Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Đến nay, Tập đoàn Vingroup đã tài trợ cho ngành y tế, các địa phương và đối tác hơn 900 tỷ đồng nhằm chung tay đẩy lùi dịch Covid 19, chưa kể tới lượng máy thở tặng cũng như tài trợ hóa chất sinh phẩm.
Tập đoàn Vingroup ngày 7/8/2020 đã tiến hành bàn giao lô máy thở đầu tiên cho Bộ Y tế, đồng thời tặng hóa chất thực hiện 56.000 xét nghiệm vi rút SARS-CoV-2 (Real Time - PCR) cho Đà Nẵng, Hải Phòng và Bắc Ninh.
Bệnh viện Vinmec Đà Nẵng (thuộc Vingroup) cũng cam kết tiếp nhận mẫu từ CDC Đà Nẵng để xét nghiệm virus SARS-CoV-2 miễn phí với công suất tối đa 500 test/ngày. Thời gian thực hiện từ ngày 08/08/2020 đến ngày 22/08/2020.
Kế hoạch trao tặng máy thở nằm trong công bố tặng 5.000 máy thở không xâm nhập VFS-310 cho Bộ Y tế ngày 3/4/2020 của Tập đoàn Vingroup. Tuy nhiên, căn cứ vào tình hình thực tế và nhu cầu từ Bộ Y tế, Vingroup đã đồng ý chuyển gói tài trợ 5.000 máy thở không xâm nhập VFS-310 thành 3.000 máy thở xâm nhập VFS-410.
Cùng với việc chuyển đổi sang máy VFS-410, Vingroup quyết định tặng thêm 200 máy thở xâm nhập VFS-510 cho Bộ Y tế nhằm tăng cường khả năng chống dịch Covid 19.
Theo kế hoạch trong vòng một tuần, kể từ ngày 7/8/2020, 1.700 máy thở xâm nhập đợt 1 gồm 1.500 máy VFS-410 và 200 máy VFS-510 sẽ được Vingroup bàn giao dần cho Bộ Y tế.
Vsmart VFS-410 và VFS-510 là hai mẫu máy thở xâm nhập “made in Việt Nam”, được phát triển và sản xuất hoàn toàn từ hệ sinh thái Vingroup, với tỷ lệ nội địa hóa lên đến 70%.
Trong đó, VFS-410 là mẫu máy do Vingroup phát triển chủ động, dựa trên công nghệ tạo khí bằng turbin, có tính năng tương đương với các máy thở xâm nhập lưu động cao cấp trên thị trường. VFS-510 được phát triển từ mẫu máy PB560 của nhà sản xuất máy thở hàng đầu thế giới Medtronic (Mỹ), đang được sử dụng phổ biến ở các cơ sở y tế. Cả hai mẫu máy thở xâm nhập trên đều đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế và đã được Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành tại Việt Nam.
Với công năng và chất lượng tiêu chuẩn quốc tế, VFS-410 và VFS-510 không chỉ đáp ứng kịp thời cho nhu cầu điều trị dịch Covid-19 trước mắt; mà còn có thể tiếp tục sử dụng trong các khoa hồi sức cấp cứu (ICU), mang lại giá trị và hiệu quả dài hạn. Đặc biệt, với ưu điểm nhỏ, gọn, VFS-410 có thể được trang bị cho các xe cấp cứu hoặc các trường hợp cấp cứu tại hiện trường, các bệnh viện.
Đồng thời, Tập đoàn Vingroup đã đề xuất tặng hóa chất để thực hiện 56.000 xét nghiệm chẩn đoán phát hiện virus SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật sinh học phân tử (Real Time - PCR) cho Đà Nẵng, Hải Phòng và Bắc Ninh. Trong đó, hóa chất cho 50.000 xét nghiệm sẽ được vận chuyển nhanh chóng đến tâm dịch Đà Nẵng, hóa chất cho 6.000 xét nghiệm còn lại chia đều cho Hải Phòng và Bắc Ninh. Tổng giá trị tài trợ hóa chất xét nghiệm lên tới gần 35 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Việt Quang, Phó chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Vingroup cho biết :“Là một doanh nghiệp Việt, chúng tôi tự đặt cho mình trách nhiệm chung tay cùng cộng đồng đẩy lùi dịch bệnh. Cho dù là máy thở, trang thiết bị y tế, bộ kit xét nghiệm, hóa chất sinh phẩm hay y bác sỹ, bất cứ yêu cầu nào Vingroup có thể đáp ứng trong khả năng và phạm vi của mình, chúng tôi đều sẽ nỗ lực ở mức cao nhất”.
Vingroup là một trong những doanh nghiệp tiên phong hành động, quyết liệt hỗ trợ cộng đồng ngay từ những ngày khởi phát đại dịch Covid-19. Đến nay, tập đoàn đã tài trợ cho ngành y tế, các địa phương và đối tác hơn 900 tỷ đồng nhằm chung tay đẩy lùi dịch Covid 19.
Tổng giá trị tài trợ trên chưa bao gồm chương trình 3.200 máy thở xâm nhập tặng Bộ Y tế, 100 máy thở VFS -510 cho Đà Nẵng; 34 máy thở VFS-410, VFS-510 cho Quảng Nam, Quảng Ngãi, 35 tỷ đồng hóa chất sinh phẩm và các hoạt động xét nghiệm tại Bệnh viện Vinmec Đà Nẵng.
Không chỉ hỗ trợ người dân trong nước, Tập đoàn Vingroup cũng góp phần giúp Việt Nam ghi điểm với cộng đồng quốc tế khi trao tặng 2400 máy thở, trong đó đã trao 800 máy thở VFS-510 đợt 1 cho Nga, Ucraina và 200 máy VFS 510 cho Singapore vào tháng 7/2020.
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.