Leader talk
Việt Nam đang trong giai đoạn có thể đầu tư ra nước ngoài
Bên cạnh câu chuyện thúc đẩy phát triển doanh nghiệp mạnh mẽ để góp sức xây một Việt Nam hùng cường, những vấn đề, yếu điểm nổi cộm cũng được những "ông lớn" như Chủ tịch Thành Thành Công hay Chủ tịch Thaco chỉ ra.

Để không chỉ tháo gỡ khó khăn mà còn thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ trong bối cảnh hiện nay nhằm cùng nhau vươn ra thị trường quốc tế, Chủ tịch Tập đoàn Thành Thành Công (TTC) Đặng Văn Thành và Chủ tịch Công ty CP ô tô Trường Hải (Thaco) Trần Bá Dương cho rằng các vấn đề cần giải quyết sắp tới sẽ liên quan đến tài chính, quản trị, thị trường, kết nối...
Tại Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp diễn ra sáng 23/12, ông Trần Bá Dương nhận định, cần phải cân bằng cán cân tiền tệ trong bối cảnh hội nhập. Tỷ phú này cho biết, Thaco vừa làm ô tô, vừa làm nông nghiệp và cam kết không nhập siêu cho nền kinh tế.
Ông Đặng Văn Thành cũng nhìn nhận, thị trường tài chính bao gồm thị trường tiền tệ và thị trường vốn là trái tim để vận hành nền kinh tế. Tuy nhiên, thị trường tiền tệ hiện đang phải cáng đáng nhiều, lấy ngắn hạn phục vụ trung và dài hạn trong khi thị trường vốn cho bài toán dài hạn hiện đang bị méo mó.
Nhà sáng lập ngân hàng Sacombank khẳng định, thị trường vốn mới thực sự là nơi doanh nghiệp tiếp cận và mang tính ổn định nên cần có sự nhìn nhận và quan tâm hơn nữa để doanh nghiệp tiếp cận một cách tự tin hơn.
Ông Thành còn đề xuất Chính phủ mạnh dạn hơn trong vấn đề cổ phần hóa vì "xã hội không mất gì cả". Chẳng hạn, nhà máy đường Ninh Hòa là một trong những nhà máy đường có giá trị cổ phần hóa cao nhất (68 tỷ đồng) trong khi nhà máy tiếp tục phát triển tốt với mức thuế trung bình đóng cho Nhà nước trong vòng ba năm qua không dưới 70 tỷ đồng.
Vấn đề thứ hai được tỷ phú Trần Bá Dương khuyến nghị là tăng cường xuất khẩu. Ông Dương nói, Chính phủ đã xác định nông nghiệp là ngành chiến lược nhưng vừa rồi yêu cầu vay rất nhiều trong khi các ngân hàng lại e ngại cho vay nông nghiệp.
“Khi tham gia, tôi thấy nông nghiệp có tiềm năng rất lớn. Nếu trồng 50 - 100ha chuối thì không xuất khẩu được nhưng trồng quy mô lớn hơn 300ha sẽ là thế mạnh. Sản xuất công nghiệp trong nông nghiệp sẽ là thế mạnh của doanh nghiệp trong hội nhập sắp tới”, ông Dương nói.
Ông Dương cũng lưu ý đến bài toán quản trị doanh nghiệp. Theo đó, cộng đồng doanh nghiệp cần xây dựng và áp dụng nền tảng quản trị công nghiệp, có tính kỷ luật cao; ứng dụng số hóa với lộ trình phù hợp cho mọi ngành, nhất là ngành nông nghiệp. Số hoá rất tốn kém tiền của và sức lực nên nếu không có lộ trình và bước đi phù hợp thì có thể bị phá sản như nhiều trường hợp đã từng xảy ra trên thế giới.
Đặc biệt, cần giữ gìn và nâng cao hình ảnh trên trường quốc tế, phát triển thị trường mà gây tiếng xấu thì sẽ mất tất cả.
Chủ tịch Thaco còn cho rằng trong bối cảnh hội nhập diễn ra ngày càng sâu rộng cũng sẽ đi kèm nhiều rủi ro, các doanh nghiệp cần đoàn kết và hợp tác để bước đi cùng nhau. Theo đó, cần có nghị quyết để hướng tới xây dựng cộng đồng doanh nghiệp vững mạnh bởi Việt Nam đang trong giai đoạn có thể đầu tư ra nước ngoài.
