Kinh tế số quốc gia lấy quản trị số làm gốc
Quản trị số sẽ không chỉ là một công cụ hỗ trợ, mà còn là "linh hồn" của nền kinh tế số Việt Nam, giúp đất nước chuyển mình mạnh mẽ trong bối cảnh mới.
Các hình thức ưu đãi thuế, ưu đãi thuê đất thực chất không tạo ra hiệu quả đáng kể trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhưng lại đang được các nước ASEAN đua nhau lạm dụng, tạo ra nhiều hậu quả tiêu cực.
ASEAN được đánh giá là một trong những thị trường hấp dẫn nhất toàn cầu, với vị trí địa lý thuận lợi, tốc độ tăng trưởng nhanh, nền kinh tế năng động và khả năng thích ứng cao. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 tạo ra nhiều thách thức, làm lộ rõ điểm yếu về sự bất bình đẳng tại khu vực này.
TS. Phạm Quang Tú, chuyên gia kinh tế thuộc tổ chức Oxfam cho biết, tình trạng bất bình đẳng tại ASEAN đang đạt mức chưa từng có tiền lệ trong lịch sử, đặc biệt khi các quốc gia đang chịu gánh nặng về tài khóa, dẫn đến thiếu hụt các khoản chi cho dịch vụ công.
Một trong những nguyên nhân khiến các quốc gia ASEAN thâm hụt tài khóa trong nhiều năm qua đến từ “cuộc đua xuống đáy” về mức thuế thu nhập doanh nghiệp. Cụ thể, trong 10 năm qua, thuế thu nhập doanh nghiệp trung bình đã giảm từ 25,1% xuống 21,7%, cùng với những chính sách ưu đãi quá mức về thuê đất để thu hút vốn FDI.
Việt Nam cũng tham gia “nhiệt tình” vào cuộc đua này, khi mức thuế thu nhập doanh nghiệp giảm từ 32% xuống chỉ còn 20% như hiện nay, đồng thời tham gia nhiều cuộc cạnh tranh trực diện như với Philippines trong thu hút vốn từ Canon, với Indonesia trong thu hút vốn từ Samsung.
Cùng chung nhận định với ông Tú, TS. Nguyễn Đức Thành, Cố vấn trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) cho biết, thời gian vừa qua, nhóm nghiên cứu bao gồm VEPR, Oxfam và tổ chức phi chính phủ Prakarsa đã quan sát và đưa ra những đánh giá về hiện tượng cạnh tranh về thuế để thu hút vốn FDI tại ASEAN.
Nhóm nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cạnh tranh về giảm thuế không phải là vấn đề mới, mà thực chất là câu chuyện “lịch sử”, đã diễn ra từ trước những năm 2000.
Hiện tượng này cũng xảy ra ở nhiều khu vực trên thế giới nhưng chưa có nơi nào trầm trọng như ASEAN, khi tại một số quốc gia, mức thuế thậm chí còn rơi về 0% sau khi thực hiện hết các biện pháp ưu đãi.Cung cấp ưu đãi thuế gây ra chi phí đặc biệt lớn khi chính phủ bị mất nguồn thu quan trọng. Trong khi đó, nhóm được hưởng lại chủ yếu là các doanh nghiệp FDI có nhiều lợi thế về nguồn lực, còn doanh nghiệp trong nước thì nhận được lợi ích không đáng kể, lại phải chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ bên ngoài.
Cùng với đó, các quốc gia ASEAN cũng tiến hành chính sách ưu đãi về đất đai khi cho doanh nghiệp nước ngoài thuê với thời hạn dài, giá thuê ưu đãi, thậm chí là miễn giá thuê lên đến 15 năm.
Ở một số quốc gia như Lào và Campuchia, chính sách thuê đất lỏng lẻo có thể tạo cơ hội cho những hành vi tham nhũng, tiêu cực, gây ra sự cạnh tranh không lành mạnh, làm mất cân bằng thị trường và xâm phạm lợi ích của doanh nghiệp.
Gây nhiều thiệt hại nhưng thực chất các ưu đãi này không tạo ra hiệu quả đáng ghi nhận trong công tác thu hút vốn đầu tư, mà thực chất dòng vốn FDI nhạy cảm với các yếu tố như môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, khả năng phát triển thị trường, hiệu quả chính phủ, chất lượng pháp lý, chất lượng giáo dục và đào tạo…
Theo ông Thành, khi sở hữu các yếu tố tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, minh bạch và đảm bảo cho sự phát triển, các quốc gia cũng nâng cao được năng lực nội tại trong việc thu hút vốn FDI, từ đó có quyền lựa chọn dự án đầu tư tốt, có hàm lượng công nghệ cao, đảm bảo yếu tố bền vững, đem lại hiệu quả trong việc thực thi những mục tiêu vĩ mô của mỗi quốc gia.
Ngược lại, thu hút vốn thông qua ưu đãi có thể gây ra những tác dụng ngược, điển hình là trường hợp của Singapore, quốc gia có mức thuế thấp nhất khu vực, thu hút FDI nhiều nhất khu vực nhưng có đến 60% nguồn vốn FDI tiếp tục được đầu tư sang các nước lân cận như Indonesia, Malaysia và Trung Quốc.
Từ đó, tại hội thảo Hướng tới phát triển ASEAN bền vững: Cải thiện môi trường kinh doanh là chìa khóa để thu hút FDI, không phải cạnh tranh ưu đãi thuế và đất đai, các chuyên gia đã thảo thuận nhiều phương án nhằm giải quyết “cuộc đua xuống đáy” về ưu đãi thuế, trong đó có đề xuất xây dựng mối quan hệ liên kết chặt chẽ về thuế giữa các quốc gia ASEAN.
Quản trị số sẽ không chỉ là một công cụ hỗ trợ, mà còn là "linh hồn" của nền kinh tế số Việt Nam, giúp đất nước chuyển mình mạnh mẽ trong bối cảnh mới.
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.
Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.
Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.