Doanh nghiệp
VNDirect bảo lãnh phát hành 2.000 tỷ đồng trái phiếu Khang Điền
Tổ chức bảo lãnh phát hành (VNDirect) cam kể nhận mua số trái phiếu còn lại chưa được phân phối hết trong đợt phát hành của Khang Điền, nhằm huy động vốn cho các dự án bất động sản đang phát triển tại TP.HCM.
Trong quý II, Công ty Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (Khang Điền) có kế hoạch chào bán 2.000 tỷ đồng trái phiếu ra công chúng với lãi suất cố định tối thiểu 9% và tối đa 10%/năm.
Đợt phát hành này được bảo lãnh phát hành bởi Công ty Chứng khoán VNDirect. Số trái phiếu này thuộc loại không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và không có tài sản đảm bảo. Kỳ hạn trái phiếu là 36 tháng kể từ ngày phát hành.
Công bố của Khang Điền cho biết đợt huy động vốn này nhằm mục đích mở rộng hoạt động của công ty và các công ty con. Cụ thể, 400 tỷ đồng sẽ được bổ sung vào vốn hoạt động thông qua hình thức cho vay đối với Công ty cổ phần Bất động sản Thủy Sinh để thanh toán một phần chi phí xây dựng, phát triển dự án Khu nhà ở thấp tầng tại phường Phú Hữu, TP.Thủ Đức, TP.HCM (dự án Thủy Sinh Phú Hữu).
Còn 1.600 tỷ đồng sẽ được dùng để bổ sung vốn hoạt động cho Công ty TNHH MTV Đầu tư Kinh doanh Nhà Khang Phúc (công ty con do Khang Điền nắm 100% vốn) thông qua hình thức cho vay để thanh toán một phần chi phí tại hai dự án ở Quận Bình Tân, TP.HCM, bao gồm dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội Khu trung tâm dân cư Tân Tạo - khu A (phường Tân Tạo A) và dự án Khu nhà ở cao tầng (phường An Lạc).
Số tiền thực tế phân bổ có thể được điều chỉnh linh động trong các mục đích sử dụng vốn nêu trên, tùy tình hình kinh doanh thực tế của Khang Điền.
Về phương án trả nợ trái phiếu, Khang Điền dự kiến thanh toán lãi trái phiếu thông qua nguồn thu được từ các hoạt động kinh doanh của công ty như chuyển nhượng bất động sản, cung cấp dịch vụ, cho thuê đất đã phát triển hạ tầng… tiền thu từ việc đầu tư vào các dự án bất động sản thông qua hình thức góp vốn cổ phần hoặc cho vay, và các khoản thu hợp pháp khác.
Để thanh toán gốc, Khang Điền dự kiến sẽ sử dụng nguồn thu nợ từ các dự án được tài trợ vốn từ nguồn vốn phát hành trái phiếu và các nguồn vốn huy động khác, nguồn vốn tích lũy, lợi nhuận hoạt động kinh doanh và tiềm lực tài chính của công ty.

Trong quý I/2022, Khang Điền ghi nhận doanh thu sụt giảm 82,9% so với cùng kỳ còn 142,7 tỷ đồng do ít dự án bất động sản bàn giao. Tuy nhiên, lợi nhuận ròng quý 1 tăng mạnh 46% so với cùng kỳ lên 299,5 tỷ đồng nhờ khoản thu nhập bất thường 308 tỷ đồng từ đánh giá lại tại Công ty TNHH Đầu tư Kinh doanh Nhà Đoàn Nguyên.
Công ty cũng ghi nhận lượng hàng tồn kho lên đến 11.461 tỷ đồng. Chủ yếu đến từ các dự án bất động sản đang xây dựng dở dang. Trong đó, chiếm tỷ trọng lớn nhất là dự án Khu dân cư Tân Tạo (3.986 tỷ đồng), sau đó là dự án Khu nhà ở Đoàn Nguyên (3.186 tỷ đồng).
Khang Điền cho biết trong năm nay, doanh nghiệp cũng sẽ đẩy mạnh phát triển quỹ đất tại TP HCM, từng bước hoàn chỉnh thủ tục pháp lý cho các dự án hiện hữu tại TP Thủ Đức, Quận Bình Tân, Huyện Bình Chánh để chuẩn bị cho hoạt động kinh doanh trong các năm tiếp theo.
