Vụ đề nghị thanh tra 60 dự án: Cần sớm có biện pháp ngăn chặn và khắc phục
Minh Anh
Thứ tư, 19/07/2017 - 00:00
Theo thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn, kiến nghị của Bộ Tài chính về việc thanh tra 60 dự án bất động sản là theo đúng đối tượng vi phạm và cần phải có biện pháp ngăn chặn và khắc phục.
Trả lời những thắc mắc xung quanh đề nghị thanh tra 60 dự án đất vàng, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết, về 60 dự án mà Bộ Tài chính có văn bản số 2000/BTC-TTr báo cáo Thủ tướng, Bộ Tài chính thực hiện báo cáo 2000 theo yêu cầu của Thủ tướng tại văn bản 1285 ngày 29/11/2016, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính cùng các bộ rà soát tình trạng sử dụng đất của doanh nghiệp cổ phần hóa, báo cáo Thủ tướng và kiến nghị giải pháp.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Tài chính đã rà soát, thời điểm rà soát từ 1/7/2014 đến hết 2016, tức là thời điểm thực hiện Luật Đất đai 2013.
Qua rà soát, Bộ Tài chính có hai kiến nghị. Thứ nhất, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng năm 2017, một trong những nhiệm vụ mà Thủ tướng đã duyệt, giao cho Thanh tra Chính phủ kiểm tra, thanh tra tình trạng sử dụng đất trên địa bàn TP. HCM. Do vậy, Bộ đề nghị cho phép chuyển danh sách 60 dự án đó sang cho Thanh tra Chính phủ tham khảo để chọn ra các đối tượng rủi ro để thực hiện thanh tra, kiểm tra. Chính phủ đã chấp nhận kiến nghị đó.
Kiến nghị thứ hai, trong số 60 dự án đó, đối với các dự án có dấu hiệu vi phạm so với Điều 118 Luật Đất đai năm 2013, gây bức xúc trong dư luận thì bộ kiến nghị Chính phủ chỉ đạo UBND tỉnh đình những cái đang thực hiện, chứ không phải tất cả.
"Như vậy, việc Bộ Tài chính báo cáo là theo yêu cầu của Chính phủ, và theo chức năng nhiệm vụ, kiến nghị đó là theo đúng đối tượng vi phạm thì cần phải có biện pháp ngăn chặn và khắc phục", Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn khẳng định.
Theo đó, được biết 4 kiến nghị của Hiệp hội Bất động sản TP. HCM bao gồm: Thứ nhất, kiến nghị Chính phủ sớm thay thế Quyết định 09, 80, 86 về việc sử dụng đất của các doanh nghiệp trong quá trình cổ phần hóa để không thất thoát, bảo đảm được đúng mục tiêu của quy định pháp luật.
Thứ hai, kiến nghị Chính phủ sửa đổi Luật Đất đai về cơ chế định giá đất và cơ chế đấu thầu giá đất. Như báo chí nêu, cùng một mảnh đất, ví dụ như của Công ty xổ số cũ ở TP. HCM trên đường Lê Duẩn, với diện tích mà khi đấu giá xong thì giá khởi điểm chỉ 580 tỷ đồng, nhưng giá bán là trên 1.400 tỷ đồng. Trên đường đó, có rất nhiều dự án diện tích to hơn mà giá không theo đấu giá, rõ ràng kiến nghị này rất đúng.
Thứ ba, kiến nghị các chủ đầu tư mặc dù vi phạm nhưng vẫn cho tiếp tục xây dựng, nhưng với cam kết phải thực hiện đúng quy định pháp luật, đúng các nghĩa vụ theo thanh tra, kiểm tra.
Thứ tư, trong trường hợp đó vẫn bảo đảm quyền lợi của người mua hàng vì bản thân người mua hàng mua theo giá thị trường nhưng nhà đầu tư mua giá phi thị trường để bán giá thị trường, nên chênh lệch đó không thể bắt người tiêu dùng chịu, mà phải bắt nhà đầu tư chịu.
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính, 4 kiến nghị trên của Hiệp hội Bất động sản TP. HCM là đúng pháp luật, đúng thực tiễn và phù hợp với kiến nghị của Bộ Tài chính.
Tại Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp sáng 17/5, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng đã trả lời về thông tin tạm đỉnh chỉ và thanh tra 60 dự án bất động sản gây xôn xao dư luận thời gian vừa qua.
Thông tin từ Sở Xây dựng Đà Nẵng cho biết, Tổ hợp khách sạn Mường Thanh và căn hộ chung cư cao cấp Sơn Trà đã ngang nhiên xây dựng 104 căn hộ không đúng theo hồ sơ thiết kế được duyệt.
Zalopay xác định phát triển theo hướng trở thành một nền tảng thanh toán toàn diện đã liên tục đưa ra các sản phẩm mới hướng tới trải nghiệm người dùng.
MSB công bố báo cáo tài chính quý III với tín dụng tăng 15,11% nhờ đa dạng hóa giải pháp, đặc biệt trên nền tảng số, và vốn điều lệ nâng lên 26.000 tỷ đồng.
Khoản vay nằm trong chương trình hướng tới các mục tiêu về phát triển bền vững, đã và đang trở thành lĩnh vực trọng tâm trong các cam kết của IFC tại Việt Nam.