Vốn FDI vào Việt Nam tăng trở lại

Nhật Hạ Thứ sáu, 24/09/2021 - 18:06

Nhờ vốn đăng ký từ các dự án mới duy trì đà tăng và vốn điều chỉnh tăng vọt từ dự án LG Display Hải Phòng, tổng vốn FDI vào Việt Nam từ đầu năm đến nay tăng trở lại 4,4% sau khi liên tục ghi nhận giảm so với cùng kỳ năm 2020 trong các tháng trước.

Tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt 22,15 tỷ USD, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2020, theo báo cáo mới nhất của Bộ Kế hoạch và đầu tư tính đến ngày 20/9/2021.

Cụ thể, 1.212 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (GCNĐKĐT), giảm 38% so với cùng kỳ năm trước. Tổng vốn đăng ký dự án mới đạt gần 12,5 tỷ USD, tăng 20,6%.

Đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư có 678 lượt dự án, giảm 15% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt trên 6,4 tỷ USD, tăng 25,6%.

Góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài có 2.830 lượt, giảm 45% so với cùng kỳ năm trước. Tổng giá trị vốn góp đạt gần 3,2 tỷ USD, giảm sâu 44%.

Theo lĩnh vực đầu tư, các nhà đầu tư ngoại đã đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn đầu. Sản xuất, phân phối điện mặc dù thu hút được số lượng dự án mới, điều chỉnh cũng như góp vốn, mua cổ phần không nhiều song với quy mô dự án lớn nên đứng thứ hai. Tiếp theo lần lượt là kinh doanh bất động sản; bán buôn và bán lẻ.

Vốn FDI vào Việt Nam tăng trở lại

Nếu xét về số lượng dự án mới, ngành công nghiệp chế biến chế tạo, bán buôn bán lẻ và hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ dẫn đầu, chiếm lần lượt 33,2%, 28,2% và 14,9% tổng số dự án.

Theo đối tác đầu tư, 94 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đầu tư tại Việt Nam, với Singapore dẫn đầu. Hàn Quốc đã đẩy Nhật Bản xuống một bậc để đứng thứ hai. Theo sau lần lượt là Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan,…

Vốn FDI vào Việt Nam tăng trở lại 1

Hàn Quốc mặc dù chỉ xếp thứ hai về vốn đầu tư, song lại là đối tác dẫn đầu về số dự án đầu tư mới, số lượt dự án điều chỉnh vốn cũng như số lượt góp vốn, mua cổ phần. Như vậy, nếu xét về số lượng dự án, Hàn Quốc là đối tác có nhiều nhà đầu tư quan tâm và đưa ra các quyết định đầu tư mới cũng như mở rộng dự án đầu tư nhất.

Theo địa bàn đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài đã rót vốn vào 58 tỉnh, thành phố trên cả nước, trong đó tỉnh Long An giữ vững vị trí dẫn đầu khi có dự án Nhà máy điện LNG Long An I và II. Với dự án điều chỉnh vốn lớn 1,4 tỷ USD, Hải Phòng vượt lên đứng thứ hai. Theo sau lần lượt là TP.HCM và Bình Dương, Cần Thơ, Quảng Ninh…

Vốn FDI vào Việt Nam tăng trở lại 2

Nếu xét về số dự án, các nhà đầu tư ngoại vẫn tập trung đầu tư nhiều tại các thành phố lớn, có cơ sở hạ tầng thuận lợi như TP.HCM, Hà Nội, Bắc Ninh. Trong đó, thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu cả về số dự án mới (33,3%), số lượt dự án điều chỉnh (17,4%) và góp vốn, mua cổ phần (59,5%).

Hà Nội tuy không thuộc top 5 địa phương thu hút đầu tư nước ngoài, song xếp thứ hai về số dự án mới (21,1%), số lượt dự án điều chỉnh (14%) và góp vốn, mua cổ phần (11,9%).

Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, dẫn tới một số nhà máy bị ngưng hoặc giảm công suất, ước tính các dự án đầu tư nước ngoài đã giải ngân được 13,28 tỷ USD trong 9 tháng, giảm 3,5% so với cùng kỳ năm 2020 và giảm 5,5 điểm phần trăm so với 8 tháng năm 2021.

Kim ngạch xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng, song mức độ tăng giảm nhẹ so với 8 tháng năm 2021. Xuất khẩu kể cả dầu thô ước đạt gần 178 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ, chiếm 74% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô ước đạt trên 176,8 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ, chiếm 73% kim ngạch xuất khẩu.

Nhập khẩu của khu vực này ước đạt 159,8 tỷ USD, tăng 34,4% so cùng kỳ và chiếm 65% kim ngạch nhập khẩu.

Do đó, khu vực đầu tư nước ngoài xuất siêu gần 18,2 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu gần 17,1 tỷ USD không kể dầu thô. Trong khi đó, khu vực doanh nghiệp trong nước nhập siêu 21,8 tỷ USD.

Một số dự án FDI lớn từ đầu năm đến nay gồm dự án Nhà máy điện LNG Long An I và II (Singapore), tổng vốn đăng ký trên 3,1 tỷ USD với mục tiêu truyền tải và phân phối điện, sản xuất điện tại Long An (cấp GCNĐKĐT ngày 19/3/2021).

Dự án LG Display Hải Phòng (Hàn Quốc), điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 2,15 tỷ USD (trong đó điều chỉnh tăng 1,4 tỷ USD ngày 30/8/2021 và tăng 750 triệu USD ngày 04/02/2021).

