Vững chãi vượt bão

Thứ hai, 06/02/2023 - 11:45

Năm 2023 được dự đoán là một năm khó khăn với nền kinh tế nói chung. Vậy, trong khó khăn đó, các doanh nghiệp nên tư duy thế nào? Nên thận trọng hay vẫn từng bước ra biển lớn? Những lúc khó khăn như thế này chính là lúc các doanh nghiệp cần nhìn lại để xem những người đã thành công vượt qua khó khăn trong quá khứ như thế nào và chuẩn bị gì cho tương lai.

Ông Đào Đức Thuận, chuyên gia chiến lược marketing của Owen Việt Nam (Ảnh: Advertising Việt Nam)

Trên cơ sở đó, trong chương trình Táo Marcom 2023, ông Đào Đức Thuận, chuyên gia chiến lược marketing của Owen Việt Nam đã đề xuất một số phương án chiến lược giúp doanh nghiệp vượt qua những ngày “giông tố” phía trước.

Cơ sở và tư duy chiến lược

Để vượt qua khó khăn, tổ chức kinh doanh có thể chọn phát triển bằng cách tối ưu những lĩnh vực đã biết, tiếp cận vào lĩnh vực chưa biết đã xác định hoặc mạo hiểm dấn thân vào những lĩnh vực chưa biết và chưa xác định.

Để dễ hình dung, hãy tưởng tượng thị trường của chúng ta chính là vũ trụ. Trong vũ trụ đó, lĩnh vực chúng ta đã biết và đã xác định được là Trái Đất. Dải Ngân Hà là nơi chúng ta đã xác định rồi và chưa biết được một cách rõ ràng.

Trong khi đó, vũ trụ - thị trường thì rất rộng lớn, vậy lĩnh vực chúng ta chưa xác định được và chưa biết có thể ở đâu đó trong một thiên hà nào đó ngoài kia. Để tiếp cận được điều đó, bắt buộc các doanh nghiệp phải bắt đầu một hành trình khám phá.

“Trong lịch sử của loài người, chắc chắn không ít lần loài người đã phải đối phó với những bất định, khó khăn. Năm 2023 là một năm dự đoán có nhiều điều bất định, và rồi con người ta sẽ lại đi tìm những vùng đất mới”, ông Đào Đức Thuận bày tỏ.

Nếu ví việc tìm một thị trường mới như hành trình chinh phục vùng đất mới, có thể nói Ấn Độ là một trong những thị trường hấp dẫn nhất trong quá khứ. Trong nhiều thế kỷ, Ấn Độ được biết đến là một vùng đất có rất nhiều vàng, gia vị và thuốc thang, đầy hấp dẫn với các quốc gia châu Âu. Vì vậy, nhiều quốc gia đã tìm đường đến đây bằng nhiều phương pháp khác nhau.

Người Bồ Đào Nha có cách tiếp cận từng bước. Họ lần lượt đi qua các vùng miền của châu Phi. Mỗi ngày họ đi sâu thêm một chút, và họ đến được nơi. Với cách tiếp cận này thì tốc độ sẽ rất chậm, đầu tư sẽ rất nhiều, rủi ro không lớn lắm, nhưng giá trị mang lại là dự đoán được.

Cách tiếp cận thứ hai là cách tiếp cận của người Tây Ban Nha. Christopher Columbus đã có cách tiếp cận nhảy vọt. Ông đầu tư trung bình, làm liều với tinh thần được ăn cả, ngã về không. Với cách tiếp cận này, họ đi nhanh, rủi ro cao và hồi thu là tất cả hoặc không có gì. Đây là tinh thần nhiều startups thường nắm giữ.

Ông Thuận nhấn mạnh: “Còn một cách tiếp cận khác mà tôi muốn nhấn mạnh - cách tiếp cận của người Phoenician. Đây là cách tiếp cận rất khôn ngoan. Từ phương Đông, họ dần dần đi ra biển Địa Trung Hải. Mỗi ngày, đi đến đâu, họ lại vào xâm chiếm và giao du với những người, những vùng họ chưa biết, họ lấy đó làm nhà”.

