Tiêu điểm
“Doanh nghiệp FDI có quá nhiều ưu ái nhưng lại ít ràng buộc”
Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên cho rằng cần nhìn thẳng vào vấn đề Việt Nam đã dành quá nhiều ưu ái cho doanh nghiệp FDI nhưng lại ít có những ràng buộc trong thời gian qua. Từ đó rút kinh nghiệm trong việc chọn lọc và định hướng thu hút đầu tư một cách bài bản hơn trong giai đoạn tới.
Những năm gần đây, việc mở cửa hội nhập đã thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn vào đầu tư tại Việt Nam.
Năm 2020, tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam đạt 28,53 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2016. Do dịch Covid-19 bùng phát trên thế giới nên con số này đã ‘khiêm tốn’ hơn rất nhiều so với mức tăng trưởng 53% tổng vốn FDI vào Việt Nam năm 2019 (38 tỷ USD) – thời điểm chưa có dịch Covid-19, so với năm 2016.
Việt Nam mới đây cũng lần đầu lọt vào Top 20 nền kinh tế thu hút vốn FDI nhiều nhất trên thế giới năm 2020, tăng 5 hạng so với năm 2019.
Tuy nhiên, việc thu hút và chuyển giao công nghệ từ khu vực FDI thực tế không như kỳ vọng. Mặc dù chính sách thu hút đầu tư nước ngoài đã đặt ra mục tiêu tiếp thu công nghệ nguồn từ các tập đoàn đa quốc gia, các nước công nghiệp phát triển hàng đầu.
Theo số liệu của Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), số lượng doanh nghiệp FDI có năng lực công nghệ cao chỉ 5%, công nghệ trung bình chiếm 80%, còn lại là sử dụng công nghệ thấp.
Tỷ lệ doanh nghiệp có vốn FDI sử dụng công nghệ của châu Âu và Mỹ chỉ chiếm 6%, trong khi tỷ lệ sử dụng công nghệ Trung Quốc tới 30 – 45% cho dù đang có xu hướng giảm.

Về tổng thể, tỷ lệ doanh nghiệp FDI sử dụng công nghệ tuổi đời từ năm 2000 – 2005 chiếm hơn 65% và chủ yếu là công nghệ trung bình, hoặc trung bình tiên tiến của khu vực. Tỷ lệ doanh nghiệp đầu tư cho cập nhập công nghệ, các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) còn hạn chế. Tỷ lệ sử dụng công nghệ sản xuất của những năm gần đây là 15%, trong khi của doanh nghiệp tư nhân là 13,7% và doanh nghiệp nhà nước gần 10%.
Các doanh nghiệp FDI cũng chủ yếu thực hiện thông qua việc mua công nghệ hơn là phát triển nâng cao và đổi mới công nghệ. Điều này làm hạn chế khả năng chuyển giao và lan tỏa công nghệ của khu vực FDI.
Đã đến lúc cần nhìn thẳng vào vấn đề, đánh giá đúng thực trạng rằng Việt Nam đã dành quá nhiều ưu ái nhưng lại ít có những ràng buộc đối với khối doanh nghiệp FDI. Vì vậy, mặt được của FDI chủ yếu vẫn là giải quyết việc làm cho người lao động còn về vấn đề khác như thu ngân sách và chuyển giao công nghệ… chưa đạt được như kỳ vọng. Các doanh nghiệp Việt tham gia được vào chuỗi của các công ty đa quốc gia đầu tư vào Việt Nam còn hạn chế.
Đó là một trong ba đánh giá về giai đoạn phát triển kinh tế xã hội 2016 - 2020 mà Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên đưa ra tại phiên họp tổ ngày 22/7 tại kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XV.
“Chúng ta cần rút kinh nghiệm từ giai đoạn trước để làm tốt hơn cho giai đoạn tiếp theo”, theo ông Diên. Về thu hút vốn đầu tư FDI, giai đoạn 2021 – 2025 cần có chọn lọc, có sự ràng buộc nhất định “tranh thủ” được nhiều hơn từ chuyển giao công nghệ, các doanh nghiệp Việt tham gia nhiều hơn vào chuỗi sản xuất…
“Muốn thực hiện được điều này, các địa phương ngay từ đầu phải có định hướng trong thu hút đầu tư một cách bài bản. Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu các nhà đầu tư lớn, Chính phủ cũng phải quan tâm đến đào tạo, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, kể cả là người nước ngoài”, ông Diên lưu ý.

