Tài chính
Vietcombank, BIDV lỡ hẹn bán vốn
Cả hai "ông lớn" ngân hàng quốc doanh đều hoãn kế hoạch phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho đối tác chiến lược sang năm 2025.
Lỡ hẹn
Báo cáo ngành ngân hàng của chứng khoán MB (MBS) mới đây cho biết, ngành ngân hàng sẽ không có hoạt động huy động vốn nào trong nửa cuối năm 2024.
Theo đó, cả hai ông lớn Vietcombank và BIDV sẽ đều hoãn kế hoạch phát hành cổ phiếu sang năm 2025.
Cụ thể, Vietcombank hoãn kế hoạch phát hành riêng lẻ theo tỷ lệ 6,5%, dự kiến trị giá khoảng 1 tỷ USD sang năm 2025.
BIDV hoãn kế hoạch phát hành thêm 9% vốn điều lệ sang năm 2025. Việc định giá sẽ phụ thuộc vào giá thị trường tại thời điểm đó.
Trước đó, tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2024, Vietcombank đã rút nội dung 'Thông qua phương phát hành cổ phiếu riêng lẻ để tăng vốn điều lệ' khỏi chương trình.
Hồi đầu năm nay, ban lãnh đạo Vietcombank từng cho biết, sẽ chờ kết quả đợt tăng vốn từ nguồn lợi nhuận giữ lại của năm 2022 trước khi phát hành riêng lẻ.
Về phát hành riêng lẻ, ban lãnh đạo Vietcombank cho biết, tùy điều kiện thị trường, ngân hàng sẽ tổ chức hội nghị giới thiệu với nhà đầu tư, cổ đông trong và ngoài nước.
“Chúng tôi dự kiến sẽ thực hiện việc này trong năm 2024 và phát hành thành công 6,5% cổ phần riêng lẻ, có thể từ nay đến 2025 sẽ hoàn thành”, ông Đỗ Việt Hùng, Thành viên HĐQT Vietcombank từng chia sẻ.
Theo một số nguồn tin, Vietcombank sẽ phát hành riêng lẻ 6,5% vốn cho cổ đông chiến lược Mizuho và một số cổ đông khác. Công ty chứng khoán ACB ước tính, giá cổ phiếu trong thương vụ phát hành riêng lẻ sẽ khoảng 100.000 đồng/cổ phiếu, huy động khoảng 25.000 tỷ đồng.
Với BIDV, kế hoạch phát hành riêng lẻ được kỳ vọng hơn trong năm 2024. Kế hoạch đã được đưa ra từ hai năm trước với dự kiến ban đầu là phát hành 455 triệu cổ phiếu, tương ứng tăng 9%, tuy nhiên vẫn chưa thực hiện được do tình hình chưa thuận lợi.

Ông Phan Đức Tú, Chủ tịch BIDV từng cho biết, nhà băng đã tiếp xúc tới gần 40 nhà đầu tư trong 3 năm qua nhưng vẫn chưa thể phát hành tăng vốn do điều kiện kinh tế vĩ mô.
Sang năm 2024, BIDV đã trình và thông qua kế hoạch tăng vốn từ hơn 57.004 tỷ đồng lên trên 70.624 tỷ đồng bằng phát hành thêm 1.361 triệu cổ phiếu.
Trong đó, 1.197 triệu cổ phiếu là để trả cổ tức và phát hành riêng lẻ gần 165 triệu cổ phiếu.
Cổ phiếu chào bán riêng lẻ áp dụng với nhà đầu tư tổ chức trong và ngoài nước, có thể bao gồm một số cổ đông hiện hữu của BIDV.
Giá chào bán sẽ xác định theo nguyên tắc giá thị trường. Cổ phần chào bán riêng lẻ sẽ bị hạn chế chuyển nhượng ba năm đối với nhà đầu tư chiến lược và một năm với nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.
Ban lãnh đạo BIDV cho biết kế hoạch tăng vốn này của BIDV đã nhận được sự quan tâm cụ thể của các nhà đầu tư. Nếu thuận lợi thì BIDV có thể triển khai phương án phát hành thêm ngay trong cuối năm 2024.
