Doanh nghiệp
Xuất khẩu gặp sóng gió, thị trường nội địa thành bệ phóng
Doanh nghiệp xuất khẩu đang chuyển hướng mạnh mẽ về thị trường nội địa, đưa hàng vào hệ thống siêu thị như một chiến lược dài hạn để xây dựng thương hiệu bền vững.
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, chi phí logistics leo thang và nhu cầu ở nhiều thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản… sụt giảm, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đang buộc phải “xoay trục” chiến lược, tập trung khai thác thị trường nội địa.
Đưa hàng Việt vào hệ thống siêu thị trong nước không còn là “giải pháp tình thế” mà đã trở thành chiến lược trọng tâm nhằm xây dựng thương hiệu bền vững và củng cố vị thế lâu dài ngay trên chính quê hương mình.
Phao cứu sinh
Theo Cục Thống kê, quý II/2025, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tại Việt Nam đạt ước tính 337.429 tỷ đồng, tăng 6,5% so với quý I và tăng 17,2% so với cùng kỳ năm trước. Với quy mô dân số hơn 100 triệu người, sức mua của thị trường nội địa đang trở thành “phao cứu sinh” cho nhiều doanh nghiệp trong bối cảnh xuất khẩu gặp khó khăn.
Các hệ thống siêu thị lớn như GO!, Big C, Lotte Mart, Aeon… đã và đang trở thành những kênh phân phối chiến lược cho hàng Việt. Nếu trước đây quầy kệ siêu thị chủ yếu bị chiếm lĩnh bởi các thương hiệu ngoại nhập thì nay, người tiêu dùng Việt đang ngày càng ưu tiên lựa chọn sản phẩm “Made in Vietnam” với tỷ lệ vượt 70% (theo NielsenIQ). Từ nông sản, thực phẩm chế biến, đồ gia dụng cho tới mỹ phẩm, thời trang, hàng Việt đang từng bước “lên ngôi”.
Bà Lâm Hoa Hậu, Giám đốc đối ngoại Công ty CP Nông nghiệp thương mại du lịch Bầu Mây cho biết, trước đây, doanh nghiệp chỉ tập trung xuất khẩu mà quên mất tiềm năng sân nhà. Nhưng khi một số thị trường quốc tế trở nên khó khăn hơn, Bầu Mây đã chủ động làm việc với hệ thống siêu thị trong nước và nhận thấy rõ sức mua nội địa đang tăng trưởng mạnh, nhất là với những sản phẩm sạch, an toàn, chất lượng cao.
Lợi thế của các doanh nghiệp xuất khẩu như Bầu Mây là sản phẩm vốn đã đạt tiêu chuẩn cao để xuất khẩu sang thị trường khắt khe như Châu Âu, Mỹ. Khi quay về sân nhà, tiêu chuẩn cao ấy trở thành “lá chắn” giúp doanh nghiệp dễ dàng chinh phục niềm tin người tiêu dùng.
“Thị trường nội địa đang là điểm tựa quan trọng và việc đưa sản phẩm vào siêu thị không chỉ giúp doanh nghiệp tiêu thụ hàng hóa mà còn là cơ hội xây dựng thương hiệu và phát triển dài hạn”, ông Phan Lê Nhân, Trưởng phòng kinh doanh Công ty CP Thực phẩm Hùng Hậu nói và cho biết thêm hiện sản phẩm của doanh nghiệp đã có mặt tại các hệ thống siêu thị lớn và đang tiếp tục mở rộng kênh phân phối truyền thống và online.

Các doanh nghiệp như PAN Group, TH True Milk, Trung Nguyên Legend… cũng là những điển hình thành công khi phát triển song song thị trường trong và ngoài nước, lấy thị trường nội địa làm bệ phóng cho thương hiệu vươn xa.
Không chỉ bán hàng mà xây dựng giá trị bền vững
Tuy nhiên, để trụ vững và phát triển trong hệ thống bán lẻ nội địa không phải là con đường trải hoa hồng. Chi phí mặt bằng cao, tỷ lệ chiết khấu cho siêu thị, áp lực cạnh tranh từ hàng ngoại và yêu cầu ngày càng khắt khe về chất lượng, truy xuất nguồn gốc, bao bì… là những thách thức không nhỏ.
Ông Paul Lê, Phó chủ tịch Central Retail Việt Nam nhấn mạnh: “Muốn vào siêu thị, sản phẩm phải có chứng nhận rõ ràng, nguồn gốc minh bạch và quy trình sản xuất đạt chuẩn. Chúng tôi đặt tiêu chí ‘ngon, tốt, an toàn và đúng giá’ làm ưu tiên hàng đầu cho người tiêu dùng”.
Ngoài ra, người tiêu dùng Việt ngày nay không chỉ chọn sản phẩm dựa trên tiêu chí giá rẻ hay khuyến mãi hấp dẫn. Họ quan tâm nhiều hơn tới chất lượng, sức khỏe và giá trị bền vững của sản phẩm. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải thay đổi tư duy theo hướng không chỉ bán hàng mà phải bán câu chuyện thương hiệu, bán giá trị và bán niềm tin.
Để chinh phục và giữ vững thị trường nội địa, doanh nghiệp không thể đi theo lối mòn mà cần đầu tư bài bản vào toàn bộ chuỗi giá trị. Trước hết, chất lượng, an toàn và khả năng truy xuất nguồn gốc là tiêu chí bắt buộc để sản phẩm đủ điều kiện vào hệ thống siêu thị hiện đại.
Bên cạnh đó, mẫu mã và bao bì cần được cải tiến theo hướng thân thiện môi trường, thẩm mỹ cao, đáp ứng xu hướng tiêu dùng “xanh – sạch – đẹp” đang lên ngôi. Doanh nghiệp cũng phải xây dựng câu chuyện thương hiệu rõ ràng, gắn với những giá trị bền vững, thể hiện trách nhiệm với cộng đồng và môi trường, bởi người tiêu dùng ngày nay không chỉ mua sản phẩm mà còn mua niềm tin và giá trị sống.
Một yếu tố không kém phần quan trọng là cần liên kết chặt chẽ với nông dân, hợp tác xã và các nhà cung cấp để chủ động vùng nguyên liệu, hạ giá thành và gia tăng giá trị chế biến sâu.
Những thương hiệu thành công như TH True Milk, Nam Ngư, Trung Nguyên… đều cho thấy một điểm chung là họ xây dựng niềm tin bằng chất lượng ổn định, câu chuyện thương hiệu rõ ràng và sự hiện diện bền vững trong tâm trí khách hàng.
Khi thế giới ngày càng bất ổn, việc xây dựng thị trường nội địa vững chắc không chỉ giúp doanh nghiệp xuất khẩu giảm thiểu rủi ro mà còn tạo nền tảng phát triển thương hiệu mạnh mẽ. Thị trường nội địa với hơn 100 triệu dân không còn là “kế hoạch B” mà đang trở thành “chiến lược A” để doanh nghiệp vươn tầm và bứt phá.
Thủ tướng yêu cầu thúc đẩy tiêu dùng nội địa
Truy xuất nguồn gốc: Yêu cầu bắt buộc cho nông sản Việt
Theo đại diện Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, việc đáp ứng khả năng truy xuất nguồn gốc của nông sản cần được triển khai đối với cả nông sản phục vụ tại thị trường nội địa để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng.
Ngành kinh tế tỷ đô quay về chinh phục thị trường nội địa
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho rằng, ngành cá tra khai mở thị trường trong nước với gần 100 triệu dân sẽ đạt được mục tiêu kép, mở rộng sản xuất, giảm áp lực xuất khẩu từ đó tăng giá xuất khẩu ngược trở lại.
