Đầu tư
'Việt Nam sẽ là tâm điểm của làn sóng đầu tư Hàn Quốc tại Đông Nam Á'
Hàng loạt ông lớn Hàn Quốc trong các lĩnh vực bán lẻ, thời trang, ẩm thực, công nghiệp điện tử... đã đổ bộ và xây dựng những đế chế tỷ đô tại Việt Nam.
Vừa qua, trong buổi tổng kết năm 2017, Tổng cục Du lịch Việt Nam đã công bố có khoảng 2,4 triệu khách Hàn Quốc đã đến ngao du, thăm thú và tìm hiểu thị trường để đầu tư vào dãi đất nắng ấm hình chữ S, tạo nên bất ngờ cho giới truyền thông và các đơn vị du lịch Việt.
Qua tín hiệu đáng mừng này, các doanh nghiệp Việt sẽ làm gì để bắc nhịp cầu trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư và du lịch sao cho đồng bộ, bắt kịp làn sóng đầu tư đăng tăng nhanh từ Hàn Quốc, một đối tác được xem là con rồng châu Á đầy bản lĩnh.
Những con số ấn tượng
Ngoài công bố của Tổng cục Du lịch thì một con số do Tổng cục Thống kê cung cấp cũng cho thấy trong 3 quý đầu năm 2017, thương mại giao thương giữa Việt Nam - Hàn Quốc đã đạt 47,2 tỷ USD. Qua đó, các chuyên gia kinh tế tính toán và kỳ vọng năm 2017, con số này sẽ vượt mức 50 tỷ USD, gấp 100 lần so với quy mô của năm 1992, thời điểm các đối tác Hàn Quốc vừa chạm ngõ vào Việt Nam.
Để đạt những con số đáng kể trên, bên lề sự kiện xúc tiến quảng bá kinh tế, du lịch trong lễ hội văn hóa Gyeongju 2017, ông Jung Chang Wook, Trưởng đại diện Tổng cục Du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam chia sẻ thêm: khi Chính phủ và các doanh nghiệp Hàn Quốc tham khảo, tiến hành chiến lược đầu tư vào Việt Nam thì ngay lập tức công tác xúc tiến thương mại, du lịch giữa hai quốc gia cũng khởi sắc mạnh mẽ.
Nếu Hàn Quốc là điểm đến mới của những cô dâu Việt, những du học sinh và lao động hợp tác thì Việt Nam được người Hàn yêu thích bởi thắng cảnh thiên nhiên tuyệt vời với bờ biển dài, ấm và đầy nắng, rất phù hợp cho những kỳ nghỉ tránh đông. Tuyệt vời hơn, văn hóa ẩm thực Việt rất đa dạng, hải sản tươi ngon. Điều cần chú trọng là Việt Nam cần gìn giữ môi trường cẩn trọng hơn. Chắc chắn nhiều du khách Hàn sẽ chọn Việt Nam là điểm đến cho các kỳ nghỉ của họ.
Tại một buổi hội thảo về kinh tế du lịch, ông Song Hajin, Chủ tịch tỉnh Jeollabuk cho biết, người Việt Nam rất quan tâm đến Hàn Quốc vì có nhiều điểm tương đồng về văn hóa, kinh tế xã hội thì phát triển mạnh mẽ. Riêng khí hậu thì khác xa một trời một vực nhưng đó chính là tâm điểm để người Việt tò mò, muốn ngao du để tìm hiểu Hàn Quốc thật trọn vẹn.
Ngược lại, nhận thấy những triển vọng của Việt Nam, một thị trường gần 100 triệu dân với sự đa dạng về vùng miền và văn hóa dân tộc đầy bản sắc, chúng tôi đánh giá Việt Nam sẽ là “tâm điểm của làn sóng Hàn Quốc tại Đông Nam Á”.
Điều này thể hiện rõ nét nhất ngay sau khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) chính thức có hiệu lực từ tháng 12/2015”.
Đến nay, có thể nói nhận định của các chuyên gia nghiên cứu thị trường Hàn Quốc về Việt Nam hoàn toàn đúng đắn. Ông Kim Jaehong, Chủ tịch Cơ quan xúc tiến thương mại và đầu tư Hàn Quốc (Kotra) cho biết trong 25 năm qua, Việt Nam và Hàn Quốc đã tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực kinh tế và đạt được nhiều thành tựu đáng kể.
Vì sao lại hấp dẫn?
Tham khảo các lĩnh vực kinh tế đầu tư, chỉ cần lướt qua các bản tin cập nhật, rất dễ dàng tìm thấy thông tin các thương hiệu đình đám của Hàn Quốc đổ bộ vào Việt Nam như Lotte và Shinsegae, hai đại gia nổi tiếng ở thị trường bán lẻ; rồi các thương hiệu từ làm đẹp, ẩm thực cho đến các thương hiệu công nghệ thông tin…
Mang giấc mơ chiếm lĩnh thị trường bán lẻ Việt Nam thật mãnh liệt, hiện nay, Lotte đang chuyển dần nhiều dự án từ Trung Quốc sang Việt Nam, thầm lặng xây dựng “đế chế” kinh doanh cho mình bằng hàng loạt các cụm trung tâm thương mại lớn, hội tụ đầy đủ các nhu cầu giải trí, mua sắm và thư giãn, giúp người tiêu dùng Việt tha hồ lựa chọn.