Dự án Nhà máy nhiệt điện Ô Môn II (Nhật Bản), tổng vốn đăng ký trên 1,31 tỷ USD với mục tiêu xây dựng một nhà máy nhiệt điện nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp điện cho lưới điện khu vực và hệ thống điện quốc gia tại Cần Thơ (cấp GCNĐKĐT ngày 22/01/2021).

Dự án nhà máy sản xuất giấy Kraft Vina công suất 800.000 tấn/năm (Nhật Bản), tổng vốn đầu tư 611,4 triệu USD với mục tiêu sản xuất giấy kraft, giấy lót và giấy bao bì tại Vĩnh Phúc (cấp GCNĐKĐT ngày 23/7/2021).

Dự án Nhà máy Công ty TNHH Polytex Far Eastern Việt Nam (Đài Loan), điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 610 triệu USD (GCNĐT điều chỉnh cấp ngày 13/5/2021).

Dự án Công nghệ tế bào quang điện Jinko Solar PV Việt Nam (Hồng Kông), tổng vốn đầu tư đăng ký 498 triệu USD với mục tiêu sản xuất tấm quang năng và sản xuất thiết bị điện khác tại Quảng Ninh (GCNĐKĐT ngày 29/3/2021).

Dự án chế tạo lốp xe Radian (Trung Quốc) tại Tây Ninh, điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm hơn 312 triệu USD (GCNĐT điều chỉnh cấp ngày 06/01/2021).

Dự án Nhà máy Fukang Technology (Singapore), vốn đầu tư đăng ký 293 triệu USD với mục tiêu sản xuất, gia công máy tính bảng và máy tính xách tay tại Bắc Giang (cấp GCNĐKĐT ngày 15/01/2021).

Thiếu quỹ đất sạch, Việt Nam đang bỏ lỡ nhiều cơ hội thu hút FDI

Thiếu quỹ đất sạch, Việt Nam đang bỏ lỡ nhiều cơ hội thu hút FDI

Tiêu điểm -  3 năm
Bên cạnh nguyên nhân đến từ đại dịch Covid-19, việc thiếu quỹ đất sạch do vướng mắc trong giải phóng mặt bằng và giá thuê bất động sản công nghiệp tăng cao cũng là lý do dẫn đến sự sụt giảm dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Thiếu quỹ đất sạch, Việt Nam đang bỏ lỡ nhiều cơ hội thu hút FDI

Thiếu quỹ đất sạch, Việt Nam đang bỏ lỡ nhiều cơ hội thu hút FDI

Tiêu điểm -  3 năm
Bên cạnh nguyên nhân đến từ đại dịch Covid-19, việc thiếu quỹ đất sạch do vướng mắc trong giải phóng mặt bằng và giá thuê bất động sản công nghiệp tăng cao cũng là lý do dẫn đến sự sụt giảm dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Thiếu quỹ đất sạch, Việt Nam đang bỏ lỡ nhiều cơ hội thu hút FDI

Thiếu quỹ đất sạch, Việt Nam đang bỏ lỡ nhiều cơ hội thu hút FDI

Tiêu điểm -  3 năm

Bên cạnh nguyên nhân đến từ đại dịch Covid-19, việc thiếu quỹ đất sạch do vướng mắc trong giải phóng mặt bằng và giá thuê bất động sản công nghiệp tăng cao cũng là lý do dẫn đến sự sụt giảm dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Các dự án FDI mới tại Việt Nam vẫn tăng giữa đại dịch

Các dự án FDI mới tại Việt Nam vẫn tăng giữa đại dịch

Tiêu điểm -  3 năm

Cùng với vốn đăng ký dự án FDI mới duy trì đà tăng, vốn điều chỉnh cũng đã tăng nhẹ trở lại sau khi giảm trong 7 tháng. Chỉ có góp vốn, mua cổ phần vẫn tiếp tục giảm, song mức giảm cũng đang được cải thiện dần.

Vốn FDI vào Việt Nam giảm mạnh 11%

Vốn FDI vào Việt Nam giảm mạnh 11%

Tiêu điểm -  3 năm

Mức giảm đặc biệt được nới rộng trong tháng 7 khi dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, thay vì chỉ giảm nhẹ gần 3% vào tháng trước, tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam 7 tháng đầu năm nay đã giảm tới 11% so với cùng kỳ năm 2020.

“Doanh nghiệp FDI có quá nhiều ưu ái nhưng lại ít ràng buộc”

“Doanh nghiệp FDI có quá nhiều ưu ái nhưng lại ít ràng buộc”

Tiêu điểm -  3 năm

Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên cho rằng cần nhìn thẳng vào vấn đề Việt Nam đã dành quá nhiều ưu ái cho doanh nghiệp FDI nhưng lại ít có những ràng buộc trong thời gian qua. Từ đó rút kinh nghiệm trong việc chọn lọc và định hướng thu hút đầu tư một cách bài bản hơn trong giai đoạn tới.

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Nhịp cầu kinh doanh -  13 giờ

Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.

SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond

SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond

Nhịp cầu kinh doanh -  13 giờ

SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.

Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế

Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế

Bất động sản -  13 giờ

Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.

SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính

SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính

Nhịp cầu kinh doanh -  13 giờ

SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.

Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng

Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng

Tiêu điểm -  15 giờ

Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.

Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình

Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình

Leader talk -  15 giờ

Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.

Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024

Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024

Nhịp cầu kinh doanh -  19 giờ

Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.