Quốc tế

Xây đập chặn dòng Mê-Kông nhưng không lấy điện, Trung Quốc toan tính gì?

Lan Ngọc Thứ tư, 09/10/2019 - 08:28

Mặc dù lượng điện có sự lãng phí lớn tại các công trình thủy điện của Trung Quốc, nước này vẫn tiếp tục xây dựng với tính toán cho vài thập kỷ tới.

Được khởi công xây dựng từ năm 2002 và kết thúc vào cuối thập kỷ trước tại tỉnh Vân Nam, đập Tiểu Loan (Xiaowan) của Trung Quốc gây choáng ngợp bởi công suất 4.200MW, trở thành đập thủ điện lớn nhất trên sông Mê Kông và có công suất lớn thứ 3 thế giới.

Không chỉ có con đập này, hàng loạt đập thủy điện khác đã và đang được Trung Quốc tiếp tục xây dựng tại khu vực sông Mê Kông. Tại thượng nguồn, 11 đập đã được hoàn thành trong tổng số 19 đập.

Điều đáng chú ý là mặc dù các đập thủy điện nổi lên với nhiều công trình có công suất lớn, sản phẩm điện được tạo ra lại không được sử dụng.

Tại hội thảo “Tác động từ những chính sách của Trung Quốc đối với sông Mê Kông” tổ chức bởi Chương trình nghiên cứu kinh tế Trung Quốc (VCES), ông Brian Eyler, Giám đốc chương trình Đông Nam Á, Trung tâm nghiên cứu Stimson, Mỹ cho biết, năm 2018, có tình trạng lãng phí điện tại các đập thủy điện của Trung Quốc trên thượng nguồn.

Tại tỉnh Vân Nam, lượng điện “bỏ không” thậm chí còn gấp đôi sản lượng điện tiêu thụ của toàn Thái Lan.

Xây đập nhưng không không lấy điện, Trung Quốc đang tính toán gì?
Việc xây dựng các đập thủy điện tại thượng nguồn khiến dòng chảy bị chặn lại.

Những nhà máy nằm tại khu vực đường bờ biển của Trung Quốc không sử dụng lượng điện trên mà thay vào đó là điện than vì lý do cuộc sống của người lao động, người dân xung quanh. Cùng với đó, việc vận chuyển điện cũng gặp khó khăn do khoảng cách địa lý xa.

Ông Brian Eyler suy luận rằng, việc xây thêm các đập nhằm mục tiêu tích trữ nước cho lục địa này, dự đoán rằng, trong khoảng 3 thập kỷ tới, Trung Quốc có thể đối mặt với tình trạng thiếu nước ngọt do băng tan trên dãy Himalaya sẽ cạn dần.

Mặc dù những dòng chảy sẽ kết thúc tại Việt Nam, một viễn cảnh khác sẽ diễn ra nếu Trung Quốc tiến hành khơi nguồn nước chảy sang sông Dương Tử.

Ông Brian Eyler nhấn mạnh các đập thủy điện dọc sông Mê Kông không chỉ cắt giảm lượng nước chảy xuống hạ nguồn mà còn khiến giảm dòng phù sa, giảm luồng cá di cư cũng như làm mất tính đa dạng sinh học của dòng sông.

Tại đồng bằng sông Cửu Long, việc thiếu nước từ thượng nguồn, thiếu phù sa bù đắp cùng với xâm nhập mặn của nước biển gia tăng sẽ dẫn đến tình trạng bị thu hẹp diện tích. Ước tính cứ 1 mét nước biển dâng sẽ làm mất 30% diện tích đất.

Dự kiến có khoảng 374 đập thủy điện sẽ được xây dựng tại hạ nguồn sông Mê Kông, trong đó có hơn 300 đập tại Lào. Trung Quốc và Thái Lan sẽ tham gia với tư cách nhà đầu tư tại các dự án này.

Trước tình trạng trên, ông đề xuất Việt Nam có thể hợp tác với Lào và Campuchia điều chỉnh theo hướng giảm số lượng đập thủy điện.

Trong khi Thái Lan không tham gia hợp đồng xây mới hay mua điện từ Lào và Campuchia, Việt Nam trở thành khách hàng chính, từ đó có thể "đặt hàng" để Lào và Campuchia phát triển các năng lượng sạch khác như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, hóa sinh.

Chuyên gia của Trung tâm Stimson cho rằng, tình trạng hiện nay cần giải pháp toàn diện, có sự phối hợp giữa các bên, tuy nhiên cũng lưu ý rằng, an ninh nguồn nước liên quan đến những nỗ lực ngoại giao và điều này lại không hề dễ dàng. 