“Thêm vào đó, họ luôn đi theo mô thức cố định là đi những thành phố gần biển. Đi theo hướng này thì họ sẽ an toàn, buôn bán dễ dàng và cứ thế lấn ra. Với cách tiếp cận này thì người Phoenician, với tốc độ vừa, đầu tư vừa và rủi ro tương đối thấp và hồi thu vừa. Tức là với cách tiếp cận này, đến đâu thì họ kiếm tiền đến đó, đến đâu người ta chắc chắn đến đó”, ông Thuận cho biết thêm.

Trên cơ sở đó, theo ông Thuận, cần nhớ rằng khi doanh nghiệp càng có kinh nghiệm vững chắc trong các dạng thức (đã định hình), thì càng dễ dàng khám phá những điều chưa biết. Thêm vào đó, doanh nghiệp cũng không cần phải đầu tư nhiều như Columbus hay bước từng bước một như người Bồ Đào Nha, mà thay vào đó có thể chỉ cần một số hàng hóa để bắt đầu kinh doanh, cũng như tìm một cách đi để có thể ở trong vùng an toàn của mình và rời khỏi nó cùng một lúc.

Masan và chiến lược marketing tiến bước

Tại Việt Nam, một trong những doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh vững chắc nhưng không ngừng mở rộng như vậy là Masan. Chỉ sau 26 năm, với cách thức tiếp cận đó, từ một doanh nghiệp kinh doanh nước mắm, Masan đã trở thành một tập đoàn công nghệ quy mô lớn với sứ mệnh phục vụ cho 100 triệu người Việt Nam.

Có thể nói, Masan đang ở trong giai đoạn 5.0. Vào giai đoạn 1.0, Masan chỉ thay đổi cách tiêu dùng nhu yếu phẩm của người dân Việt Nam. Đến thời kỳ 2.0, Masan làm thay đổi cách tiêu thụ của người dân, Masan 3.0 thay đổi cách mua sắm, bắt đầu có e-commerce. Thời kỳ 4.0, Masan làm thay đổi lối sống của người Việt bằng cách cho ra đời một hệ sinh thái, mà mỗi điểm tiếp xúc của nó là điểm tiếp xúc đến đời sống của người dân. Và vào thời kỳ 5.0, Masan đang thay đổi cách sống và cách kinh doanh của người Việt Nam, dựa vào công nghệ.

Vậy, Masan đã có chiến lược gì? Những mô thức nào trong 26 năm qua đã giúp Masan làm được điều đó?

Trước tiên, Masan bắt đầu bằng tư duy “consumer of things” – “tất cả hướng đến người tiêu dùng”, lấy người tiêu dùng làm trung tâm và xoay tất cả các giải pháp xung quanh người tiêu dùng. COT được khái niệm hóa bởi một hệ sinh thái Consumer-Tech, trong đó giá trị được phân phối thông qua mô hình trung tâm thương mại mini Masan Ưinlife.

Sau đó, Masan lại phát triển point of life (…), tạo ra các điểm bán, tạo ra các điểm tương tác, tận dụng những lợi thế công nghệ, tập trung vào đổi mới, thử nghiệm và trải nghiệm, để tương tác, giữ chân người tiêu dùng, tạo ra lối mòn để phục vụ cho triết lí consumer of things của chính mình.

Trong 25 năm qua, Masan liên tục thực hiện M&A để mở rộng công suất nhằm làm được những điều mình chưa có và thu hút vốn từ nước ngoài nhằm tăng cường nghĩa vụ tài chính. Mô thức mà họ luôn làm 25 năm qua là M&A, mua thương hiệu cà phê, mua bách hóa, mua Meat Deli, mua Vissan... và họ đang tiếp tục M&A sang những lĩnh vực khác nữa.

Cùng với M&A, Masan đang thu hút rất nhiều vốn đầu tư từ nước ngoài. Trong năm 2021, 2,1 tỷ đô là nguồn vốn mà khối ngoại đã đầu tư vào Masan nhằm xây dựng hệ sinh thái để phục vụ cho 100 triệu người Việt Nam.

