Khởi nghiệp
Yếu tố cốt lõi để phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp địa phương
Bất cứ thành tố nào cũng có thể gây tác động tích cực đến sự phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp ở các địa phương, tuy nhiên quan trọng và cốt lõi nhất vẫn là yếu tố con người.
Năm 2016, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã phê duyệt Đề án 844 về hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025. Đây chính là phát pháo đầu tiên cho các chuỗi hoạt động của Nhà nước về định hướng, hướng đến mục tiêu xây dựng Việt Nam trở thành một quốc gia khởi nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng.
Từ đó đến nay, các tỉnh thành trên cả nước đang dần hòa chung vào định hướng chiến lược chung của Chính phủ bằng nỗ lực xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp tại địa phương.
Trong hệ sinh thái khởi nghiệp của địa phương có rất nhiều thành tố quan trọng cấu thành bao gồm các doanh nghiệp, nhà đầu tư, các định chế tài chính, các tổ chức giáo dục, các cơ quan nhà nước và các cơ quan truyền thông. Tuy nhiên chung quy lại, quan trọng và cốt lõi nhất vẫn là yếu tố con người.
Nếu có thể tập hợp được những con người tâm huyết luôn hướng đến sự phát triển của cộng đồng khởi nghiệp thì sẽ luôn tìm ra cách thức và những kết nối có giá trị nhằm xây dựng mạng lưới, nguồn lực nhằm phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại địa phương.
Tuy nhiên cần lưu ý rằng các thành tố này ở mỗi địa phương có những đặc tính riêng nên cách tiếp cận để xây dựng và phát triển hệ sinh thái hỗ trợ khởi nghiệp cũng sẽ diễn ra theo nhiều cách khác nhau.
Ông Lê Minh Nhựt, Giám đốc chương trình phát triển hệ sinh thái địa phương và sinh viên thuộc tổ chức Startup Vietnam Foundation (SVF) đã chia sẻ với TheLEADER sâu hơn về vấn đề này.
Xin ông cho biết SVF đã tiếp cận và triển khai xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp ở các địa phương như thế nào?
Ông Lê Minh Nhựt: SVF triển khai xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp ở địa phương thông qua ba giai đoạn.
Trong giai đoạn thứ nhất, tiếp cận khảo sát để hiểu địa phương về những thành tố và những nguồn lực của địa phương đang có ở mức độ nào, ở đâu. Thứ hai, đồng hành triển khai hệ sinh thái khởi nghiệp với một số địa phương đã sẵn sàng. Thứ ba, xây dựng nâng cao năng lực và chuyển giao hướng đến sự kết nối vùng và tạo ra được những tác động tích cực cho quốc gia.
Xin nhấn mạnh, SVF không phải là đơn vị đưa những nguồn lực mới vào trong tỉnh mà là kết nối những thành tố có sẵn trong địa phương và nâng cao năng lực của họ.
Hiện nay SVF đang đồng hành với 25 tỉnh thành phố, trong đó có 7 tỉnh ký kết hợp tác với UBND tỉnh trong việc triển khai hệ sinh thái khởi nghiệp địa phương bao gồm Đồng Tháp, Bến Tre, Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bà Rịa - Vũng Tàu và Đăk Lăk.
Trong quá trình hỗ trợ xây dựng hệ sinh thái ở các địa phương, ông nhận thấy sự khác biệt nào giữa các tỉnh?
Ông Lê Minh Nhựt: Sự khác biệt giữa các địa phương thường về hai vấn đề chính bao gồm văn hóa và định vị về hệ sinh thái khởi nghiệp giữa các địa phương.
Thứ nhất, mