Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.
Xe điện đã làm hồi sinh ngành công nghiệp xe hơi đang “dậm chân tại chỗ” suốt một thời gian dài, nay lại đang “thổi làn gió mới” vào lĩnh vực công nghệ cũng đang có dấu hiệu bão hòa.
Xu hướng này dễ thấy nhất ở Trung Quốc, thị trường xe điện lớn bậc nhất thế giới. Những ông lớn như Huawei, Xiaomi đều đang thực hiện kế hoạch riêng để phát triển công nghệ ứng dụng trên xe điện.
Nhà cung ứng hàng đầu trong lĩnh vực điện tử, công nghệ Foxconn đang dẫn dắt một liên minh xe điện mới nổi là MIH Consortium. Hơn 2.000 công ty tham gia vào MIH Consortium, với mục tiêu tạo ra một hệ sinh thái xe điện kết hợp với nền tảng công nghệ.
Xe điện vận hành với khoảng 15 nghìn chi tiết, chưa bằng một nửa so với xe chạy xăng. Sự khác biệt này làm giảm giá trị phần cứng của xe điện và tăng cơ hội nâng cao giá trị thông qua phần mềm, công nghệ. Điều này giúp tạo ra một mảnh đất màu mỡ cho các ông lớn về công nghệ.
Định hình những xu thế
Apple đã bắt tay vào nghiên cứu xe điện kể từ 2 năm trước khi bắt tay với nhà cung cấp phụ tùng xe hơi là Sanden. Dự án xe điện của nhà táo khá kín tiếng, tuy nhiên dự kiến sẽ cho ra mắt sản phẩm vào cuối năm nay.
Báo chí Hàn Quốc mới đây đã đưa tin về một số giám đốc cấp của Apple đến thăm các công ty xe hơi Hàn Quốc vào cuối năm ngoái. Rất có thể các công ty Hàn Quốc sẽ chiếm một vị trí quan trọng trong chuỗi cung ứng xe điện của Apple.
Đối thủ cạnh tranh của Apple tại Trung Quốc là Xiaomi cũng mua lại công ty xe tự hành Deepmotion, đồng thời thành lập công ty Xiaomi EV, dự kiến đầu tư 10 tỷ USD để phát triển xe điện.
Gần đây nhất, hãng công nghệ Sony, tại sự kiện CES 2022 tại Las Vegas, Mỹ cũng đã ra mắt mẫu xe SUV điện thử nghiệm và tuyên bố thành lập công ty con chuyên về xe điện.
Bước vào thị trường đầy tiềm năng với những đối thủ sừng sỏ nhưng Sony vẫn bày tỏ niềm tin sẽ “định nghĩa lại phương tiện di chuyển” nhờ vào thế mạnh về công nghệ hình ảnh, cảm biến, điện toán đám mây hay mạng 5G, những công nghệ được thể hiện hoàn hảo trên các thiết bị điện tử và sản phẩm giải trí của tập đoàn này.
Tuy nhiên, theo nhận định của Viện nghiên cứu Nakanishi tại Nhật Bản, xe điện là “mảng kinh doanh rất khó để thành công”. Một số ông lớn công nghệ chọn cách an toàn hơn là trở thành nhà cung ứng hợp tác với những công ty xe điện.
Ngược lại, các hãng xe điện cũng đang tích cực tìm kiếm sự hợp tác với những nhà sản xuất điện thoại, linh kiện máy tính... để bù đắp khoảng trống về công nghệ, cũng như tận dụng kinh nghiệm của các tập đoàn công nghệ về sản xuất pin, thiết kế trải nghiệm người dùng, trí tuệ nhân tạo (AI)...
Một số cái tên nổi bật tham gia vào xu thế này có thể kể đến Samsung, Intel, Qualcomm, những ông lớn tích cực tham gia sản xuất pin và chất bán dẫn, là những cấu phần quan trọng bậc nhất của xe điện.
Hợp tác với các hãng công nghệ giúp hãng xe tạo ra nhiều giá trị bứt phá. Mới đây, tân binh VinFast đến từ Việt Nam vừa giới thiệu sản phẩm xe điện kết nối điện toán đám mây thông qua nền tảng bản sao số đầu tiên trên thế giới, một sự án hợp tác với Cerence.
Tính năng mới này cho phép người dùng xe VinFast sử dụng những tiện ích nâng cao tính an toàn, tiện nghi, thoải mái và an ninh, cụ thể như gợi ý lái xe, dự báo thay đổi thời tiết, đánh giá áp suất lốp, đề xuất bãi đỗ xe, nhắc nhở đóng cửa xe, tự động khóa hoặc mở khóa...
VinFast cũng hợp tác với FPT tích hợp giải trí trên xe hơi, hợp tác với hãng ZF về công nghệ tự hành... những bước đi giúp hãng xe Việt Nam rút ngắn khoảng cách với những ông lớn đang chiếm lĩnh thị phần xe điện.
Một xu hướng mạo hiểm khác là các hãng xe tự nghiên cứu, phát triển và làm chủ công nghệ, với đại diện nổi bật là ông trùm xe điện Tesla hay gần đây nhất là Toyota. Tesla sở hữu công nghệ pin, công nghệ tự hành hay công nghệ động cơ mạnh mẽ, được dư luận quốc tế đánh giá là “đi trước thế giới khoảng 5 năm”. Một số quan điểm cho rằng Tesla là một tập đoàn công nghệ chứ không chỉ còn là một hãng xe.
Cuộc đua xe điện đang trở thành “chiến trường” mới của ngành công nghệ. Với những thách thức cần phải vượt qua để trở nên tối ưu hóa so với xe chạy xăng, các hãng công nghệ có “đủ đất” để “phô diễn” những điểm mạnh của mình. Điều này cũng phần nào khẳng định sự lựa chọn đúng đắn của ngành công nghiệp xe hơi khi chuyển mình sang xu thế tất yếu là xe điện.
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.
Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.
Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.
Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.
Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.
Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?
Quan hệ hai nước được nâng lên Đối tác chiến lược toàn diện, kỳ vọng thúc đẩy thương mại Việt Nam - Malaysia cất cánh, hướng tới 18 tỷ USD trong tương lai gần.