Tiêu điểm
Xuất khẩu của Việt Nam tăng mạnh nhờ CPTPP
Theo Bộ Công thương, Việt Nam còn nhiều tiềm năng để tăng trưởng xuất khẩu và nâng cao thị phần tại thị trường các nước đối tác CPTPP.
Theo báo cáo của Bộ Công thương, trong năm 2019, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và 10 nước CPTPP đạt 77,4 tỷ USD, tăng 3,9% so với năm 2018. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang 10 nước CPTPP đạt 39,5 tỷ USD, tăng 7,2% so với năm 2018. Kim ngạch nhập khẩu từ 10 nước CPTPP đạt 37,9 tỷ USD, tăng 0,7% so với năm 2018.
Trong năm 2019, Việt Nam đã xuất siêu sang các nước CPTPP 1,6 tỷ USD trong khi năm 2018 Việt Nam nhập siêu từ các nước CPTPP là 0,9 tỷ USD.
Trong đó, kim ngạch xuất nhập khẩu của ta sang 6 nước đã phê chuẩn Hiệp định CPTPP năm 2019 đạt gần 34,4 tỷ USD, tăng 8,2% so với năm 2018. Tỷ trọng trong tổng xuất nhập khẩu năm 2019 cũng đạt 14,1% so với con số 12,9% của năm 2018.
Nếu chỉ tính kim ngạch xuất nhập khẩu sang 2 thị trường mới chưa có FTA là Canađa và Mêxicô thì trong năm 2019 Việt Nam xuất siêu hơn 5 tỷ USD, tương đương 50% tổng giá trị xuất siêu của Việt Nam.
Đây cũng chính là hai đối tác có quan hệ FTA mới (các nước khác trong khối ta đã FTA trước đó nên tác động không rõ ràng bằng). Xuất khẩu sang Canada tăng 29,8%, Mexico tăng 26,3%.
Trong 6 nước đối tác, xuất khẩu sang Nhật Bản chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng xuất khẩu của Việt Nam (chiếm 8,4%), xếp thứ hai là Canada (1,6%).
Cũng trong năm 2019, Việt Nam đã cấp 21.163 C/O mẫu CPTPP cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu đi các nước thuộc hiệp định với tổng giá trị hàng hóa gần 600 triệu USD.
Đáng chú ý, thị phần hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tại các nước đối tác CPTPP phần lớn còn thấp. Trong đó, cao nhất là tại Nhật Bản (chiếm 2,8%) và thấp nhất là Mexico (chiếm 0,6%).
Bộ Công thương đánh giá, Việt Nam còn nhiều tiềm năng để tăng trưởng xuất khẩu, nâng cao thị phần tại thị trường các đối tác này.
Tương tự như CPTPP, đối với Hiệp định EVFTA, dù mới đi vào thực thi trong một khoảng thời gian ngắn nhưng cũng đã thu được những kết quả hết sức tích cực và khả quan.
Theo đó, sau khi có hiệu lực từ ngày 1/8/2020, trong tháng 8 vừa qua, các tổ chức được ủy quyền đã cấp trên 7.200 bộ C/O mẫu EUR.1 với kim ngạch 277 triệu USD đi 28 nước EU. Các mặt hàng đã được cấp C/O mẫu EUR.1 chủ yếu là giày dép, thủy sản, nhựa và các sản phẩm từ nhựa, cà phê, hàng dệt may, túi xách, va li, rau quả, sản phẩm mây, tre, đan.
Thị trường nhập khẩu chủ yếu là các nước có cảng biển và trung tâm phân phối, trung chuyển của EU như: Bỉ, Đức, Hà Lan, Pháp, Vương quốc Anh. Trong đó, nhiều lô hàng đã tới thị trường EU, thông quan và được hưởng ưu đãi từ Hiệp định này.
Để tiếp tục nâng cao hiệu quả thực thi hai hiệp định quan trọng là CPTPP và EVFTA, Bộ Công thương đã kiến nghị Chính phủ tiếp tục rà soát để hoàn thiện các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi hiệp định, đặc biệt là việc sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật để bảo đảm phù hợp với Hiệp định EVFTA, trong thời gian tới, trên cơ sở các kiến nghị và giải pháp đã trình bày đối với Hiệp định CPTPP.
Để CPTPP, EVFTA đạt hiệu quả tối đa
Không quá kỳ vọng đến tác động của CPTPP và EVFTA
Theo đại diện Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia, việc tạo thêm thương mại nhờ các hiệp định thương mại tự do sẽ không quá nhiều như những con số từ trước đến nay vẫn được nhắc đến.
'Dịch tả lợn châu Phi có thể khiến Việt Nam thua trên sân nhà trong EVFTA và CPTPP'
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, sau khi tham gia EVFTA và CPTPP, thịt lợn bên ngoài thâm nhập sâu rộng vào thị trường nội địa. Việt Nam có thể thua ngay trên sân nhà nếu không tích cực vào cuộc phòng, chống và sớm khống chế dịch tả lợn.
CPTPP đã phát huy tác dụng với kinh tế Việt Nam
Trong bốn tháng thực hiện Hiệp định CPTPP, thương mại của Việt Nam với Canada đã tăng trên 70%, Mexico tăng trên 8% và với Nhật đã tăng 4%.
Làm thế nào để dệt may Việt hái quả ngọt từ CPTPP?
CPTPP không phải chỉ toàn màu hồng, để có thể tận dụng lợi ích từ hiệp định này, doanh nghiệp dệt may Việt cần nghiên cứu nó thật kỹ.
Hà Nội tiếp tục tìm chủ đầu tư cho 2 khu đô thị lớn
Khu đô thị mới Mê Linh và khu đô thị thông minh tại Đông Anh vừa được TP. Hà Nội quyết định gia hạn thời gian nhận hồ sơ do chỉ có một nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu.
Krungsri muốn mua trước hạn 50% vốn còn lại tại SHBFinance
Krungsri - thành viên Tập đoàn MUFG (Nhật Bản) vừa qua đã có đề nghị với SHB về việc muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance.
Chuyên gia nước ngoài hiến kế cải thiện tầm vóc người Việt
Việt Nam vẫn đang nằm trong nhóm các quốc gia có chiều cao trung bình thấp, đứng thứ 15 từ dưới lên trong số 201 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Căn hộ 3 phòng ngủ giữa nội đô làm mê mẩn khách mua nhà
Căn hộ 3 phòng ngủ tại Hanoi Melody Residences mang đến cảm xúc mãnh liệt về một tổ ấm đầy ắp giá trị sống, từ sống khỏe, tiện nghi tới hòa cùng thiên nhiên.
FTSE Rusell, Morgan Stanley họp bàn nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam
Chiều ngày 4/11/2024, FTSE Rusell và Morgan Stanley đã làm việc với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.
Sức hấp dẫn của giải bóng đá học sinh THPT Hà Nội - Báo An ninh Thủ đô năm 2024 Cúp Number 1 Active
Giải bóng đá học sinh THPT Hà Nội - An ninh Thủ đô lần thứ 23 năm 2024 Cup Number 1 Active đã chính thức khởi động. Mùa giải năm nay đánh dấu số lượng đội tuyển tham gia thi đấu kỷ lục, khẳng định sức hút của sân chơi thể thao dành riêng của thế hệ học trò thủ đô.
Kinh tế Mỹ tốt hơn dưới thời Đảng Dân Chủ hay Cộng Hòa?
Khám phá từ góc độ thống kê về hiệu suất kinh tế Mỹ dưới các đời tổng thống Dân chủ và Cộng hòa. Phân tích từ Trung tâm Belfer, Harvard Kennedy School.