Phát triển bền vững
Dự kiến giảm lãi suất vay vốn trồng lúa phát thải thấp
Trồng lúa phát thải thấp, chất lượng cao theo đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao có thể được ưu đãi tiếp cận vốn vay với lãi suất thấp hơn ít nhất 1%/năm.
Đây là nội dung của Chương trình cho vay liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng cao và phát thải thấp vùng Đồng bằng sông Cửu Long được Ngân hàng Nhà nước xây dựng.
Chương trình nhằm mục tiêu thực hiện nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước về việc triển khai chương trình tín dụng hỗ trợ liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm thuộc Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 (đề án 1 triệu ha lúa), theo quyết định số 1490/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Thời gian qua, một số mô hình thí điểm thực đề án 1 triệu ha lúa đã cho thấy các giải pháp trồng lúa phát thải thấp giúp giảm chi phí, tăng năng suất, từ đó tăng thu nhập cho bà con nông dân.
Tuy nhiên, để phát huy hiệu quả và nhân rộng mô hình, người nông dân, hợp tác xã nông nghiệp và doanh nghiệp kỳ vọng được tiếp cận vốn vay để đầu tư vào hệ thống thủy lợi, tạo chuỗi giá trị khép kín, mở rộng bao tiêu lúa chất lượng cao.
Thực tế trên cho thấy hỗ trợ vốn vay là đặc biệt cần thiết cho sự thành công của đề án 1 triệu ha lúa.
Theo bà Hà Thu Giang, Vụ trưởng Vụ Tín dụng và các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước, chương trình cho vay được tiến hành theo hai giai đoạn. Giai đoạn thí điểm từ nay đến cuối năm 2025 do Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) đóng vai trò chủ lực cho vay.
Giai đoạn tiếp theo là giai đoạn mở rộng, đến hết năm 2030, huy động sự tham gia của tất cả các ngân hàng và tổ chức tín dụng trong việc cấp vốn ưu đãi cho trồng lúa phát thải thấp theo đề án 1 triệu ha lúa.
Bà Giang cho biết, Ngân hàng Nhà nước khuyến khích các tổ chức tín dụng khác đăng ký cho vay ngay trong giai đoạn thí điểm và đề nghị các ngân hàng, tổ chức tín dụng sẵn sàng văn bản hướng dẫn để có thể triển khai ngay khi giai đoạn mở rộng bắt đầu.
Nguồn vốn vay được lấy từ vốn tự huy động của tổ chức tín dụng, việc cho vay thực hiện theo cơ chế thương mại, đáp ứng các điều kiện cho vay theo quy định hiện hành. Trong đó, các ngân hàng, tổ chức tín dụng sẽ xem xét áp dụng mức lãi suất ưu đãi thấp hơn lãi suất cho vay kỳ hạn tương ứng ít nhất là 1%/năm.
Hiện nay, Agribank đã ban hành văn bản nội bộ triển khai thí điểm cho vay vốn trồng lúa phát thải thấp, chất lượng cao. Bà Phùng Thị Bình, Phó tổng giám đốc Agribank, cho biết, ngân hàng đang xây dựng sản phẩm cho vay khép kín với các cá nhân, hộ gia đình trồng lúa và đơn vị cung ứng nguyên vật liệu đầu vào, chế biến, xuất khẩu tham gia vào đề án 1 triệu ha lúa.
Trồng lúa bền vững với 1 triệu héc ta chất lượng cao
Lúa phát thải thấp ĐBSCL sẽ nhận hỗ trợ gần 1.000 tỷ đồng
Việc hỗ trợ chi trả của Ngân hàng Thế giới có ý nghĩa quan trọng với đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp ở Đồng bằng Sông Cửu Long, nhưng chưa phải bán tín chỉ carbon.
Phê duyệt đề án 1 triệu héc ta lúa chất lượng cao
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt đề án phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030.
Vàng ròng từ nông nghiệp bền vững
Định hướng phát triển nông nghiệp bền vững ngay từ những ngày đầu đã giúp Phúc Sinh trở thành một trong những người dẫn dầu xuất khẩu hồ tiêu và cà phê.
Cuộc chơi mới của Tập đoàn Bühler tại Việt Nam
Tập đoàn Bühler đẩy mạnh phát triển thiết bị ngành vật liệu công nghệ cao vào thị trường Việt Nam với kỳ vọng thúc đẩy ngành sản xuất công nghiệp xe điện tại đây.
Bí mật sau đà tăng trưởng thần tốc của thương mại điện tử
Thương mại điện tử được dự báo có thể tăng trưởng tới 35% mỗi năm trong bốn năm tới.
Gỡ nút thắt nguồn lực cho chuyển đổi xanh
Chuyển đổi xanh trong doanh nghiệp cần được kích hoạt thông qua tháo gỡ nút thắt trong triển khai các công cụ tài chính xanh.
Quảng Trị thúc đẩy tiến độ dự án LNG Hải Lăng
Tỉnh Quảng Trị đang thúc đẩy tiến độ dự án điện khí LNG Hải Lăng giai đoạn 1, trị giá 54.000 tỷ đồng, với mục tiêu đưa vào vận hành từ năm 2029.
Đổi nợ thành cổ phần: Còn cách nào khác cho doanh nghiệp địa ốc?
Để giảm áp lực trả nợ và chi phí lãi vay, nhiều doanh nghiệp địa ốc vẫn buộc phải chọn giải pháp phát hành cổ phần để hoán đổi nợ.
Tái tạo ở Liên hoan Sáng tạo và thiết kế Việt Nam 2024
Liên hoan Sáng tạo và thiết kế Việt Nam (VFCD) thường niên lần thứ sáu với chủ đề “tái tạo” diễn ra tại Hà Nội từ ngày 16 - 22/11/2024.
Gen Z 'đại tu' nơi làm việc
Thế hệ Z đang định hình lại nơi làm việc với phong cách làm việc linh hoạt, ưu tiên sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, làm việc từ xa và các giờ làm việc không cố định.