Những gánh hàng rong, những quán ăn hè phố đang đóng góp thầm lặng cả giá trị kinh tế lẫn những giá trị vô hình về văn hóa, bản sắc và cả tình người cho thành phố.
27 tuổi, rời quê lên Sài Gòn kiếm sống, cô Năm phụ việc cho một quầy hàng nước mía, kiếm tiền gửi về quê cho con ăn học. May mắn được chú bán bánh ướt truyền nghề, được bà chủ nước mía nhường lại địa điểm, cô Năm mở một quán bột chiên. Từ đó, 32 năm đã trôi qua, gánh bột chiên của cô Năm được mọi người yêu thích, được “review” là “bột chiên kiểu Việt ngon nhất Sài Gòn”.
Nên duyên với nghề bán bột chiên nhờ vào cái “tình” của những người xung quanh, cô Năm luôn tâm niệm trao đi cái tình ấy cho những người khác. Đó là những nụ cười thân thiện, là những lần “thôi để sau trả cũng được” với những vị khách “thèm” miếng bột chiên mà quên mang ví tiền.
Sự trao đi ấm áp đó, theo anh Nickie Trần, chủ nhà hàng Cậu Ba quán và cũng là người khách quen của bột chiên cô Năm, chính là cái “chất” riêng của TP.HCM. Sinh ra và lớn lên ở thành phố mang tên Bác, anh Nickie dành một tình cảm đặc biệt với thành phố, tình cảm đặc biệt với những quầy quán bán đồ ăn vỉa hè.
Tình cảm ấy theo anh suốt chặng đường dài, từ thuở thơ ấu cho đến khi sang Mỹ làm ăn, sinh sống, thôi thúc anh quay trở về khởi nghiệp nhà hàng với tiêu chí “ẩm thực đường phố chất lượng 5 sao”.
Thế nhưng, qua cơn bão kinh hoàng mang tên Covid-19, những người bán đồ ăn hè phố là những đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Kiệt quệ tài chính sau một thời gian dài, đến khi thành phố mở cửa trở lại, nhiều quán ăn vỉa hè vẫn chẳng thể hoạt động.
Kết thúc khoảng thời gian giãn cách xã hội, bước vào thời kỳ “bình thường mới”, anh Nickie cất công đi tìm lại những gánh hàng quà thân quen, để rồi phải bật khóc khi chứng kiến cảnh tượng “tan hoang” khi nhiều hàng quán đã chẳng còn mở nữa.
Đóng góp thầm lặng
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính riêng tại TP.HCM, “nền kinh tế vỉa hè” chiếm một vai trò vô cùng quan trọng khi chiếm khoảng 13% GDP của thành phố. Tuy nhiên, con số này vẫn chưa phản ánh đầy đủ những đóng góp thầm lặng của những quầy, gánh hàng rong.
Anh Nickie cho biết, nếu trước đây ẩm thực vỉa hè chỉ phục vụ dân bản địa thì bây giờ còn là một nét đặc sắc không thể thiếu, góp phần thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
Nhiều lượt khách du lịch đến với TP.HCM một phần nhờ vào nét đẹp từ những hàng quán như bột chiên của cô Năm, họ chỉ tiêu vài chục ngàn đồng để ăn thử miếng bột chiên ấy nhưng sau đó tiêu hàng triệu đồng cho các dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí khác của thành phố.
Mặt khác, đa phần người bán hàng rong là lao động di cư. Đằng sau những quầy hàng ấy là cả một gia đình. Những “đồng ra đồng vào” của gánh hàng vỉa hè chính là nguồn lực để xây dựng những mái ấm ở nhiều địa phương khác, hay là nguồn lực nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão của biết bao bạn trẻ. Nhiều bạn trẻ ấy lớn lên, học tập thành tài, trở thành những nhân tài góp phần thay đổi, dựng xây đất nước.
Nhìn từ góc độ khác, PGS.TS Nguyễn Đức Lộc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu đời sống xã hội (Social Life) cho biết, hàng quán vỉa hè ở các thành phố là nơi “điều tiết giá cả”, cung cấp những bữa ăn ngon miệng, hợp túi tiền cho các cô cậu học sinh, sinh viên, hay những công nhân viên mới đi làm, lương chưa đủ nhiều để ăn nhà hàng sang trọng.
Đóng góp của những hàng quán vỉa hè còn nằm ở tình người bao dung và ấm áp. Những người bán hàng rong có sự kết nối rất mạnh mẽ, họ sẵn sàng tương trợ lẫn nhau, có thể nhìn thấy thông qua những việc nhỏ nhặt như trông hộ quầy hàng hay “phím” nhau dọn dẹp khi thấy có bóng dáng xe trật tự phường.
