo thời gian và sự quyết đoán của lãnh đạo công ty.
“Quản trị tốt sẽ nâng cao giá trị và giá cổ phiếu công ty. Khi giá trị công ty được nâng lên, thương hiệu cũng tăng theo. Khi đã thương hiệu tốt, hoạt động tốt thì khả năng vay vốn, khả năng tiếp cận vốn dễ dàng hơn với chi phí thấp hơn”, ông phân tích.
Để tăng cường thương hiệu, trước hết cần có nhận thức và hiểu biết về quản trị công ty, trong đó có quản trị thương hiệu và quan trọng nhất là sự quan tâm và quyết định của ban lãnh đạo. Bên cạnh đó, trên cơ sở đánh giá hiểu biết quản trị để xây dựng lộ trình quản trị công ty.
Minh bạch được đánh giá là yếu tố quan trọng bởi khi tạo được sự minh bạch, thị trường sẽ hiểu doanh nghiệp hơn và trong trường hợp có sự cố, doanh nghiệp đó có thể vượt qua.
“Cuối cùng, dưới góc độ Nhà nước, cần phải có hoạt động giám sát gian dối thương hiệu và tiêu chuẩn cũng như cần có chính sách bảo vệ đổi mới sáng tạo doanh nghiệp”, ông Bằng nhấn mạnh.
Đi tìm xu hướng xây dựng thương hiệu hiện đại
Thủ tướng phê duyệt Chương trình Thương hiệu quốc gia 10 năm tới
Chương trình hướng tới cả nước sẽ có trên 1.000 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam, nhằm thúc đẩy ngoại thương, quảng bá hình ảnh quốc gia, phát triển và bảo vệ thương hiệu ở trong và ngoài nước.
Thương hiệu có cần lời hứa hay cam kết?
Lời hứa hay lời cam kết là thuộc tính của mọi thương hiệu, là thứ không thể tách rời khỏi thương hiệu. Đó chính là định vị thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng.
Truyền thông ngân hàng 'trôi tuột' giữa thời khách hàng nhớ ngắn, lướt nhanh
Không thiếu tiền, không thiếu công nghệ nhưng truyền thông ngân hàng lại thiếu khả năng chạm đến đúng người, vào đúng lúc, với đúng điều khách hàng cần.
Bản địa hóa AI để biến thách thức thành lợi thế cạnh tranh
Bản địa hóa AI cho ngữ cảnh địa phương, giúp doanh nghiệp vượt qua rào cản ngôn ngữ và văn hóa, tối ưu công nghệ và biến thách thức thành lợi thế cạnh tranh.
Thoát vai chạy việc, người làm đào tạo hoá chiến lược gia
Chỉ khi năng lực tốt, tinh thần chủ động cao và hiểu sâu sắc bối cảnh kinh doanh, người làm L&D mới thật sự chuyển mình thành đối tác chiến lược của tổ chức.
Luật chơi tuyển dụng nhân tài đang thay đổi?
Không đợi đến khi có bằng tốt nghiệp, nhiều sinh viên đã lọt vào tầm ngắm của các doanh nghiệp công nghệ, tài chính, bất động sản và khách sạn trong chiến lược tuyển dụng nhân tài.
Cơn bão 'kiệt sức' ăn mòn sự gắn bó của nhân tài với doanh nghiệp
Giữ chân người tài không phải là trò chơi của ngân sách mà là nghệ thuật lắng nghe và thấu hiểu người lao động, đặc biệt là khi họ đang dần kiệt sức.
HANOISME kỷ niệm 30 năm và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
HANOISME vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất, ghi nhận 30 năm cống hiến, đồng hành và hỗ trợ phát triển bền vững cho doanh nghiệp Việt Nam.
Tái thiết vùng lợi nhuận trong chiến lược kinh doanh
Khám phá cách các doanh nghiệp tái thiết mô hình kinh doanh để tìm ra vùng lợi nhuận thực sự và nâng cao hiệu quả chiến lược dài hạn.
Nghị quyết 68: Cú hích thực chất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Nghị quyết 68 tạo cú hích mạnh mẽ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng chính sách hỗ trợ tài chính, tháo gỡ khó khăn.
Giá vàng hôm nay 11/5: Dự báo giá vàng tuần tới 12-16/5/2025
Dự báo giá vàng tuần tới cho thấy sự giằng co và khó đoán, phụ thuộc vào kết quả đàm phán Mỹ - Trung và loạt dữ liệu kinh tế quan trọng từ Mỹ.
Tăng cường liên kết tạo đột phá phát triển giống cây trồng
Thúc đẩy ngành công nghiệp nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng cần sự chung tay của nhà nước, nhà trường, nhà khoa học cùng cộng đồng doanh nghiệp.
Cake đạt chứng nhận quốc tế sinh trắc học cấp độ cao nhất
Tại Đông Nam Á, Cake là ngân hàng thuần số đầu tiên đạt cấp độ cao nhất về công nghệ chống giả mạo khuôn mặt, do chính kỹ sư công nghệ người Việt xây dựng.
Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.