Gam màu sáng tối trong bức tranh kinh doanh của ngành hàng không

Dũng Phạm Chủ nhật, 08/09/2024 - 12:04

Ngành hàng không đã ghi nhận kết quả kinh doanh khởi sắc trong nửa đầu năm 2024 nhờ hoạt động vận chuyển phục hồi ấn tượng.

Hàng loạt "ông lớn" trong ngành hàng không đã công bố kết quả kinh doanh với nhiều con số cao "chưa từng thấy" sau nửa đầu năm. Bên cạnh đó, nỗi lo về cơ cấu tài chính vẫn hiện hữu và chưa thể được giải quyết trong ngắn hạn.

Kết quả kinh doanh khởi sắc

Công ty CP Hàng không Vietjet vừa công bố báo cáo tài chính bán niên sau kiểm toán với doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng tích cực.

Cụ thể, sau hợp nhất, Vietjet đạt hơn 34.000 tỉ đồng doanh thu và hơn 1.000 tỉ đồng lợi nhuận trước thuế nửa đầu năm 2024, tăng trưởng lần lượt 15% và 307% so với cùng kỳ.

Trong đó, riêng doanh thu vận tải hàng không nửa đầu năm đạt hơn 33.860 tỉ đồng. Lãi trước thuế đạt 1.166 tỉ đồng, gấp gần bảy lần cùng kỳ năm ngoái.

Theo đánh giá mới đây nhất của Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Saigon Ratings, Vietjet được duy trì bậc xếp hạng tín nhiệm dài hạn vnBBB- với triển vọng “Ổn định”.

Vietjet được đánh giá có sự phục hồi rõ rệt trong thời gian qua, đồng thời có thể bứt phá phát triển nhanh hơn và bền vững hơn trong trung và dài hạn nhờ tiềm năng tăng trưởng ở mảng vận chuyển hàng hóa và đặc biệt là mảng vận chuyển khách quốc tế.

Trong khi đó, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) trước đó đã công bố báo cáo bán niên được kiểm toán với số liệu tích cực trở lại sau chuỗi bốn năm liền thua lỗ.

Theo đó, trong nửa đầu năm, doanh thu thuần của Vietnam Airlines đạt 52.560 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt hơn 5.400 tỷ đồng so với mức lỗ 1.386 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái.

Theo giải trình từ phía Vietnam Airlines, lợi nhuận sau thuế tăng mạnh trong 6 tháng qua chủ yếu đến từ doanh thu cung cấp dịch vụ tăng và hãng đã khôi phục lại toàn bộ mạng bay nội địa, hầu hết các đường bay quốc tế đã được khai thác cũng như mở thêm các đường bay mới.

Ngoài công ty mẹ, các công ty con của Vietnam Airlines đều kinh doanh có lãi. Trong đó, tổng công ty ghi nhận thu nhập khác hợp nhất tăng mạnh do Pacific Airlines được đối tác xóa nợ theo thỏa thuận trả máy bay.

Tại Đề án cơ cấu lại Vietnam Airlines giai đoạn 2021-2025 đang được xét duyệt, công ty dự kiến sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp để khắc phục tình trạng âm vốn chủ sở hữu hợp nhất.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cũng ghi nhận kết quả kinh doanh bán niên đầy ấn tượng, với lợi nhuận chạm mức cao kỷ lục. Đáng chú ý, ACV sở hữu biên lợi nhuận gộp “tăng vọt” lên đến trên 60%.

Theo đó, doanh thu thuần đạt 11.178 tỷ đồng, tăng 16% và lãi ròng đạt 6.148 tỷ đồng, tăng 45% so với cùng kỳ. Sự tăng trưởng đến từ cả hai mảng chính là dịch vụ hàng không, tăng 500 tỷ đồng lên mức 4.550 tỷ đồng, trong khi mảng phi hàng không tăng thêm 100 tỷ đồng lên 700 tỷ đồng.

ACV cho biết, lợi nhuận tăng ấn tượng nhờ sự hồi phục mạnh mẽ của khách quốc tế trong nửa đầu năm với mức tăng gần 40%, bất chấp tổng sản lượng khách giảm nhẹ so với cùng kỳ. Cùng với đó, sản lượng cất hạ cánh quốc tế cũng tăng mạnh 27%, đạt hơn 126.700 lượt chuyến.

Thêm nữa, hoạt động vận chuyển hàng hóa cũng góp phần không nhỏ khi sản lượng hàng hóa và bưu kiện đạt gần 730.000 tấn, tăng 26% so với cùng kỳ. Trong đó, hàng hóa quốc tế đạt 498.000 tấn, tăng 21% và hàng hóa nội địa đạt 231.000 tấn, tăng 36%.

Nhờ đó, “ông trùm” cảng hàng không Việt Nam đã hoàn thành hơn 80% mục tiêu lợi nhuận năm chỉ sau sáu tháng.