Bên cạnh đó, đánh giá về phát triển kinh tế giai đoạn 5 năm vừa qua, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng cần đánh giá về thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Có thể thấy, Việt Nam thiếu tập trung cho phát triển các ngành công nghiệp có tính chất nền tảng. Nguyên nhân là do còn thiếu một khung pháp lý đủ mạnh làm căn cứ triển khai thực hiện cũng như thu hút và tập trung nguồn lực để đầu tư cho phát triển ngành này.
Do đó, cùng với giải pháp về thể chế, giai đoạn tiếp theo, Chính phủ cần tập trung hỗ trợ phát triển doanh nghiệp Việt, đặc biệt là doanh nghiệp công nghiệp lớn để tiến tới mục tiêu Việt Nam dần tự chủ trong sản xuất, nhất là sản xuất nguyên vật liệu. Đồng thời, ông Diên nhấn mạnh cần có cơ chế, chính sách để hạn chế tình trạng doanh nghiệp Việt chuyển sở hữu cho nước ngoài.
Về hội nhập kinh tế quốc tế, theo ông Diên, giai đoạn vừa qua, Việt Nam đã thành công trong đàm phán ký kết được nhiều FTA. Trong đó, một số FTA thế hệ mới đã tạo điều kiện mở rộng thị trường xuất nhập khẩu và thu hút vốn FDI. Tuy nhiên, hội nhập kinh tế quốc tế còn có những mặt trái của nó, nội dung này cũng cần được nhìn nhận đánh giá để có sự chủ động xử lý trong giai đoạn tới.
Bên cạnh tận dụng tốt các FTA để thúc đẩy xuất khẩu, giai đoạn tới cũng cần tập trung đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước để khai thác tối đa thị trường 100 triệu dân của Việt Nam. Cùng với đó cần nâng cao tính tự chủ về thị trường để thị trường trong nước là trụ đỡ quan trọng trong tăng trưởng khi thị trường bên ngoài gặp khó khăn.
Ông Diên cho rằng việc tiêu thụ các sản phẩm nông sản từ vải, nhãn đến thanh long và một số mặt hàng rau củ quả khác vừa qua đã minh chứng cho điều trên. Do đó, Chính phủ phải quan tâm nhiều hơn nữa, bằng nhiều biện pháp để phát trên và tăng sức hấp dẫn của thị trường trong nước. “Đó cũng là cơ sở để phát triển trong tương lai”.
Việt Nam vào top 20 nền kinh tế thu hút FDI nhiều nhất thế giới
Bắc Ninh lập tổ phản ứng nhanh '3 nhất' hỗ trợ doanh nghiệp FDI vượt đại dịch
Tỉnh Bắc Ninh vừa tổ chức đối thoại với 180 doanh nghiệp FDI.
Việt Nam vào top 20 nền kinh tế thu hút FDI nhiều nhất thế giới
Trong bối cảnh dòng vốn đầu tư suy giảm, Việt Nam lần đầu tiên lọt vào top 20 những nền kinh tế thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhiều nhất trên thế giới năm 2020, tăng 5 hạng so với năm 2019.
Vốn FDI vào Việt Nam có dấu hiệu chậm lại
Trước diễn biến phức tạp của làn sóng Covid-19 thứ 4 tại Việt Nam, thay vì mức tăng nhẹ gần 1% vào tháng trước, tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam nửa đầu năm nay đã giảm so với cùng kỳ năm 2020.
Vốn FDI vào Việt Nam duy trì đà tăng trưởng giữa đại dịch
Dù gặp phải những khó khăn nhất định do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, vốn đăng ký từ các dự án FDI mới tại Việt Nam từ đầu năm đến nay vẫn tăng 19% so với cùng kỳ năm trước.
