Vận hạn của Boeing kéo dài sau vụ rơi máy bay tại Iran
2020 bắt đầu không mấy suôn sẻ với nhà sản xuất máy bay Boeing khi thêm một vụ tai nạn máy bay nữa diễn ra.
Đã 16 năm kể từ thảm kịch 11/9 tại Mỹ, nhưng sự kiện mãi là một thảm kịch đen tối và bước ngoặt không thể phủ nhận trong lịch sử Hoa Kỳ và thế giới.
Thiệt hại từ thảm kịch ngày 11/9 được ước tính lên tới hàng nghìn tỷ đô la Mỹ. Sự kiện chấn động ngày 11/9/2001 mãi là một thảm kịch đen tối và bước ngoặt không thể phủ nhận trong lịch sử Hoa Kỳ và thế giới. Vụ tấn công 11/9 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Mỹ.
Xác định tổn thất từ cuộc tấn công khủng bố 11/9 đối với nền kinh tế Mỹ là công việc khó khăn, dù là tác động trực tiếp hay gián tiếp.
Thiệt hại vật chất
Ngay cả trước khi Cuộc chiến tranh chống khủng bố bắt đầu, cuộc tấn công ngày 11/9 đã gây ra một cú sốc nghiêm trọng đối với tình trạng tài chính của Mỹ. Tòa tháp đôi Trung tâm thương mại thế giới thời điểm đó đang là trụ sở của hơn 400 doanh nghiệp, trong đó có một số công ty tài chính hàng đầu.
Theo tờ The New York Times vào năm 2011, sau khi cuộc tấn công xảy ra, 8 tỷ USD đã bị mất cùng với sự sụp đổ của tòa tháp đôi. Riêng tại New York, thiệt hại về tính mạng và cơ sở hạ tầng đã lên đến 14 tỷ USD, theo Chỉ số khủng bố toàn cầu năm 2015.
Thiệt hại từ sự mất mát nhiều trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, tiện ích, thương tích, giá trị cuộc sống và công việc dọn dẹp sau các vụ tấn công, lên tới 55 tỷ USD vào năm 2011, hay 74,8 tỷ USD vào năm 2017, theo số liệu điều chỉnh từ tờ The Times.
Thiệt hại của ngành hàng không và du lịch
Những kẻ khủng bố Al Qaeda đã sử dụng máy bay thương mại làm vũ khí tấn công. Vì vậy, không ngạc nhiên khi sau vụ khủng bố, nhiều người Mỹ mắc phải chứng sợ bay. Kết quả: ngành hàng không Mỹ phải chịu tổn thất 7 tỷ USD chỉ trong năm 2001, theo báo cáo của tờ Thời báo Tài chính. Thậm chí trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến năm 2010, ngành hàng không vẫn tiếp tục phải chịu thiệt hại 74 tỷ USD, theo tờ Travel Weekly.
Mặc dù các hãng hàng không phục hồi khá nhanh, nhưng ảnh hưởng của thảm kịch đối với các hãng hàng không và du lịch bằng đường không ngày càng tăng lên.
Trong hai tuần sau vụ tấn công, ngành công nghiệp du lịch báo cáo lỗ 2 tỷ USD. Theo một nghiên cứu của Đại học Khoa học ứng dụng Centria của Phần Lan, hơn 335.000 người trong ngành du lịch Mỹ đã bị mất việc từ năm 2001 đến năm 2002.
Chi tiêu cho an ninh quốc phòng
Chi tiêu cho an ninh trong nước tăng mạnh sau thảm họa ngày 11/9.
Ban đầu, ngân sách của Bộ an ninh quốc gia Hoa Kỳ là 19,5 tỷ USD. Sau 15 năm, ngân sách cho năm tài chính 2017 của bộ này tổng cộng là 41,3 tỷ USD. Theo The New York Times, chi phí cho an ninh nội địa và các chi phí quốc phòng liên quan tăng lên tới 589 tỷ USD vào năm 2011, tương đương với 640 tỷ USD năm 2017 từ sau các vụ tấn công khủng bố ngày 11/9.
Quy mô chi tiêu cho an ninh của Hoa Kỳ rất khó nắm bắt. Viện kinh tế và hoà bình ước tính từ năm 2001 đến năm 2014, chi tiêu an ninh trong nước của Hoa Kỳ đạt 1,1 nghìn tỷ USD, trung bình khoảng 73 tỷ USD một năm.
Thuế và chính sách tiền tệ
Số nạn nhân trong vụ tấn công 11/9 lên đến gần 3.000 người, theo Đài tưởng niệm và Bảo tàng 11/9, trong đó có 19 tên không tặc. Hàng ngàn người khác cũng bị thương trong vụ tàn phá. Ngay sau các cuộc tấn công khủng bố, Quốc hội đã thông qua một đạo luật nhằm giảm nhẹ thuế cho nạn nhân của cuộc khủng bố năm 2001 để trợ cấp thuế cho nạn nhân và người bị thương hoặc người đã phát sinh các vấn đề bệnh lý liên quan đến vụ tấn công.