Vấn đề nhà thầu Trung Quốc trong nhiệt điện Việt Nam

Vấn đề nhà thầu Trung Quốc trong nhiệt điện Việt Nam

Phát triển bền vững -  5 năm
Trung Quốc và nhà thầu Trung Quốc đang cho thấy sự tham gia mạnh mẽ vào ngành nhiệt điện than của Việt Nam nhưng tạo ra không ít hậu quả cần có sự quản lý, giám sát chặt chẽ hơn từ phía cơ quan quản lý.
Vấn đề nhà thầu Trung Quốc trong nhiệt điện Việt Nam

Vấn đề nhà thầu Trung Quốc trong nhiệt điện Việt Nam

Phát triển bền vững -  5 năm
Trung Quốc và nhà thầu Trung Quốc đang cho thấy sự tham gia mạnh mẽ vào ngành nhiệt điện than của Việt Nam nhưng tạo ra không ít hậu quả cần có sự quản lý, giám sát chặt chẽ hơn từ phía cơ quan quản lý.
Doanh nghiệp Trung Quốc tìm đến Việt Nam vì chiến tranh thương mại

Doanh nghiệp Trung Quốc tìm đến Việt Nam vì chiến tranh thương mại

Quốc tế -  5 năm

Nhiều doanh nghiệp của Trung Quốc đang "theo chân" các nhà sản xuất nước ngoài chuyển ra khỏi quốc gia này nhằm giảm thiểu tác động của chiến tranh thương mại kéo dài.

Malaysia tịch thu tiền, dừng hàng loạt dự án của nhà thầu Trung Quốc

Malaysia tịch thu tiền, dừng hàng loạt dự án của nhà thầu Trung Quốc

Quốc tế -  5 năm

Chi phí lớn trong bối cảnh Malaysia đang phải chịu gánh nặng nợ cộng với việc triển khai chậm đã khiến quốc gia này dừng một loạt dự án đắt đỏ với Trung Quốc.

Kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục của tập đoàn Danh Khôi

Kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục của tập đoàn Danh Khôi

Tài chính -  1 giờ

Đơn vị kiểm toán lo ngại khả năng của Danh Khôi trong việc thanh toán, gia hạn hoặc tái cấu trúc các khoản nợ, hay thu hồi dòng tiền từ các hoạt động kinh doanh.

Gam màu sáng tối trong bức tranh kinh doanh của ngành hàng không

Gam màu sáng tối trong bức tranh kinh doanh của ngành hàng không

Doanh nghiệp -  1 giờ

Ngành hàng không đã ghi nhận kết quả kinh doanh khởi sắc trong nửa đầu năm 2024 nhờ hoạt động vận chuyển phục hồi ấn tượng.

Hà Nội dọn dẹp cây đổ sau khi bão số 3 đi qua

Hà Nội dọn dẹp cây đổ sau khi bão số 3 đi qua

Ống kính -  1 giờ

Cơn bão số 3 mang tên Yagi quét qua thủ đô với sức gió mạnh cấp 10, giật cấp 12 làm nhiều cây xanh ngã đổ, đường phố tan hoang.

Đất trúng đấu giá gấp nhiều lần giá khởi điểm: Đúng thực tế!

Đất trúng đấu giá gấp nhiều lần giá khởi điểm: Đúng thực tế!

Tiêu điểm -  3 giờ

Liệu có lỗi từ cơ chế chính sách hay lỗi do quá trình tổ chức trong hai phiên đấu giá đất ở ngoại thành Hà Nội gây xôn xao dư luận vẫn chưa được xác định cụ thể.

Ông Vũ Thế Phiệt được bầu làm tân chủ tịch ACV

Ông Vũ Thế Phiệt được bầu làm tân chủ tịch ACV

Hồ sơ quản trị -  4 giờ

Ông Vũ Thế Phiệt, nguyên Tổng giám đốc Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, đã được bầu làm Chủ tịch HĐQT mới của "ông trùm" cảng hàng không này.

Luật Điện lực sửa đổi tạo không gian pháp lý mới cho năng lượng

Luật Điện lực sửa đổi tạo không gian pháp lý mới cho năng lượng

Tiêu điểm -  4 giờ

Thực tiễn thi hành pháp luật về điện lực cho thấy còn tồn tại những vấn đề mà các quy định tại Luật Điện lực hiện hành chưa đáp ứng được.

Xuất khẩu cá tra sang EU kỳ vọng tăng trở lại

Xuất khẩu cá tra sang EU kỳ vọng tăng trở lại

Tiêu điểm -  4 giờ

Xuất khẩu cá tra sang EU có lý do kỳ vọng vào nửa cuối năm khi châu Âu vào kỳ nghỉ lễ và nền kinh tế đảm bảo tăng trưởng.