Aqua City của Novaland được gỡ vướng
Sau hơn hai năm đình trệ xây dựng do vướng vấn đề pháp lý, dự án Aqua City do Tập đoàn Novaland phát triển tại Đồng Nai đã thoát bế tắc.
Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là sợi dây gắn kết thương mại tự do duy nhất giữa Việt Nam và Canada, cũng như giữa Việt Nam với Bắc Mỹ, giữa Canada với Đông Nam Á.
Ngày 14/1/2019, CPTPP chính thức đi vào hiệu lực, đánh dấu một chặng đường mới trong tiến trình tự do hóa thương mại và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Các chuyên gia đánh giá, CPTPP là hiệp định tự do thương mại thế hệ mới, bao hàm những cam kết vượt ra khỏi phạm vi thuế quan, thương mại, với tiêu chuẩn cao hơn nhiều so với các hiệp định trước đó.
Trong số các đối tác tham gia vào CPTPP, Canada là thị trường quan trọng và mang tính chủ chốt. Được biết, CPTPP là hiệp định tự do thương mại đầu tiên giữa Việt Nam với Canada, cũng như giữa Việt Nam với một quốc gia Bắc Mỹ và giữa Canada với một quốc gia Đông Nam Á.
Điều này mở ra một lợi thế to lớn cho cả Việt Nam và Canada, khi không chỉ khai thác được thị trường của đối phương mà còn là cơ hội mở rộng tiếp cận sang các thị trường rộng lớn hơn phía sau hai nước.
Đánh giá về tình hình thực thi CPTPP trong mối quan hệ thương mại Việt Nam – Canada, TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, trong 2 năm vừa qua, dù đối mặt với những biến động khó lường trong quan hệ thương mại quốc tế, tăng trưởng thương mại giữa hai nước vẫn đạt được những kết quả ấn tượng.
Cụ thể, năm 2019, xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với Canada tăng xấp xỉ 30%, gấp 4 lần so với thương mại giữa Việt Nam và các đối tác khác trong CPTPP. Đến năm 2020, tăng trưởng thương mại chậm lại đáng kể nhưng cũng đạt được mức gấp đối tốc độ tăng trưởng xuất khẩu.
Tính chung 2 năm thực thi CPTPP, tỷ lệ tận dụng thuế quan giữa Việt Nam và Canada đạt 8%, cao gấp gần 5 lần mức trung bình so với các đối tác khác là 1,67%.
Bà Lisa Mallin, chuyên gia cao cấp về CPTPP của Canada đánh giá, những kết quả kể trên là do mối “tương thích” giữa hai quốc gia, với cơ cấu mặt hàng không cạnh tranh, lại đều đang trong quá trình tài cơ cấu nền kinh tế.
“CPTPP tạo ra cơ hội mới cho các quốc gia để đảm bảo tối đa hóa lợi ích của người tiêu dùng”, bà Lisa nhận xét.
Khai thác tiềm năng Việt Nam – Canada
Các chuyên gia đánh giá, dư địa thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và Canada còn rất lớn nhờ vào những thế mạnh riêng của cả hai quốc gia. Thông qua lợi thế từ việc ký kết CPTPP, doanh nghiệp hai nước đang đứng trước cơ hội rộng mở cả về thương mại và đầu tư.
Ông Đinh Công Thanh, Ủy viên thương mại Đại sứ quán Canada nhận xét, nông sản, thủy hải sản là những mặt hàng mũi nhọn xuất khẩu của Canada sẽ được tiêu thụ mạnh mẽ tại thị trường Việt Nam trong thời gian tới.
Mặt khác, doanh nghiệp Canada cũng có thể đóng góp cho tiến trình phát triển của Việt Nam thông qua các lĩnh vực yêu cầu hàm lượng khoa học công nghệ cao, đặc biệt là phát triển cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin, viễn thông và dịch vụ hàng không
Công nghệ sạch cũng là thế mạnh của Canada, với những công nghệ về xử lý nước thải, quản lý chất thải rắn, công nghệ lưu trữ, truyền tải điện tái tạo cũng như khả năng xây dựng các tiêu chuẩn an toàn trong các lĩnh vực phát triển bền vững. Những công nghệ này là mảnh ghép không thể thiếu cho Việt Nam trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế.
Ông Thanh cho biết, doanh nghiệp Canada luôn sẵn lòng kết nối, hỗ trợ các đối tác Việt Nam trên tinh thần đôi bên cùng có lợi. Các doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu có thể liên lạc với đại sứ quán hoặc Thương vụ Canada tại Việt Nam để được tư vấn và kết nối.
Về phía các doanh nghiệp Việt Nam, ông Bùi Quốc Hoàn, Trưởng phòng châu Mỹ, Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ, Bộ Công thương cho biết, Canada là thị trường đặc biệt tiềm năng nhờ vào sức mua của người dân cũng như vị trí địa lý.
“Doanh nghiệp muốn vào Mỹ thì nên trải nghiệm qua Canada vì Canada có thể được coi là “thị trường ngách” với những quy định về hồ sơ, cách thức đều tương đồng so với Mỹ”, ông Hoàn nhận xét.
Đặc biệt, đang có khoảng 200.000 người Việt Nam định cư tại Canada, cùng với khoảng 20.000 du học sinh, có thể sẽ là nguồn lực, là “vệ tinh thu nhỏ” để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam.
Theo đại diện Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ, các lĩnh vực nhận được “cơ hội rõ rệt” bao gồm đồ nội thất, da giày, cao su, nông sản và thủy hải sản, là những mặt hàng chủ lực xuất khẩu của Việt Nam, phù hợp với nhu cầu tiêu dùng tại thị trường Canada.
Tuy nhiên, là một quốc gia G7 có nền kinh tế phát triển, thị trường Canada tương đối khó tính với hệ thống các quy định khắt khe liên quan tới đóng gói bao bì, nhãn mác hay vệ sinh an toàn thực phẩm, đòi hỏi doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ lưỡng, xây dựng chuẩn hóa dây chuyền sản xuất, kinh doanh.
Sau hơn hai năm đình trệ xây dựng do vướng vấn đề pháp lý, dự án Aqua City do Tập đoàn Novaland phát triển tại Đồng Nai đã thoát bế tắc.
Việc chủ động phát triển bản thân, xây dựng và duy trì các mối quan hệ cùng thái độ cởi mở với thay đổi là những yếu tố quan trọng.
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng, hướng đến một tương lai bền vững.
WinMart kỷ niệm 10 năm với đại sứ WINNIE, ưu đãi hấp dẫn từ 11 thương hiệu lớn trong Tuần lễ thương hiệu diễn ra từ ngày 21/11 đến 4/12.
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.