Không chỉ có thế, các thương hiệu này còn đang tính toán việc xây dựng, nuôi trồng các trang trại nông - lâm - ngư, trung tâm rau quả cao cấp để phục vụ thị trường tại chỗ, đồng thời họ còn tính toán rằng các sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam sẽ giảm phí nhiều hơn. Đồng thời, ngoài việc xuất khẩu, các mặt hàng gia dụng xứ Hàn sẽ dần bao phủ thị trường Đông Dương ngày càng rộng khắp.
Ở lĩnh vực thời trang, ẩm thực và y tế, nếu chỉ cần dạo một vòng Hà Nội và TP.HCM rất dễ nhận ra các chuỗi thương hiệu nhà hàng Hàn Quốc đang chiếm lĩnh các vị trí đắc địa của trung tâm thương mại ngày càng nhiều. Đặc biệt, chiến dịch marketing của Hàn còn xuất hiện nhan nhản trên các sóng truyền hình từ phim ảnh, game show...
Qua một cuộc tổng kết bỏ túi, công chúng thế giới biết đến đất nước Hàn từ sự kiện Olympic mùa hè Seoul năm 1988 thật ấn tượng. Chỉ sau 30 năm, Hàn Quốc chiếm lĩnh nhiều thị trường quan trọng ở mọi lĩnh vực. Ngay cả Nhật Bản và Trung Quốc, vốn là hai quốc gia có thế mạnh và từng vượt xa xứ Hàn. Thế nhưng, không ai có thể nghĩ rằng thương hiệu Samsung đã “hạ bệ” người khổng lồ Sony rất ngoạn mục.
Đủ sức cạnh tranh?
Cuối năm 2017, với giấc mơ muốn mọi người trên thế giới sẽ cảm nhận một Hàn Quốc xinh đẹp hấp dẫn và đa dạng; rất nhanh chóng, Chính phủ Hàn Quốc đã xây dựng chương trình lễ hội văn hóa thế giới Gyeongju được tổ chức tại nhiều quốc gia trên khắp hành tinh. Đặc biệt, Việt Nam là quốc gia được lựa chọn mở đầu cho sự kiện đình đám này.
Trả lời câu hỏi vì sao Hàn Quốc lựa chọn Việt Nam để đầu tư, ông Kim Jaehong nói thẳng thắn: “Chúng tôi lựa chọn đất nước các bạn với 2 điều căn bản: Thứ nhất, nền văn hóa xã hội Việt Nam rất ổn định. Từ đó, các doanh nghiệp khi đầu tư, họ luôn mong mỏi đất nước mà họ đang lập chiến lược có sự phát triển ổn định kinh tế lâu dài. Điều thứ hai, đó là những chính sách của Chính phủ được duy trì theo hướng cải thiện môi trường đầu tư, cởi mở nên thu hút được nhiều các nhà đầu tư nước ngoài trong đó có doanh nghiệp Hàn Quốc”.
Riêng Việt Nam, với lượng du khách đổ bộ ngày càng nhiều, ngoài việc mừng vì ta có một nguồn kinh tế không khói nhưng việc thu hút đầu tư, xây dựng các chiến lược kinh tế vĩ mô, lập phương trình cho kế hoạch xuất khẩu sản phẩm và con người đến làm việc tại vùng đất lạnh này, tất cả vẫn chỉ là manh nha, nhỏ giọt và như vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
Chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn nhất Hàn Quốc ‘tấn công’ thị trường Việt Nam
Khởi động giải gôn thường niên BRG Golf Hanoi Festival 2024
Giải gôn thường niên BRG Golf Hanoi Festival sẽ chính thức chào đón các gôn thủ trong hai ngày thi đấu 9 và 10/11/2024 tại hai sân gôn đẳng cấp quốc tế.
Tiện ích khác biệt, Hanoi Melody Residences hấp dẫn khách ở thực
Tạo ra sự khác biệt hoàn toàn với các dự án hiện hữu, Hanoi Melody Residences đang hút lượng lớn khách có nhu cầu ở thực đến Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội.
Lotte Finance thâm nhập thị trường cho thuê xe dài hạn
Lotte Finance đánh giá cho thuê xe dài hạn giàu tiềm năng sẽ sớm được thúc đẩy bởi sản phẩm tài chính linh hoạt và nhu cầu tiêu dùng ngày một tăng.
Zalopay tiến vào mảng trả góp
Zalopay xác định phát triển theo hướng trở thành một nền tảng thanh toán toàn diện đã liên tục đưa ra các sản phẩm mới hướng tới trải nghiệm người dùng.
EximRS phân phối độc quyền dự án căn hộ Conic Boulevard
EximRS trở thành đơn vị phân phối độc quyền dự án căn hộ Conic Boulevard do Công ty CP Xây dựng đầu tư và phát triển Lĩnh Phong Conic phát triển.
MSB hoàn thành 72% kế hoạch năm
MSB công bố báo cáo tài chính quý III với tín dụng tăng 15,11% nhờ đa dạng hóa giải pháp, đặc biệt trên nền tảng số, và vốn điều lệ nâng lên 26.000 tỷ đồng.
Lợi nhuận ngân hàng phân hóa
Trong khi hầu hết ngân hàng lớn vẫn duy trì được lợi nhuận tăng trưởng mạnh, các ngân hàng vừa và nhỏ đang gặp nhiều khó khăn hơn.