Startup Việt tìm cách chiếm lĩnh thị trường nội địa
Vì là thương hiệu bản địa, khách hàng có thể ủng hộ startup một vài lần. Nhưng để họ trở thành khách hàng trung thành, startup cần làm gì?
Lộ diện 'cá mập' đứng sau thương vụ thâu tóm khu du lịch Đại Dương từ Hodeco
Hodeco thoái vốn KDL Đại Dương, chính thức ‘rút chân’ khỏi lĩnh vực du lịch nghỉ dưỡng, đồng thời xoay trục mở rộng sang đầu tư mảng bất động sản khu công nghiệp.
Sức ép tỷ giá kéo lùi lợi nhuận doanh nghiệp
Tỷ giá tăng cao khiến làm suy giảm lợi nhuận của không ít doanh nghiệp có nguyên vật liệu đầu vào phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu.
Lộ diện nhà đầu tư mới tại dự án Cát Bà Amatina
Hà Nội Anpha vừa chi hơn 2.000 tỷ đồng để mua cổ phần của Vinaconex ITC - chủ đầu tư dự án Cát Bà Amatina.
T&T muốn trở thành nhà đầu tư tư nhân chủ lực của TP.HCM
Tập đoàn T&T đề xuất đầu tư vào loạt lĩnh vực trọng điểm tại TP.HCM, kỳ vọng trở thành nhà đầu tư tư nhân chủ lực trong phát triển hạ tầng và kinh tế đô thị.
Tham vọng đằng sau 'mối duyên' giữa Hải An và Viconship
Đầu tư vào doanh nghiệp đang tăng trưởng mạnh như Hải An là mảnh ghép quan trọng cho hệ sinh thái của Viconship nhưng cũng góp phần gia tăng áp lực nợ vay.
Xuất khẩu gặp sóng gió, thị trường nội địa thành bệ phóng
Doanh nghiệp xuất khẩu đang chuyển hướng mạnh mẽ về thị trường nội địa, đưa hàng vào hệ thống siêu thị như một chiến lược dài hạn để xây dựng thương hiệu bền vững.
Công cụ giúp nhà đầu tư chứng khoán 'đọc vị' thị trường
Giữa ma trận thông tin, biến động khôn lường của thị trường chứng khoán, AI đang nổi lên như vũ khí giúp nhà đầu tư phân tích dữ liệu, quyết định kịp thời.
Lộ diện 'cá mập' đứng sau thương vụ thâu tóm khu du lịch Đại Dương từ Hodeco
Hodeco thoái vốn KDL Đại Dương, chính thức ‘rút chân’ khỏi lĩnh vực du lịch nghỉ dưỡng, đồng thời xoay trục mở rộng sang đầu tư mảng bất động sản khu công nghiệp.
Agribank ghi nhận kết quả kinh doanh cao nhất bốn năm
Dư nợ cho vay nền kinh tế của Agribank đạt trên 1,85 triệu tỷ đồng, tăng 7,6% so với đầu năm, mức tăng này cũng cao hơn cùng kỳ năm 2024.
30 năm cất cánh, Vietnam Airlines đón hành khách thứ 350 triệu
Sáng 30/7, tại sân bay quốc tế Phú Bài (Huế), Vietnam Airlines long trọng tổ chức lễ đón hành khách thứ 350 triệu.
VinFast cùng RoadGrid đẩy mạnh hạ tầng sạc và dịch vụ hậu mãi tại Ấn Độ
VinFast hợp tác chiến lược với RoadGrid - đơn vị cung cấp giải pháp sạc và hậu mãi ô tô điện hàng đầu tại Ấn Độ.
Sức ép tỷ giá kéo lùi lợi nhuận doanh nghiệp
Tỷ giá tăng cao khiến làm suy giảm lợi nhuận của không ít doanh nghiệp có nguyên vật liệu đầu vào phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu.