Việt Nam là điểm đến của đầu tư khởi nghiệp
50 quỹ đầu tư hoạt động tại 6 nền kinh tế mạnh nhất Đông Nam Á đang hướng sự ưu tiên của mình vào Việt Nam trong 12 tháng tới.
Dù ảnh hưởng bởi Covid-19, nhưng các quỹ đầu tư cũng như các startup Việt Nam đều lạc quan trong thời gian tới, khi dịch được kiểm soát tốt hơn.
Theo Báo cáo đầu tư vào lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam (Vietnam Tech Investment) năm 2019, từ quốc gia đứng vị trí thứ 4 trong 6 nước ASEAN, hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam vươn lên thứ hạng 3, chỉ sau Indonesia và Singapore.
Tuy nhiên, Covid-19 lại giáng một “đòn chí mạng” cho các startup Việt. Những doanh nghiệp non trẻ, hừng hực khí thế khởi nghiệp vừa gia nhập thị trường đã phải đối mặt với môi trường đầu tư, nhu cầu người dùng thay đổi nhanh chóng.
Mặt khác, tình trạng thiếu vốn, kêu gọi đầu tư không còn thuận lợi và những khó khăn chung của nền kinh tế thế giới khiến không ít startup rơi vào cảnh lao đao.
Báo cáo Khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam của Austrade cũng đã chỉ ra 5 thách thức “ngáng đường” hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam, bao gồm: Khả năng tiếp cận tài chính - thuyết phục các nhà đầu tư; Tài năng và kỹ năng điều hành - không được đào tạo đầy đủ về khả năng kinh doanh; Hệ sinh thái còn phân mảnh; Khả năng R&D - năng lực khoa học, công nghệ và đổi mới; Vấn đề sở hữu trí tuệ.
Ở khía cạnh tích cực, các chuyên gia cho rằng thế mạnh của các startup Việt Nam là sự sáng tạo và khả năng học nhanh. Theo đó, công nghệ và những giải pháp thông minh như áp dụng trí tuệ nhân tạo sẽ là xu hướng mới, cần các startup nắm bắt kịp thời khi Covid-19 đã thúc đẩy nhanh chóng quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam.
Cơ hội vẫn sẽ mở ra cho những startup biết thích nghi, có đủ kỹ năng để vươn lên trong tình huống khó khăn. Ông Nguyễn Mạnh Dũng, nhà đồng sáng lập Quỹ Do Ventures đánh giá, Việt Nam đang đứng trước cơ hội sẽ sớm xuất hiện những Kỳ lần công nghệ (startup được định giá 1 tỷ USD) và kéo theo hệ sinh thái khởi nghiệp trong nước phát triển.
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc Việt Nam sẽ sớm có thêm nhiều Kỳ lần công nghệ không phải là không có cơ sở, khi có đầy đủ các yếu tố để biến điều đó thành sự thật - dân số đông, tỷ lệ người dùng smartphone cao, người dùng am hiểu, thích công nghệ, tăng trưởng kinh tế nhanh và nhân sự giỏi.
Đó là chưa kể đến, dịch Covid-19 đã khiến người dùng Việt Nam đang có xu hướng thay đổi hành vi sử dụng Internet, smartphone khi quen dần với việc chuyển dịch từ sử dụng các dịch vụ offline sang online, từ học tập, thanh toán, ngân hàng, mua sắm...
Bên cạnh VNG (đạt danh hiệu kỳ lân vào năm 2016), Việt Nam chưa thực sự có startup công nghệ kỳ lân thứ hai. VNG mất tới 12 năm để đạt định giá 1 tỷ USD, song sự hiện diện của nó lại không đậm nét như Gojek hay Grab ở Đông Nam Á.
Chưa kể đến, chuyển đổi số, Make in Vietnam, công nghiệp 4.0 là những từ khoá được chính phủ nhắc đi nhắc lại bởi Việt Nam không muốn là người đi sau. Bên cạnh hình ảnh một quốc gia sản xuất, Việt Nam đang muốn tiến xa hơn và có chỗ đứng trong lĩnh vực công nghệ.
Đó cũng là lý do cho thấy dù ảnh hưởng bởi Covid-19 nhưng các quỹ đầu tư cũng như các startup đều lạc quan trong thời gian tới, khi dịch được kiểm soát tốt hơn.
Covid-19 khiến số thương vụ và tổng vốn đầu tư năm 2020 giảm. Tháng 10/2020, báo cáo của Quỹ đầu tư Do Ventures đã ghi nhận kỷ lục về đầu tư khởi nghiệp tại Việt Nam năm 2019.
Cụ thể, năm 2019 thu hút được lượng vốn đầu tư kỷ lục 891 triệu USD với 123 thương vụ đầu tư, tăng gần gấp đôi so với năm 2018 (448 triệu USD với 60 thương vụ).
50 quỹ đầu tư hoạt động tại 6 nền kinh tế mạnh nhất Đông Nam Á đang hướng sự ưu tiên của mình vào Việt Nam trong 12 tháng tới.
Quỹ đầu tư Medix Ventures hoạt động trong mảng khởi nghiệp đang tìm kiếm đầu tư vào các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực y tế tại Việt Nam.
Với đà tăng trưởng hiện tại, trong năm 2021, số lượng phòng tập mang thương hiệu 25 FIT dự kiến sẽ đạt tới con số 100, và nhanh chóng cán mốc 250 phòng tập vào cuối năm 2022.
Số tiền huy động được sẽ giúp Stringee chiếm lĩnh hoàn toàn thị trường Việt Nam trong mảng Communications Platform (Nền tảng giao tiếp cho doanh nghiệp), đồng thời có những bước đi đầu tiên ra thị trường nước ngoài trong 1-2 tháng tới.
Thu hút FDI năm 2024 đạt được nhiều thành tựu quan trọng, bao gồm thỏa thuận mang tính lịch sử giúp thúc đẩy nền kinh tế trong kỷ nguyên mới.
Ngành sản xuất đã kết thúc năm đầy ảm đạm khi sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tăng yếu hơn, niềm tin kinh doanh giảm đáng kể.
Từ câu chuyện của Grab đến VIB và góc nhìn của AWS, trí tuệ nhân tạo không còn là khái niệm xa lạ mà đã trở thành xương sống của nền kinh tế số.
Vietnam Airlines trở thành hãng hàng không Việt Nam đầu tiên sử dụng nhiên liệu hàng không bền vững (SAF) trên các chuyến bay từ châu Âu từ ngày 1/1/2025.
Các doanh nghiệp vẫn đối mặt với nhiều hạn chế trong việc thực thi văn hóa doanh nghiệp, dù mức độ nhận thức và đầu tư đã có sự gia tăng đáng kể.
Từ nay đến hết 31/3/2025, khách hàng là chủ thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ quốc tế do SHB phát hành sẽ có cơ hội nhận hoàn tiền lên tới 1 triệu đồng và giảm giá trực tiếp 20% khi chi tiêu, mua sắm tại trung tâm thương mại Aeon Mall.
Từ những bước tiến vững chắc với dịch vụ vận tải, Be đã vươn mình thành siêu ứng dụng trong nền kinh tế số đáp ứng mọi nhu cầu hàng ngày của người Việt.