Quốc tế

Vòng xoáy nợ nước ngoài tại Đông Nam Á

Hồng Hạnh Thứ hai, 16/07/2018 - 20:05

Với mức nợ nước ngoài cao hơn đáng kể mức trung bình của các nước đang phát triển, nhiều quốc gia Đông Nam Á đang dấy lên lo ngại về một cuộc khủng hoảng nợ.

Theo phân tích của FT Confidential Research từ dữ liệu của Ngân hàng Thế giới, Lào hiện là quốc gia Đông Nam Á có mức nợ nước ngoài trên tổng thu nhập quốc gia cao nhất với 93,1%. Con số này cao gấp nhiều lần mức trung bình 26% của nhóm nước đang phát triển.

Các quốc gia Đông Nam Á khác cũng rơi vào tình trạng nợ nước ngoài cao, lần lượt là Malaysia, Campuchia và Việt Nam, báo cáo chỉ rõ.

Lào cũng như Malaysia hiện đang gánh trên vai hàng tỷ USD nợ vì các dự án cơ sở hạ tầng nằm trong khuôn khổ sáng kiến Một vành đai, Một con đường (BRI) của Trung Quốc, Asian Nikkei Review cho biết.

Đơn cử là kế hoạch trị giá 5,8 tỷ USD nhằm kết nối Côn Minh với thủ đô Viêng Chăn của Lào. Khoảng 2/3 số nợ của quốc gia này được tính bằng ngoại tệ nên sự mất giá đột ngột của đồng Kip sẽ tạo ra rủi ro lớn nhất với tính bền vững của khoản nợ. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) xác định rằng Lào sẽ đối mặt với nguy cơ cao về gánh nặng nợ.

Những quốc gia Đông Nam Á có khoản nợ nước ngoài cao nhất đã ngày càng gia tăng số lượng vay trong vòng 5 năm qua, đặc biệt là Campuchia, Lào và Việt Nam.

Campuchia hiện ghi nhận mức tăng trưởng tới 142% đối với nợ nước ngoài, mức tăng nhanh nhất khu vực và chiếm 54,4% thu nhập của quốc gia này.

Về phía Việt Nam, theo thông tin được đưa bởi Thời báo Kinh tế Sài Gòn, tính đến hết năm 2017, tổng dư nợ nước ngoài của quốc gia là 2.451 triệu tỉ đồng, bằng 49% GDP, vẫn nằm trong giới hạn cho phép là dưới 50% GDP. Tuy nhiên, chỉ số nợ nước ngoài của quốc gia có xu hướng tăng so với 2016 và tiệm cận ngưỡng nợ nước ngoài của quốc gia đã được Quốc hội phê duyệt.

Trả lời phỏng vấn tờ Nikkei Asian Review, Bộ trưởng Kế hoạch và Tài chính Myanmar Soe Win cho biết quốc gia này sẽ giảm bớt quy mô dự án đặc khu kinh tế tại bang Rakhine trị giá tới 10 tỷ USD. Nguyên nhân được đưa ra là chính phủ nước này cảm thấy lo ngại về các khoản vay từ Trung Quốc để thực hiện dự án cũng như khả năng trả nợ.

Theo thông tin được đưa bởi trang này, tính đến cuối năm 2017, nợ nước ngoài của Myanmar là 9,6 tỉ USD, trong đó 40% từ Trung Quốc.

Không chỉ Myanmar, Malaysia cũng cho xem xét lại các dự án với Trung Quốc trong bối cảnh nợ nước ngoài đạt tới 69,6% thu nhập quốc gia.

Hồi đầu tháng 7, Thủ tướng Mahathir Mohamad cho biết vấn đề thảo luận chính trong chuyến thăm tới Bắc Kinh tháng 8 tới sẽ là “những điều khoản không công bằng” và “lo ngại lãi suất cho vay quá cao” trong các dự án với Trung Quốc, Reuters dẫn lời. 

Duyệt quy hoạch đô thị hai bên đường vành đai 3 đoạn Khuất Duy Tiến - Nguyễn Xiển

Duyệt quy hoạch đô thị hai bên đường vành đai 3 đoạn Khuất Duy Tiến - Nguyễn Xiển

Bất động sản -  7 năm

Theo quyết định phê duyệt đồ án Thiết kế đô thị hai bên đường Vành đai 3 của UBND TP. Hà Nội, các dự án tại đây được phép xây dựng tối đa cao 50 tầng tại một số khu vực.

Đề xuất thanh toán cho nhà đầu tư đường trên cao Vành đai 2 bằng quỹ đất hơn 500ha

Đề xuất thanh toán cho nhà đầu tư đường trên cao Vành đai 2 bằng quỹ đất hơn 500ha

Bất động sản -  7 năm

Nhà đầu tư thực hiện dự án xây dựng tuyến đường bộ trên cao dọc đường Vành đai 2 nối cầu Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở và mở rộng theo quy hoạch phần đi dưới thấp từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Vọng được UBND TP. Hà Nội đề xuất thanh toán bằng quỹ đất hơn 500ha.

Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa

Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa

Nhịp cầu kinh doanh -  12 giờ

Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.

Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh

Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh

Phát triển bền vững -  12 giờ

Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.

Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp

Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp

Diễn đàn quản trị -  13 giờ

Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.

Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường

Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường

Tiêu điểm -  14 giờ

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc

Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc

Nhịp cầu kinh doanh -  15 giờ

Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Hồ sơ quản trị -  23 giờ

Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  1 ngày

Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.