Phát triển bền vững
Vòng luẩn quẩn nông nghiệp và tín dụng bao giờ mới thoát?
Tín dụng khó tiếp cận, chưa phù hợp với điều kiện sản xuất khiến lúa gạo cũng như ngành nông nghiệp miền Tây chưa phát huy hết tiềm năng.
Mô hình cánh đồng mẫu lớn được triển khai từ năm 2011, đến năm 2013 có quyết định chính thức của Thủ tướng Chính phủ để tạo hành lang pháp lý. Theo ông Phạm Thái Bình, Tổng giám đốc Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An, giai đoạn từ 2011 – 2017, mô hình này thu hút sự tham gia của đông đảo doanh nghiệp, hợp tác xã.
Tuy nhiên, đến nay, chỉ còn hai doanh nghiệp duy trì được các cánh đồng liên kết, bao gồm Công ty Trung An. Ông Bình cho biết, các chủ thể tham gia mô hình gặp khó trong tiếp cận tín dụng, dẫn đến việc thanh toán cho các khâu trong chuỗi liên kết bị chậm trễ. Bởi vậy, cánh đồng mẫu lớn “teo nhỏ” dần.
Cũng như nhiều doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu lúa gạo khác, Công ty Trung An rất kỳ vọng và chờ đợi vào Đề án 1 triệu ha lúa chuyên canh bền vững được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cuối tháng 11/2023. Tuy nhiên, nếu không gỡ được nút thắt tín dụng, việc thực hiện đề án cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn tương tự.
Nhu cầu tín dụng của 1 triệu ha lúa
Tổng giám đốc Công ty Trung An nhìn nhận, để thực hiện đề án 1 triệu ha lúa, doanh nghiệp cần vay vốn trong dài hạn, từ 7 – 10 năm để xây dựng, lắp đặt các công trình, thiết bị như máy sấy lúa, silo chứa lúa, các máy móc cơ giới hóa cho hoạt động liên kết từ xay xát, chế biến, đóng gói.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần vay vốn ngắn hạn để có thể thanh toán “tiền tươi” cho bà con nông dân sau mỗi vụ thu hoạch lúa.
Hiện tại, ngân hàng đã cho doanh nghiệp vay vốn ngắn hạn để thực hiện mua bán, xuất khẩu gạo. Tuy nhiên, điều này mới chỉ giải quyết được phần ngọn, doanh nghiệp không có vốn để đầu tư vào chuỗi liên kết.
Ông Bình cho biết, nếu ngân hàng đồng hành với doanh nghiệp cho vay dài hạn để doanh nghiệp có đủ tiền thu mua lúa gạo cũng như đầu tư bài bản vào chuỗi liên kết sẽ chấm dứt tình trạng ép giá, tranh mua tranh bán rồi đua nhau hạ giá gạo xuất khẩu để có tiền đáo hạn.
Để làm được điều này, các ngân hàng, tổ chức tín dụng cần cho vay khoảng 2 tỷ USD vốn dài hạn và 2 tỷ USD vốn ngắn hạn. Đáp ứng đủ nhu cầu về vốn, đề án 1 triệu ha lúa có thể giúp chuỗi giá trị lúa gạo thu về 10 tỷ USD, chưa tính những cơ hội tăng thêm chẳng hạn như tín chỉ carbon.
“Nếu không được ngân hàng hỗ trợ vốn đầy đủ, tình trạng sản xuất, kinh doanh lúa gạo như hiện nay, Việt Nam tự đánh mất cơ hội khoảng 5 tỷ USD mỗi năm”, ông Bình nói tại hội thảo Thúc đẩy tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực, đưa đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững.
Gỡ nút thắt vốn
Lý giải cho việc ngành hàng lúa gạo nói riêng và ngành nông nghiệp miền Tây nói chung vẫn khó khăn tiếp cận tín dụng, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Trần Việt Trường cho biết, nông nghiệp gặp rủi ro lớn từ biến đổi khí hậu. Thời tiết thất thường có thể tạo tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp nên ngân hàng e ngại khi cho vay.
Bên cạnh đó, quy mô sản xuất nông nghiệp vẫn còn nhỏ lẻ nên ngân hàng khó đánh giá chính xác về rủi ro tín dụng. Nói cách khác, điều này tạo ra một vòng luẩn quẩn, muốn làm cánh đồng lớn, sản xuất tập trung thì cần phải tiếp cận tín dụng nhưng tín dụng cũng mong muốn ngành nông nghiệp sản xuất tập trung, giảm tình trạng manh mún để tránh rủi ro khi cho vay.