Mỹ áp thuế hơn 35% với 23 doanh nghiệp Việt xuất khẩu tôm
Mỹ áp thuế chống bán phá giá 35,29% với 23 doanh nghiệp Việt xuất khẩu tôm sang thị trường này, mức thuế cao nhất trong gần 20 năm qua.
Sovico đề xuất đầu tư tuyến metro số 4 của TP.HCM
Tập đoàn Sovico vừa đề xuất đầu tư tuyến metro số 4 dài hơn 47km từ huyện Hóc Môn đến khu đô thị Hiệp Phước thuộc huyện Nhà Bè.
Hà Nội nhận 100% hồ sơ trực tuyến lĩnh vực xây dựng từ 9/6
Trung tâm Phục vụ hành chính công TP. Hà Nội chính thức tiếp nhận 100% hồ sơ trực tuyến trong lĩnh vực xây dựng từ ngày 9/6/2025.
Việt Nam xuất 500 tấn gạo phát thải thấp đầu tiên với giá kỷ lục
Lô gạo phát thải thấp 500 tấn của Việt Nam đánh dấu quốc gia đầu tiên trên thế giới đưa loại gạo này ra thị trường.
Hang Ngọc Rồng: Lời giải mới cho bài toán giữ chân du khách của Quảng Ninh
Sở hữu nhiều danh lam, thắng cảnh đẹp nhất Việt Nam như vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long, song Quảng Ninh vẫn đang nỗ lực tìm kiếm lời giải cho bài toán làm sao để giữ chân du khách. Câu trả lời có thể nằm sâu trong lòng một hang động kỳ vĩ, nơi nghệ thuật và thiên nhiên hòa quyện làm một: Hang Ngọc Rồng.
Doanh nhân đến Đà Nẵng, nghỉ đâu cho xứng tầm?
Courtyard by Marriott Danang Han River là khách sạn cao nhất tại trung tâm Đà Nẵng bắt đầu đón khách từ cuối tháng 5.
Sau sáp nhập, bất động sản cao cấp Hải Phòng bước vào 'kỷ nguyên vàng' với tầng lớp thịnh vượng mới
Thị trường bất động sản cao cấp đang ghi nhận sự trỗi dậy mạnh mẽ ở nhiều đô thị trung tâm, trong đó nổi bật là Hải Phòng. Thành phố cảng - vốn là đầu tàu phát triển của khu vực Bắc Bộ, sau cột mốc sáp nhập Hải Dương (15/8), sẽ trở thành một siêu đô thị với tầng lớp cư dân thượng lưu mới mang khát khao sở hữu không gian sống xứng tầm.
Hành trình từ 'vực nợ' đến tham vọng lãi nghìn tỷ của HAGL
HAGL đang đi những bước vững chắc trên hành trình phục hồi và chuyển mình từ vùng tối của khủng hoảng nợ đến kỳ vọng lợi nhuận 5.000 tỷ đồng vào năm 2028.
Kiến trúc đậm chất bản địa tại căn hộ Sun Group Cát Bà
Nằm tại vị trí trung tâm đảo ngọc Cát Bà, tòa căn hộ The Xanh 2 không chỉ là chốn nghỉ dưỡng xanh mát, hòa cùng nhịp sống sôi động, mà còn tôn vinh giá trị văn hoá bản địa lâu đời của vùng vịnh di sản.
Giá vàng hôm nay 9/6: SJC tăng 300 nghìn đồng, chênh lệch với quốc tế lại giãn rộng
Giá vàng hôm nay 9/6 tăng thêm 300 nghìn đồng/lượng đối với vàng miếng SJC, trong khi thị trường quốc tế giảm giá, làm chênh lệch giá trong nước và thế giới lại nới rộng.
Hội Môi giới bất động sản ra mắt ban điều hành tại Thái Bình
Hội Môi giới bất động sản Việt Nam vừa công bố quyết định thành lập và ra mắt Ban điều hành VARS tại tỉnh Thái Bình.
Phù thủy sàn chứng khoán
Phân tích chiến lược quản trị rủi ro từ “Phù thủy sàn chứng khoán” bằng cách áp dụng tỷ lệ cố định, phân bổ động và hệ thống tự động cho doanh nghiệp chứng khoán.