Mặc dù vậy, đến thời điểm này, câu chuyện phát hành riêng lẻ của Vietcombank và BIDV có thể sẽ phải lùi sang năm 2025.
Tăng trưởng tín dụng dưới trung bình
Tăng vốn cho các ngân hàng cổ phần nhà nước lớn vẫn diễn ra chậm chạp. Điều này cũng làm ảnh hưởng tới khả năng tăng trưởng tín dụng của nhóm nhà băng này.
Thống kê cho thấy, nửa đầu năm 2024, trong số bốn ngân hàng quốc doanh thì có ba cái tên là Agribank, BIDV và Vietinbank có mức tăng trưởng dưới trung bình. Chỉ có Vietcombank tăng trưởng ngang trung bình ngành.

Trong nửa đầu năm 2024, Agribank là ngân hàng duy nhất trong nhóm 4 ngân hàng lớn được duyệt việc tăng vốn.
VietinBank cũng đang có kế hoạch trả cổ tức bằng tiền mặt trong năm 2024 và chờ sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 của VietinBank đã thông qua phương án sử dụng toàn bộ lợi nhuận sau khi trích lập các quỹ của năm 2023 để chia cổ tức, tăng vốn điều lệ.
VietinBank cũng đã đề xuất các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt chủ trương cho phép ngân hàng được giữ lại toàn bộ lợi nhuận hàng năm của giai đoạn 2024 - 2028 để tăng vốn, nâng cao năng lực tài chính, mở rộng dư địa tăng trưởng tín dụng.
Nới 'room' tín dụng cho ngân hàng tăng trưởng tốt
Tỷ giá hạ nhiệt tạo thêm dư địa cho tăng trưởng tín dụng
Tỷ giá hạ nhiệt giúp NHNN có thêm không gian để hỗ trợ thanh khoản thị trường cũng như bổ sung dự trữ ngoại hối vào giai đoạn cuối năm.
Ngân hàng trước sức ép tăng trưởng tín dụng
Lấy tăng trưởng tín dụng là một tiêu chí đánh giá để giao room tín dụng cho năm sau có thể gián tiếp khiến các ngân hàng phải thỏa hiệp giữa "tăng trưởng và chất lượng tài sản".
Giải mã hệ sinh thái thẻ tín dụng của VIB
VIB vừa chạm mốc 750.000 thẻ vào cuối tháng 6/2024. Xét trên toàn thị trường thẻ tín dụng tại Việt Nam, con số này chưa phải lớn nhất, nhưng đặc biệt khi xét trên tốc độ tăng trưởng, thị phần chi tiêu và các xu thế công nghệ, ưu đãi, trải nghiệm người dùng.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Dòng vốn ngoại chực chờ đảo chiều, chứng khoán đón sóng tăng
Xu hướng bán ròng của khối ngoại tại thị trường Việt Nam được kỳ vọng sẽ dần hạ nhiệt với những thông tin tích cực tới từ chính sách vĩ mô, xu hướng dòng tiền.
Ngân hàng lại chạy đua tăng vốn
Để đáp ứng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và nhu cầu vốn lớn của nền kinh tế, nhiều nhà băng năm nay tiếp tục đưa ra các kế hoạch tăng vốn mạnh mẽ.
Sự bứt phá của ngân hàng mở đầu làn sóng nhận sáp nhập và tầm nhìn chiến lược trước thời cuộc
Chỉ trong vòng 3 tháng, Ngân hàng Nhà nước đã hoàn tất việc chuyển giao 4 ngân hàng yếu kém, tất cả đều đã được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt từ năm 2015. Trước đó, nhiều thương vụ nhận sáp nhập đã được thực hiện thành công làm tiền đề cho việc thúc đẩy chủ trương này.
Chứng khoán Đông Nam Á về vực sâu, Việt Nam giữ phong độ vượt trội
Niềm tin trở lại đã giúp cải thiện thanh khoản của thị trường chứng khoán liên tục trong nhiều tuần qua và kéo VN-Index vượt mốc 1.300 điểm.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.