Doanh nghiệp
Vietnam Airlines muốn mua thêm 50 máy bay thân hẹp
Vietnam Airlines có kế hoạch phát hành hồ sơ mời thầu vào năm 2025 để mua 50 máy bay thân hẹp mới, hướng tới mục tiêu 170 máy bay mới vào năm 2035.
Theo thông tin từ Reuters, Vietnam Airlines (VNA) vừa gửi đề xuất tới các nhà sản xuất máy bay về việc mua thêm 50 máy bay thân hẹp trong năm tới, theo chia sẻ của giám đốc điều hành của công ty.
Năm ngoái, hãng hàng không này đã ký thỏa thuận tạm thời trị
giá 7,8 tỷ USD với Boeing để mua 50 máy bay 737 MAX nhưng thương vụ vẫn chưa
hoàn tất.
"Tại Việt Nam, chúng tôi phải trải qua quá trình đấu thầu cho tất cả các hãng. Vì vậy, cánh cửa vẫn đang rộng mở cho các nhà sản xuất máy bay", ông Lê Hồng Hà, Tổng giám đốc Việt Nam Airlines chia sẻ bên lề sự kiện của Hiệp hội các hãng hàng không châu Á - Thái Bình Dương tại Brunei.
Vị lãnh đạo của hãng cũng cho biết Boeing cũng đã gửi một lời đề nghị tốt cho công ty.
Airbus
và Boeing là hai nhà sản xuất máy bay thân hẹp nổi tiếng trên toàn cầu. Airbus
có A320neo cạnh tranh trực tiếp với 737 MAX của Boeing.
Đội bay thân hẹp hiện tại của hãng chỉ gồm máy bay Airbus, hãng cần 170 máy bay mới vào năm 2035.
Ngoài ra, nhà sản xuất Comac của Trung Quốc cũng muốn tham gia cuộc cạnh tranh này với dòng C919 của mình. Các yêu cầu đề xuất cũng đang mở ra khả năng Comac cung cấp C919 trong bối cảnh Trung Quốc đang thể hiện mong muốn mở rộng tiếp thị máy bay đến Việt Nam.
Thành lập năm 2008, Comac là doanh nghiệp quốc doanh của Trung Quốc, chuyên nghiên cứu, phát triển máy bay thương mại với tham vọng phá vỡ thế độc quyền trong lĩnh vực này của phương Tây. Hiện tại, hai dòng máy bay của nhà sản xuất Trung Quốc đã đi vào vận hành là mẫu thân hẹp C919 và tàu phản lực khu vực ARJ21.
Trong đó, C919 là thành quả 14 năm phát triển của Comac, được Trung Quốc cấp chứng nhận cuối tháng 9/2022. Với chiều dài gần 39m, tàu bay sức chứa tối đa 192 hành khách, tầm bay 4.075km.
Đến hết tháng 8, Comac đã nhận đặt hàng hơn 1.000 chiếc C919. Riêng ba hãng quốc doanh lớn nhất Trung Quốc đặt 100 tàu mỗi hãng.
Gam màu sáng tối trong bức tranh kinh doanh của ngành hàng không
Đầu tư 289.000 tỷ đồng cho 22 cảng hàng không
Đây là ước tính chi phí để phát triển 22 dự án cảng hàng không trong giai đoạn 2021-2030 theo quy hoạch.
Các hãng hàng không miễn phí chuyển hàng cứu trợ vùng lũ miền Bắc
Để chung tay cùng cả nước hỗ trợ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do lũ lụt sau cơn bão số 3 gây ra, các hãng hàng không đã miễn phí việc vận chuyển hàng hoá đến các sân bay phía Bắc.
Cơn bĩ cực ngành hàng không Việt
Mặc dù thị trường khá sôi động với sự tham gia của nhiều hãng bay nhưng việc có thể “gặt hái” lợi nhuận luôn hết sức khó khăn.
Cuộc chơi mới của Tập đoàn Bühler tại Việt Nam
Tập đoàn Bühler đẩy mạnh phát triển thiết bị ngành vật liệu công nghệ cao vào thị trường Việt Nam với kỳ vọng thúc đẩy ngành sản xuất công nghiệp xe điện tại đây.
Bí mật sau đà tăng trưởng thần tốc của thương mại điện tử
Thương mại điện tử được dự báo có thể tăng trưởng tới 35% mỗi năm trong bốn năm tới.
Gỡ nút thắt nguồn lực cho chuyển đổi xanh
Chuyển đổi xanh trong doanh nghiệp cần được kích hoạt thông qua tháo gỡ nút thắt trong triển khai các công cụ tài chính xanh.
Quảng Trị thúc đẩy tiến độ dự án LNG Hải Lăng
Tỉnh Quảng Trị đang thúc đẩy tiến độ dự án điện khí LNG Hải Lăng giai đoạn 1, trị giá 54.000 tỷ đồng, với mục tiêu đưa vào vận hành từ năm 2029.
Đổi nợ thành cổ phần: Còn cách nào khác cho doanh nghiệp địa ốc?
Để giảm áp lực trả nợ và chi phí lãi vay, nhiều doanh nghiệp địa ốc vẫn buộc phải chọn giải pháp phát hành cổ phần để hoán đổi nợ.
Tái tạo ở Liên hoan Sáng tạo và thiết kế Việt Nam 2024
Liên hoan Sáng tạo và thiết kế Việt Nam (VFCD) thường niên lần thứ sáu với chủ đề “tái tạo” diễn ra tại Hà Nội từ ngày 16 - 22/11/2024.
Gen Z 'đại tu' nơi làm việc
Thế hệ Z đang định hình lại nơi làm việc với phong cách làm việc linh hoạt, ưu tiên sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, làm việc từ xa và các giờ làm việc không cố định.