Áp lực tài chính

Bên cạnh kết quả kinh doanh khởi sắc, áp lực về nợ vay vẫn hiện hữu với các vị “đại gia” trong ngành hàng không.

Đối với Viejet, theo Saigon Ratings, các khoản phải thu khách hàng có giá trị lớn làm ảnh hưởng trọng yếu tới dòng tiền kinh doanh.

Bên cạnh đó, các nghĩa vụ nợ nội bảng và cam kết ngoại bảng có giá trị lớn của công ty đã tăng mạnh trong năm 2023 với 9.000 tỷ đồng trái phiếu được phát hành mới, tương đương hơn một phần tư tổng dư nợ tài chính. Lãi suất các lô trái phiếu này đã không còn ở mức thấp như các đợt phát hành trước, gây áp lực lớn lên chi phí vốn của công ty trong ngắn và trung hạn.

Đáng chú ý, hiện Vietjet vẫn đang có khoản nợ xấu hơn 1.700 tỷ đồng tại ACV, tăng 470 tỷ đồng so với đầu năm. Trong khi đó, tỷ lệ nợ vay/tổng tài sản sau điều chỉnh của Vietjet là trên 60% và dự báo sẽ còn tiếp tục tăng để phục vụ việc mở rộng và phát triển các tuyến bay quốc tế.

Theo giới phân tích, động thái này yêu cầu Vietjet cần có sự đánh giá kỹ về dòng tiền và tính hiệu quả của phương án để đảm bảo rủi ro của các khoản vay, tránh ảnh hưởng tới quá trình phục hồi vốn đang "mong manh" trong bối cảnh ẩn chứa nhiều biến số bất định.

Còn với Vietnam Airlines, hãng kiểm toán KPMG nhấn mạnh, tại ngày 30/6, nợ ngắn hạn của Vietnam Airlines vượt quá tài sản ngắn hạn với số tiền là 40.787 tỷ đồng, khoản phải trả đã quá hạn là 13.351 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu âm 11.633 tỷ đồng.

Như vậy, khả năng hoạt động liên tục của tổng công ty và các công ty con sẽ phụ thuộc chủ yếu vào việc được gia hạn thanh toán các khoản vay từ các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng và các khoản phải trả cho nhà cung cấp và bên cho thuê, cũng như khả năng thành công của đề án tái cơ cấu hiện đang được các cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.

Về phía “đại gia” ACV, dù hoạt động kinh doanh ghi nhận những con số kỷ lục nhưng bức tranh tài chính của ACV vẫn còn đó những “gam màu tối”.

Tính đến cuối tháng 6, nợ xấu của tổng công ty tăng mạnh gần gấp rưỡi so với đầu năm, lên hơn 8.256 tỷ đồng. Trong đó, đáng chú ý là các khoản nợ xấu “khủng” của Bamboo Airways (2.265 tỷ đồng), Pacific Airlines (880 tỷ đồng) hay Viettravel Airlines (325 tỷ đồng)… đã được trích lập dự phòng 100%.

Cuối kỳ, ACV đã trích lập dự phòng tổng cộng gần 3.900 tỷ đồng đối với các khoản nợ trên và con số nợ/trích lập này vẫn tiếp tục tăng theo quý và đe dọa đáng kể tới cơ cấu tài chính và triển vọng tăng trưởng của công ty nếu không sớm được giải quyết.

Theo dự báo của Cục Hàng không Việt Nam và các hãng hàng không Việt Nam, nhu cầu vận chuyển hành khách hàng không năm 2024 là từ 80 triệu lượt trong đó nội địa là 38,3 triệu lượt và quốc tế là 41,7 triệu lượt.

Trên cơ sở đánh giá khả năng cung ứng của các hãng hàng không Việt Nam, các chỉ tiêu về vận tải hàng không năm 2024, Cục Hàng không Việt Nam dự kiến sản lượng vận chuyển hành khách ước đạt 80,3 triệu khách (tăng 7,1% về hành khách so với năm 2023).

Sản lượng hàng hóa vận chuyển ước đạt 1,16 triệu tấn (tăng 4,8% so với năm 2023); trong đó, hàng hóa nội địa là 210.000 tấn (tăng 10,5% so với năm 2023), hàng hóa quốc tế là 950.000 tấn (tăng 3,6% so với năm 2023).

Các hãng hàng không Việt Nam vận chuyển ước đạt 58 triệu lượt khách (tương đương năm 2023); trong đó, hành khách nội địa là 38,5 triệu lượt (giảm 10,5% so với năm 2023), hành khách quốc tế là 19,5 triệu lượt (tăng 30% so với năm 2023).