Để thực hiện triết lý "Point-Of-Life", Masan tập trung vào xây dựng thương hiệu, trải nghiệm khách hàng, đổi mới, lấy khách hàng làm trung tâm và nâng cao công suất. Trong hành trình đó, Masan đã liên tục đưa ra một lộ trình để tận dụng lợi thế công nghệ, từ xây dựng, mở rộng công nghệ cho đến kiến tạo hệ sinh thái.

Cho đến thời điểm hiện tại, hệ sinh thái công nghệ tiêu dùng của Masan đã đạt được những thành công nổi bật. Sau 25 năm, từ một công ty trong lĩnh vực nước mắm, nước tương, giờ đây Masan đã trở thành một tập đoàn công nghệ với doanh thu 88.000 tỷ, 34.000 nhân viên. 

Một chiến lược đúng đắn luôn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động marketing nói riêng và lĩnh vực kinh doanh nói chung. Trong thời kỳ giông bão, doanh nghiệp cần chọn cho mình một con đường và một cách đi thật sự vững vàng, từ đó biến nghịch cảnh thành cơ hội, đưa doanh nghiệp tiến bước. 

KingBee Marketing được vinh danh trong SME100 2022 châu Á

KingBee Marketing được vinh danh trong SME100 2022 châu Á

Nhịp cầu kinh doanh -  2 năm

KingBee Marketing (KBM Corporation) vừa được vinh danh là doanh nghiệp trong top SME100 2022 có tốc độ tăng trưởng nhanh và vững mạnh.

Giải pháp số giúp đột phá hiệu quả sales và marketing

Giải pháp số giúp đột phá hiệu quả sales và marketing

Tiêu điểm -  2 năm

Để tăng hiệu quả sales và marketing trong bối cảnh áp lực lạm phát và niềm tin của người tiêu dùng suy giảm, theo Phó tổng giám đốc thường trực MISA, doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao trải nghiệm khách hàng thông qua việc khai thác dữ liệu từ hệ thống CDP.

Sắp diễn ra sự kiện về marketing ngành F&B Tây Nguyên

Sắp diễn ra sự kiện về marketing ngành F&B Tây Nguyên

Nhịp cầu kinh doanh -  2 năm

Sự kiện "Marketing ngành ẩm thực - tưởng khó mà dễ" do iPOS.vn cùng ngân hàng KASIKORN (KBank) đồng tổ chức tại Buôn Ma Thuột sẽ tập trung bàn về chủ đề định vị và phát triển thương hiệu bền vững cho các doanh nghiệp ngành ẩm thực và đồ uống.

Trải nghiệm số trong chiến lược sales và marketing

Trải nghiệm số trong chiến lược sales và marketing

Tiêu điểm -  2 năm

VSMCamp và CSMOSummit 2022 được tổ chức nhằm mục tiêu đồng hành cùng những người hoạt động trong lĩnh vực sales và marketing cũng như các chủ doanh nghiệp trong hành trình đi tìm lời giải cho bài toán "trải nghiệm số".

Doanh nghiệp điện tái tạo: 'Người vui, kẻ buồn' với khung giá điện 2025

Doanh nghiệp điện tái tạo: 'Người vui, kẻ buồn' với khung giá điện 2025

Tiêu điểm -  1 giờ

Không ít doanh nghiệp đang trao gửi niềm tin vào việc tháo gỡ các dự án điện tái tạo gặp vướng mắc cũng như dư địa mở ra từ Quy hoạch điện VIII và khung giá điện 2025.

Biến số then chốt kích hoạt chu kỳ tăng trưởng chưa từng có của Việt Nam

Biến số then chốt kích hoạt chu kỳ tăng trưởng chưa từng có của Việt Nam

Tiêu điểm -  16 giờ

Các chuyên gia cho rằng, chỉ khi có sự đột phá về khoa học công nghệ và thể chế, Việt Nam mới có thể thoát khỏi cái bóng của mô hình tăng trưởng cũ và tạo dựng được động lực phát triển trong kỷ nguyên mới.