Theo báo cáo của Công ty Chứng khoán VnDirect, Khang Điền dự kiến mở bán dự án Classia (176 căn thấp tầng) vào năm 2021 nhưng do dịch bệnh bùng phát đã hạn chế các hoạt động xây dựng và gây ra sự chậm trễ trong việc ra mắt dự án này.
Trong giai đoạn 2022- 2023 việc mở bán 4 dự án mới với tổng giá trị phát triển là 21.995 tỷ đồng sẽ thúc đẩy doanh số ký bán của Khang Điền. Các dự án được nhắc đến bao gồm Classia (quy mô 4,3 ha), The Privia (quy mô 1,8 ha), Clarita (quy mô 5,8 ha), The Solina (quy mô 16,4 ha).
Khang Điền đạt Top 100 Sao Vàng Đất Việt
Vụ Nestlé Việt Nam quảng cáo sữa Milo: Liệu có đang lừa dối khách hàng?
Nestlé Việt Nam đã có hành vi đưa các thông tin sai lệch, không chính xác trên nhãn bao bì khi quảng cáo sữa Milo.
Sau cú trượt dài, LDG còn cơ hội nào để hồi sinh?
Việc kiện toàn bộ máy lãnh đạo, cùng với chiến lược tập trung vào 11 dự án tại nhiều tỉnh thành, liệu có đủ để giúp Đầu tư LDG hồi sinh sau giai đoạn lao dốc?
Giá cổ phiếu Viglacera ở mức cao, cổ đông lớn Gelex không có ý định mua thêm
Thay vào đó, Gelex chọn đồng hành cùng Viglacera theo lộ trình thoái vốn Nhà nước, tái cấu trúc doanh nghiệp.
'Mắc kẹt' tại dự án Thịnh Liệt, Tổng công ty Licogi mất cân đối tài chính nghiêm trọng
Khó khăn tại các dự án lớn trong nhiều năm ảnh hưởng lớn tới Licogi, khiến công ty kiểm toán đặt dấu hỏi về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp.
Bỏ thuế khoán khiến Bóng đèn phích nước Rạng Đông mất hàng trăm tỷ đồng
Với hệ thống 24.000 điểm bán trên khắp cả nước, phần nhiều là hộ kinh doanh, RAL dự báo, áp lực chi phí khiến các đại lý là hộ kinh doanh yêu cầu RAL giảm giá và tăng chiết khấu.
Vụ Nestlé Việt Nam quảng cáo sữa Milo: Liệu có đang lừa dối khách hàng?
Nestlé Việt Nam đã có hành vi đưa các thông tin sai lệch, không chính xác trên nhãn bao bì khi quảng cáo sữa Milo.
Sau cú trượt dài, LDG còn cơ hội nào để hồi sinh?
Việc kiện toàn bộ máy lãnh đạo, cùng với chiến lược tập trung vào 11 dự án tại nhiều tỉnh thành, liệu có đủ để giúp Đầu tư LDG hồi sinh sau giai đoạn lao dốc?
Trungnam Group đầu tư khu công nghiệp Cà Ná
Công ty CP Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Trung Nam Cà Ná - thành viên của Trungnam Group - đã trở thành chủ đầu tư dự án khu công nghiệp Cà Ná – giai đoạn 1.
Giá cổ phiếu Viglacera ở mức cao, cổ đông lớn Gelex không có ý định mua thêm
Thay vào đó, Gelex chọn đồng hành cùng Viglacera theo lộ trình thoái vốn Nhà nước, tái cấu trúc doanh nghiệp.
Mcredit có tân tổng giám đốc
Ông Đinh Quang Huy vừa được bổ nhiệm giữ chức vụ thành viên Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit) kể từ ngày 11/6.
Việt Nam lần đầu công nhận tài sản số, đã có luật riêng quản lý
Từ nay, tài sản số tại Việt Nam sẽ được quản lý việc tạo lập, phát hành, lưu ký, kèm theo quy định điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ tài sản mã hoá.
Chung cư Hà Nội tràn nguồn cung giá cao, áp lực bán hàng ngày càng lớn
Thị trường chung cư Hà Nội đón làn sóng nguồn cung mới với giá bán cao, khiến nhiều chủ đầu tư đối mặt áp lực lớn trong việc tiêu thụ sản phẩm.