Theo báo cáo năm 2002 của DRI WEFA cho Ủy ban tài chính bang New York, vụ khủng bố 11/9 đã làm gián đoạn các khoản thuế, bao gồm cả sự suy giảm đáng kinh ngạc 3,5 tỷ USD ở bang New York trong 18 tháng đầu tiên sau sự kiện. Các vụ tấn công 11/9 còn khiến Cục dự trữ liên bang hạ lãi suất. Điều này có thể đã giúp tránh một cuộc suy thoái kinh tế lớn vào thời điểm đó, nhưng việc thanh khoản cao hơn và đã gây ra những vấn đề lớn hơn sau đó.
Điều này, cùng với các yếu tố khác, đã làm tăng nợ và lạm phát, đặc biệt là trong thị trường nhà ở và bất động sản.
Chi phí cho Chiến tranh chống khủng bố
Mỹ đã tiến hành chiến dịch Chiến tranh chống khủng bố trong hơn một thập kỷ, bao gồm chiến tranh ở Afghanistan, bắt đầu vào năm 2001 và cuộc chiến ở Irac (2003 - 2011). Hầu hết quân Mỹ đã được lên kế hoạch rút khỏi Afghanistan vào cuối năm 2016. Tuy nhiên, vào tháng 8/2017, Tổng thống Donald Trump tuyên bố ý định tiếp tục cuộc chiến chống khủng bố ở Afghanistan.
Tính đến tháng 12/2014, tổng chi phí cho cuộc chiến chống khủng bố lên tới 1,6 nghìn tỷ USD, theo dịch vụ nghiên cứu quốc hội. Vào thời điểm đó, các hoạt động quân sự ở Afghanistan có chi phí 686 tỷ USD và chiếm 43% tổng chi phí của cuộc chiến chống khủng bố.
Mỹ đã khởi động chiến dịch Đất nước Iraq tự do vào tháng 3/2003. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã biện minh cho chiến tranh ở Iraq trong bối cảnh các vụ tấn công 11/9, cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố và nhắm đến việc giải phóng đất nước này khỏi chế độ độc tài của Saddam Hussein.
Chi phí cho cuộc chiến tranh Iraq lên tới 815 tỷ USD vào cuối năm 2014, chiếm 51% trong tổng số 1,6 nghìn tỷ USD, theo CRS.
Hiện nay, những nỗ lực để chấm dứt Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS đang được tiến hành. Theo Viện Nghiên cứu kinh tế và hoà bình, chiến dịch liên minh chống IS từ tháng 8/2014 đến tháng 7/2016 đã tăng lên tới 12 triệu USD, tổng cộng 8,7 tỷ USD.
2020 bắt đầu không mấy suôn sẻ với nhà sản xuất máy bay Boeing khi thêm một vụ tai nạn máy bay nữa diễn ra.
Được định giá từ 1 tỷ USD trở nên, các doanh nghiệp khởi nghiệp kỳ lân mang theo nhiều tham vọng thay đổi cách thức thế giới vận hành nhưng thị trường lại chẳng hề đơn giản.
Giá dầu thô tiếp tục tăng sau vụ không kích của Mỹ tiêu diệt tướng Iran. Đà tăng có thể kéo dài hay không phụ thuộc vào diễn biến của căng thẳng trong tương lai.
Căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Iran khiến giá dầu, giá vàng và các đồng tiền 'rung lắc'.
Giá vàng 2019 đã có mức tăng trưởng năm cao nhất trong khoảng một thập kỷ qua và xu hướng tăng được dự báo sẽ tiếp tục trong năm tới.
Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.
Phần lớn ngân hàng đã ghi nhận số dư nợ xấu tăng trong quý I/2025, trong đó hơn một nửa số ngân hàng niêm yết chứng kiến mức tăng hai chữ số.
Các chuyên gia cho rằng, một thương hiệu ngân hàng tốt không chỉ nằm ở logo hay khẩu hiệu, mà là sự cam kết bền vững, được xây dựng từ niềm tin.
Ngày 9/5, dưới sự chứng kiến của Tổng bí thư Tô Lâm và lãnh đạo cấp cao 2 nước, Vietnam Airlines đã công bố đường bay thẳng từ thủ đô Hà Nội đến Moscow, Nga.
Giá vàng hôm nay 10/5 tăng 500 nghìn đồng ở cả hai chiều đối với vàng miếng và vàng nhẫn SJC ở thị trường trong nước.
Warren Buffett không chỉ là một nhà đầu tư xuất sắc mà còn là một nhà tư tưởng tài chính với tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài lĩnh vực đầu tư.
Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.