Tình người ấy càng được thể hiện rõ nét qua đại dịch Covid-19. Ở trong hoàn cảnh khó khăn, mọi người vẫn ý thức được việc hy sinh một phần lợi ích để giúp đỡ những người xung quanh. Đó là câu chuyện về những hàng cơm 0 đồng, hay câu chuyện người nọ bán cả chiếc xe máy để lấy tiền mua nhu yếu phẩm hỗ trợ bà con.
“Dù kiệt quệ, chẳng có vốn để dành, họ vẫn giúp đỡ nhau. Trong hoàn cảnh khó khăn, mọi nguồn lực đều khan hiếm nhưng chưa bao giờ thấy cái vốn 'tình người' suy giảm”, ông Lộc nhận xét.
Chính cái vốn đó đã tạo ra chất riêng cho thành phố, để những người như anh Nickie, dù nhiều năm xa quê, sinh sống ở những nơi xa hoa, tráng lệ hơn rất nhiều nhưng chẳng thể nào quên được quầy hàng rong thân thuộc của tuổi thơ.
Ứng xử thế nào với ẩm thực đường phố?
Nhiều năm viết phóng sự điều tra về di cư và các vấn đề xã hội, nhà báo Sen Nguyễn có cơ hội được tiếp xúc, phỏng vấn với nhiều người bán hàng rong, bán đồ ăn hè phố. Qua đó, chị Sen cho biết, nhiều người di cư luôn cảm thấy tự ti, cảm thấy “mình cần thành phố” dù họ không hề “ăn bám”, họ đóng góp được những giá trị vô cùng to lớn.
Theo chị Sen, văn hóa và bản sắc của TP.HCM hay cả các thành phố lớn khác như Đà Nẵng, Hà Nội đều gắn liền với hình ảnh những người di cư, những quầy hàng ăn vỉa hè. Đó là những cơ hội kinh tế đáng để gìn giữ và tận dụng chứ không phải dẹp đi để “giữ mỹ quan hè phố”.
Thực tế, không chỉ Việt Nam mà nhiều điểm đến du lịch nổi tiếng ở châu Á như Hồng Kông, Đài Loan, Thái Lan… đều sở hữu nét đẹp riêng đến từ ẩm thực đường phố. Như vậy, không thể là tìm cách loại bỏ những quầy hàng ấy đi mà là học hỏi cách làm của các quốc gia lân cận, để tìm ra những giải pháp linh hoạt, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo mỹ quan nhưng không đánh mất đi cái bản sắc riêng.
Đồng quan điểm với chị Sen, Lộc bày tỏ mong muốn các bạn trẻ, các thực khách có thể trở thành cầu nối, chia sẻ những địa điểm ăn ngon, chia sẻ những câu chuyện ấm áp về ẩm thực đường phố lên các phương tiện truyền thông.
“Doanh nghiệp bây giờ cần có câu chuyện để bán hàng, nhiều khi phải tự nghĩ ra câu chuyện. Tuy nhiên, ẩm thực hè phố đã có sẵn những câu chuyện đầy ý nghĩa đằng sau đó. Những câu chuyện ấy tạo ra điểm nhấn về văn hóa, góp phần xây dựng thành phố trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn”, Viện trưởng Social Life cho biết.
Hào hứng đón những vị khách quốc tế đầu tiên trở lại Việt Nam sau hai năm ròng đóng cửa, Chủ tịch Lux Group Phạm Hà cũng mong mỏi một chính sách visa đột phá hơn để có thể đón nhiều du khách quốc tế chi tiêu cao, ở lâu dài, hướng tới mục tiêu 5 triệu du khách nước ngoài trong năm 2022.
Những từ khóa chủ đạo của du lịch Việt Nam trong năm 2022 và giai đoạn sắp tới sẽ là hòa bình, hợp tác, phát triển, xanh hóa, an toàn, thân thiện, số hóa, kết nối.
Theo các chuyên gia, bình thường mới trong du lịch phải có yếu tố an toàn, không chỉ an toàn cho du khách, người làm du lịch, mà còn an toàn trong sản phẩm, trong môi trường du lịch.
Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, mở cửa du lịch không chỉ là thời điểm phục hồi mà còn là cơ hội cho du lịch Việt Nam bứt phá, định vị lại vị thế trên bản đồ du lịch thế giới.
Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.
PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực
LPBank nhận giải "Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc" từ JPMorgan Chase, khẳng định vị thế dẫn đầu thanh toán quốc tế với giao dịch USD 3 năm liền (2022-2024).
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng đặt tại Quảng Ninh có công suất 120.000 xe/năm, sẽ đi vào chạy thử từ cuối năm 2024 và vận hành thương mại từ đầu năm 2025.