Biến cỏ dại thành ống hút xuất khẩu doanh thu trăm tỷ
Phan Thế Truyền và các cộng sự đã biến cây cỏ bàng mọc hoang tự nhiên khắp đồng bằng sông Cửu Long thành ống hút xuất khẩu khắp thế giới với doanh thu hàng trăm tỷ đồng.
Trong bối cảnh nền kinh tế trong nước cũng như thế giới chịu tác động tiêu cực của dịch Covid-19 và sự đứt gãy thương mại toàn cầu, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2020 vẫn tăng và xác lập kỷ lục mới, đồng thời duy trì xuất siêu năm thứ 5 liên tiếp.
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2020 ước tính đạt 543,9 tỷ USD, tăng 5,1% so với năm trước.
Cán cân thương mại hàng hoá ước tính xuất siêu 19,1 tỷ USD, gấp gần 2 lần so với năm trước và ghi nhận mức cao nhất trong 5 năm liên tiếp xuất siêu. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 15,5 tỷ USD, còn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 34,6 tỷ USD.
Xuất khẩu năm nay ước tính đạt 281,5 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm trước. Khu vực kinh tế trong nước giảm 1,1%, chiếm 27,8% tổng kim ngạch xuất khẩu. Còn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 9,7% so với năm trước, chiếm 72,2% (tỷ trọng tăng 2,1 điểm phần trăm so với năm trước)
Riêng tháng 12, xuất khẩu đạt 26,5 tỷ USD, tăng 5% so với tháng trước. Tính chung quý IV đạt 78,9 tỷ USD, tăng 13,3% so với cùng kỳ năm trước.
Trong năm 2020 đã có 31 mặt hàng xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 92% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong đó có 6 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD.
Nhìn chung, tỷ trọng xuất khẩu của một số mặt hàng chủ lực vẫn thuộc về khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong đó điện thoại và linh kiện chiếm 97,8%; điện tử, máy tính và linh kiện chiếm 96,7%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng chiếm 86,6%; giày dép chiếm 78,8%; hàng dệt may chiếm 59,6%.
Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu, hai nhóm gồm công nghiệp nặng và khoáng sản, công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp tăng lần lượt 11,3% và 2,4%. Còn nhóm nông, lâm sản giảm nhẹ 1,9%, nhóm thủy sản giảm 1,8%.
Trong khi đó, nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 262,4 tỷ USD, tăng 3,6% so với năm trước. Khu vực kinh tế trong nước giảm 10% so với năm trước, chiếm 35,7% tổng kim ngạch nhập khẩu. Còn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 13% so với năm trước, chiếm 64,3%.
Riêng tháng 12, nhập khẩu đạt 27,5 tỷ USD, tăng 11,4% so với tháng trước. Tính chung quý IV đạt 76,4 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước.
Trong năm 2020 đã có 35 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 90% tổng kim ngạch nhập khẩu, trong đó có 4 mặt hàng đạt kim ngạch trên 10 tỷ USD.
Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu, nhóm hàng tư liệu sản xuất tăng 4,1% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 93,6% tổng kim ngạch nhập khẩu; nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu giảm 7,7%; nhóm hàng tiêu dùng ước tính giảm 3,8% và chiếm 6,4%.
Xét theo quy mô thị trường, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ năm nay tăng 24,5% so với cùng kỳ năm trước, đây là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Thị trường Trung Quốc tăng 17%; EU giảm 2,7%; ASEAN giảm 8,7%; Nhật Bản giảm 5,7%; Hàn Quốc giảm 5,1%.
Ở phía ngược lại, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, tăng 11,2% so với cùng kỳ năm trước. Thị trường Hàn Quốc giảm 1,5%; ASEAN giảm 6,9%; Nhật Bản tăng 5%; EU tăng 3,5%; Hoa Kỳ giảm 4,9%.
Trong đó, năm 2020, xuất siêu sang EU giảm 6,8% so với cùng kỳ năm trước, nhập siêu từ Trung Quốc tăng 4%, nhập siêu từ Hàn Quốc tăng 1%, nhập siêu từ ASEAN giảm 0,6%.
Bên cạnh đó, Tổng cục Thống kê cho biết, tỷ giá thương mại hàng hóa năm 2020 giảm 0,74% so với năm trước phản ánh giá xuất khẩu hàng hóa Việt Nam ra nước ngoài không thuận lợi so với giá nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam.
Phan Thế Truyền và các cộng sự đã biến cây cỏ bàng mọc hoang tự nhiên khắp đồng bằng sông Cửu Long thành ống hút xuất khẩu khắp thế giới với doanh thu hàng trăm tỷ đồng.
Quy mô xuất khẩu các dự án nội dung của Hàn Quốc sang Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh hàng tỷ USD trong tương lai gần.
Theo Bộ Công thương, Việt Nam còn nhiều tiềm năng để tăng trưởng xuất khẩu và nâng cao thị phần tại thị trường các nước đối tác CPTPP.
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 phức tạp, nền tảng ECVN sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm một mô hình hoạt động kinh doanh linh hoạt hơn, vừa tiết giảm chi phí, vừa tối ưu nguồn lực để vượt qua khó khăn.
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.