Chi phí không chính thức có dấu hiệu 'lan rộng'

Chi phí không chính thức có dấu hiệu 'lan rộng'

Tiêu điểm -  18 giờ

Số doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức trong năm 2024 tăng mạnh so với kết khảo sát năm 2023 của Liên đoàn Công nghiệp và thương mại Việt Nam.

Loạt cơ chế đặc thù cho các dự án đường sắt tỷ đô

Loạt cơ chế đặc thù cho các dự án đường sắt tỷ đô

Tiêu điểm -  22 giờ

Cơ chế đặc thù để đầu tư hệ thống đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM được kỳ vọng sẽ tạo bứt phá cho các dự án động lực quốc gia.

Lấn biển làm sân bay Lý Sơn 2.000 tỷ đồng

Lấn biển làm sân bay Lý Sơn 2.000 tỷ đồng

Tiêu điểm -  22 giờ

Sân bay Lý Sơn được tỉnh Quảng Ngãi dự kiến triển khai trong giai đoạn 2026 - 2035, với mức đầu tư 2.000 tỷ đồng từ vốn ngân sách trung ương.

AgriS cam kết phát triển bền vững, đạt 'Net Zero' vào năm 2035

AgriS cam kết phát triển bền vững, đạt 'Net Zero' vào năm 2035

Phát triển bền vững -  17 phút

Việc đưa toà nhà AgriS Building vào vận hành là lời khẳng định mạnh mẽ của AgriS về chiến lược phát triển bền vững với tầm nhìn dài hạn, hiện thực hóa các cam kết xanh, hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2035.

Cách ngân hàng số lắng nghe khách hàng từ những giao dịch nhỏ

Cách ngân hàng số lắng nghe khách hàng từ những giao dịch nhỏ

Tài chính -  1 giờ

Chỉ qua một tính năng nhỏ, ngân hàng số Cake by VPBank đã chứng minh được năng lực công nghệ, cũng như khả năng am hiểu người tiêu dùng.

Doanh nghiệp điện tái tạo: 'Người vui, kẻ buồn' với khung giá điện 2025

Doanh nghiệp điện tái tạo: 'Người vui, kẻ buồn' với khung giá điện 2025

Tiêu điểm -  1 giờ

Không ít doanh nghiệp đang trao gửi niềm tin vào việc tháo gỡ các dự án điện tái tạo gặp vướng mắc cũng như dư địa mở ra từ Quy hoạch điện VIII và khung giá điện 2025.

Cận cảnh toa tàu quý tộc tuyến Hà Nội - Hải Phòng

Cận cảnh toa tàu quý tộc tuyến Hà Nội - Hải Phòng

Ống kính -  2 giờ

20 toa tàu hạng sang tuyến Hà Nội - Hải Phòng, mang phong cách Indochine sắp được đưa vào vận hành.

Vinpearl sắp niêm yết gần 1,8 tỷ cổ phiếu trên HOSE

Vinpearl sắp niêm yết gần 1,8 tỷ cổ phiếu trên HOSE

Doanh nghiệp -  12 giờ

Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) chính thức quyết định chấp thuận niêm yết đối với Công ty cổ phần Vinpearl (Mã CK: VPL). Theo đó, gần 1,8 tỷ cổ phiếu VPL sẽ chính thức giao dịch từ ngày 13/05/2025.

Quyết liệt gỡ điểm nghẽn để nâng hạng thị trường chứng khoán vào tháng 9

Quyết liệt gỡ điểm nghẽn để nâng hạng thị trường chứng khoán vào tháng 9

Tài chính -  15 giờ

Chính phủ đang thể hiện rõ quyết tâm loại bỏ mọi điểm nghẽn nhằm tiến tới mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán vào tháng 9/2025.

Biến số then chốt kích hoạt chu kỳ tăng trưởng chưa từng có của Việt Nam

Biến số then chốt kích hoạt chu kỳ tăng trưởng chưa từng có của Việt Nam

Tiêu điểm -  16 giờ

Các chuyên gia cho rằng, chỉ khi có sự đột phá về khoa học công nghệ và thể chế, Việt Nam mới có thể thoát khỏi cái bóng của mô hình tăng trưởng cũ và tạo dựng được động lực phát triển trong kỷ nguyên mới.