"Tôi cam kết với Thủ tướng và cộng đồng doanh nghiệp là bản thân tôi và Thaco sẽ cố gắng làm một cách trung thực, thấm nhuần các triết lý về đóng góp và cống hiến cũng như chia sẻ và hỗ trợ với các doanh nghiệp một cách thân thiện để có thể phát triển hơn nữa trong bối cảnh hội nhập sâu rộng", lãnh đạo Thaco bày tỏ.
Chủ tịch TTC Đặng Văn Thành cũng nhắn nhủ cộng đồng doanh nghiệp về sứ mệnh của doanh nhân là tạo giá trị gia tăng cho xã hội, khách hàng và cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp cũng như thực hiện trách nhiệm với người dân.
Doanh nhân Việt vì một nền kinh tế thịnh vượng
Bí quyết trường tồn ngàn năm của các doanh nghiệp gia đình Nhật Bản
Một giai thoại ở Nhật Bản, các nhà thương gia khi đẻ con gái thì họ rất vui, nấu nồi cơm nếp gạo đỏ để chúc mừng. Vì nếu con trai mình dở quá thì lấy con rể thế vô. Còn nếu con trai mình giỏi quá thì lại có cơ hội chọn lựa người nào giỏi hơn. Làm sao giữ cho công ty tồn tại, làm sao đưa những người ưu tú vào công ty mình là điều mà doanh nghiệp gia đình rất quan tâm.
Những ‘nét vẽ’ làm nên thương hiệu doanh nghiệp
Bên cạnh đáp ứng nhu cầu mới của khách hàng trong bối cảnh mới, việc xây dựng thương hiệu trước hết cần ý chí mạnh mẽ và quyết đoán từ những người lãnh đạo.
Trái phiếu doanh nghiệp ngày càng 'ế ẩm'
Trong tháng 11, chỉ có 94 đợt phát hành đến từ 35 doanh nghiệp thành công, huy động được 26.716 tỷ đồng, tương đương 50% giá trị đăng ký. Trước đó, tỷ lệ phát hành trái phiếu doanh nghiệp thành công của tháng 10 là 52,4%, tháng 9 là 59,1%.
Hai bí quyết phòng chống khủng hoảng trong doanh nghiệp
Các chuyên gia về xử lý khủng hoảng truyền thông cho rằng, việc tạo ra dịch vụ từ trái tim và xây dựng trải nghiệm khách hàng tuyệt vời chính là bí quyết để các doanh nghiệp phòng chống khủng hoảng hữu hiệu nhất trong thời đại số.
CEO Amanaki Bùi Trung Đức vén màn sự thật về phát triển bền vững ngành khách sạn
Ông Bùi Trung Đức, nhà sáng lập kiêm Tổng giám đốc Khách sạn Amanaki, chia sẻ đầy tâm huyết về bản báo cáo phát triển bền vững đặc biệt.
Chọn lối đi nào để kinh tế bứt phá tăng trưởng 2 con số?
TS. Huỳnh Thế Du, giảng viên Trường Chính sách công và quản lý, Đại học Fulbright Việt Nam cho rằng, đổi mới sáng tạo chính là chìa khoá đưa Việt Nam bước vào nhóm các quốc gia thu nhập cao trong bối cảnh các động lực tăng trưởng cũ đã dần suy yếu.
Khi 'hữu cơ' trở thành lối sống đầy cảm hứng
Với Tyna Huỳnh, đồng sáng lập Drinkizz, hữu cơ (organic) không chỉ là một lựa chọn thực phẩm, mà là một triết lý sống kết nối con người với thiên nhiên và cộng đồng.
Doanh nghiệp may mặc hành động vì bình đẳng giới
Xây dựng một môi trường làm việc tôn trọng là chìa khóa để kiến tạo tương lai thịnh vượng và công bằng cho các doanh nghiệp may mặc ở Việt Nam.
Loại bỏ quan hệ liên kết với ngân hàng, doanh nghiệp rộng cửa vay vốn
Deloitte Việt Nam khuyến nghị các doanh nghiệp nhanh chóng rà soát và đánh giá sự ảnh hưởng của các thay đổi của Nghị định 20 để áp dụng ngay trong kỳ quyết toán thuế sắp tới.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Sở hữu 'thần dược', The Komorebi dẫn đầu xu hướng sống nghỉ dưỡng xa xỉ gắn với chăm sóc sức khỏe
Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.
SeABank triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các nữ hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, mang đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc dài lâu.
Chuyển nhượng vốn: Những lưu ý để tránh bị phạt thuế
Chuyển nhượng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro thuế, từ việc xác định đúng loại thuế, tính toán thuế suất, đến các quy định về khai báo và tránh bị truy thu, phạt.