Mặt khác, nhiều nông hộ, hợp tác xã có trình độ quản lý tài chính chưa cao, hệ thống sổ sách, kế toán thiếu rõ ràng, gây khó cho ngân hàng, tổ chức tín dụng khi đánh giá khả năng trả nợ.
Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng của ngành nông nghiệp, ví dụ như đất đai bị chia cắt, giá trị không cao nên không đủ thế chấp, ngân hàng chưa có sản phẩm tài chính phù hợp với nhu cầu vốn dài hạn của ngành nông nghiệp.
Giải quyết những vướng mắc trên, ông Trường đề xuất tăng cường sự hợp tác giữa các ngân hàng, tổ chức tín dụng với chính quyền địa phương để xây dựng gói tín dụng phù hợp, linh hoạt cho từng đối tượng trong chuỗi giá trị nông sản, tính đến chu kỳ sản xuất và yếu tố mùa vụ trong nông nghiệp.
Song song với đó, các ngân hàng, tổ chức tín dụng cần ứng dụng công nghệ để đơn giản hóa thủ tục, thời gian xét duyệt khoản vay, nâng cao năng lực định giá tài sản và đánh giá rủi ro tín dụng.
Lãnh đạo TP. Cần Thơ kiến nghị thúc ẩy sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp tiếp cận các chương trình từ trung ương, các dự án ODA cũng như các nguồn lực quốc tế khác. Đồng thời, cần xây dựng chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn để tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn ưu đãi, giảm bớt gánh nặng chi phí sản xuất.
Ngoài ra, cần đẩy mạnh hỗ trợ xây dựng các mô hình hợp tác xã và chuỗi liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ nông sản. Những mô hình này không chỉ góp phần ổn định sản xuất và giảm thiểu rủi ro mà còn giúp người dân và doanh nghiệp tiếp cận các khoản vay với lãi suất thấp hơn thông qua các tổ chức tập thể.
Một giải pháp đặc biệt quan trọng là cơ chế bảo hiểm nông nghiệp, quỹ bảo lãnh tín dụng nông nghiệp để giảm rủi ro sản xuất nông nghiệp, qua đó cũng giảm rủi ro cho ngân hàng, tổ chức tín dụng khi cho vay.
Gỡ 'nút thắt' tín dụng cho nông nghiệp công nghệ cao nhìn từ Tập đoàn TH
Đề án 1 triệu ha lúa: Trợ lực từ cộng đồng doanh nghiệp
Xác định là cơ hội lớn cho ngành lúa gạo Việt Nam vươn tầm chất lượng, Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha lúa vùng Đồng bằng sông Cửu Long nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp.
Giải quyết tận gốc điểm yếu ngành lúa gạo
Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 được kỳ vọng sẽ giải quyết vấn đề phân mảnh, nhỏ lẻ, tự phát của ngành lúa gạo, hướng đến chuyên nghiệp, minh bạch, bền vững và có trách nhiệm.
Hỗ trợ ngành lúa gạo tiếp cận vốn vay để khơi luồng lưu thông
Phó thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đề nghị các ngân hàng thương mại tập trung nguồn vốn để đáp ứng kịp thời nhu cầu của doanh nghiệp kinh doanh, đầu tư, chế biến, sản xuất thóc, gạo với thời hạn và lãi suất hợp lý.
Aqua City của Novaland được gỡ vướng
Sau hơn hai năm đình trệ xây dựng do vướng vấn đề pháp lý, dự án Aqua City do Tập đoàn Novaland phát triển tại Đồng Nai đã thoát bế tắc.
Để không phải hối tiếc trong sự nghiệp sau tuổi 35
Việc chủ động phát triển bản thân, xây dựng và duy trì các mối quan hệ cùng thái độ cởi mở với thay đổi là những yếu tố quan trọng.
Hạnh phúc trong giáo dục: Xu hướng toàn cầu và ứng dụng tại Việt Nam
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC cùng thúc đẩy pin lưu trữ
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng, hướng đến một tương lai bền vững.
WinMart cùng 11 thương hiệu 'tung' ưu đãi khủng mừng sinh nhật 10 tuổi
WinMart kỷ niệm 10 năm với đại sứ WINNIE, ưu đãi hấp dẫn từ 11 thương hiệu lớn trong Tuần lễ thương hiệu diễn ra từ ngày 21/11 đến 4/12.
Sức hút của môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.