Vietnam Airlines xoay xở giảm lỗ luỹ kế

Vietnam Airlines xoay xở giảm lỗ luỹ kế

Doanh nghiệp -  1 tuần
Lãi kỷ lục nửa đầu năm 2024 nhưng Vietnam Airlines vẫn ghi nhận khoản lỗ lũy kế gần 36.000 tỷ đồng; vốn chủ sở hữu âm hơn 11.600 tỷ đồng
Vietnam Airlines xoay xở giảm lỗ luỹ kế

Vietnam Airlines xoay xở giảm lỗ luỹ kế

Doanh nghiệp -  1 tuần
Lãi kỷ lục nửa đầu năm 2024 nhưng Vietnam Airlines vẫn ghi nhận khoản lỗ lũy kế gần 36.000 tỷ đồng; vốn chủ sở hữu âm hơn 11.600 tỷ đồng
Vietnam Airlines cung ứng gần 2.500 chuyến bay dịp lễ Quốc khánh

Vietnam Airlines cung ứng gần 2.500 chuyến bay dịp lễ Quốc khánh

Nhịp cầu kinh doanh -  1 tháng

Vietnam Airlines sẽ tăng mạnh số chuyến bay trong dịp cao điểm từ 30/8 đến 4/9, với tổng số ghế cung ứng trên toàn mạng nội địa, quốc tế xấp xỉ nửa triệu chỗ.

Vietnam Airlines phối hợp 7 tỉnh thành mang siêu ưu đãi cho du khách

Vietnam Airlines phối hợp 7 tỉnh thành mang siêu ưu đãi cho du khách

Nhịp cầu kinh doanh -  1 tháng

Hãng hàng không quốc gia phối hợp với sở du lịch và các cơ sở lưu trú tại 7 tỉnh thành trên cả nước triển khai gói sản phẩm du lịch ưu đãi cho khách bay khung giờ sáng sớm – tối muộn.

Vietjet tăng 25.000 chỗ trên toàn mạng bay phục vụ nghỉ lễ 2/9

Vietjet tăng 25.000 chỗ trên toàn mạng bay phục vụ nghỉ lễ 2/9

Tiêu điểm -  4 tuần

Vietjet dự kiến sẽ tăng 25.000 chỗ, tương đương với 120 chuyến bay để đáp ứng nhu cầu di chuyển của hành khách trên khắp mạng bay trong nước, quốc tế trong dịp Quốc khánh.

Tập đoàn ROX ủng hộ tiền xây lại nhà cho nạn nhân bão Yagi

Tập đoàn ROX ủng hộ tiền xây lại nhà cho nạn nhân bão Yagi

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

Tập đoàn ROX (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) vừa đăng ký ủng hộ số tiền 500 triệu đồng để chung tay cùng cả nước khắc phục hậu quả của bão lũ.

Phó thủ tướng nêu tiêu chí phê duyệt dự án cảng Cần Giờ

Phó thủ tướng nêu tiêu chí phê duyệt dự án cảng Cần Giờ

Tiêu điểm -  5 giờ

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ chỉ được triển khai nếu đáp ứng các tiêu chí về lợi ích quốc gia.

CEO Golden Gate vẫn ấp ủ làm chuỗi phở trên đất Mỹ

CEO Golden Gate vẫn ấp ủ làm chuỗi phở trên đất Mỹ

Doanh nghiệp -  6 giờ

Golden Gate nung nấu ý tưởng đưa ẩm thực Việt Nam ra nước ngoài, đồng thời tăng nhập khẩu các sản phẩm chất lượng cao ở chiều ngược lại.

Tập đoàn Sunwah muốn đầu tư vào Lạng Sơn

Tập đoàn Sunwah muốn đầu tư vào Lạng Sơn

Tiêu điểm -  6 giờ

Sunwah và Hằng Ích, hai tập đoàn của Trung Quốc vừa đề nghị tỉnh Lạng Sơn hỗ trợ khảo sát một số cửa khẩu để xây dựng dự án trung tâm khai báo hải quan

Mỹ 'đặc biệt quan tâm' đến nông sản Việt

Mỹ 'đặc biệt quan tâm' đến nông sản Việt

Tiêu điểm -  6 giờ

Mỹ và Việt Nam hướng tới việc mở cửa thị trường hơn nữa cho sản phẩm trái cây, tạo điều kiện cho đầu tư chế biến phụ phẩm nông nghiệp.

Tập đoàn Nhật gia nhập thị trường hàng tiêu dùng Việt Nam

Tập đoàn Nhật gia nhập thị trường hàng tiêu dùng Việt Nam

Tiêu điểm -  6 giờ

Nisshin Seifun - tập đoàn hàng đầu ngành chế biến thực phẩm Nhật Bản lần đầu bán xốt mì ý, bột trộn sẵn tại Việt Nam sau hơn 10 năm đầu tư.

Vinamilk hỗ trợ vùng lũ nửa triệu sản phẩm dinh dưỡng

Vinamilk hỗ trợ vùng lũ nửa triệu sản phẩm dinh dưỡng

Nhịp cầu kinh doanh -  16 giờ

Nhằm chia sẻ khó khăn với người dân đang bị thiệt hại nặng nề sau cơn bão Yagi ở phía Bắc, Vinamilk hỗ trợ hơn 550.000 sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu.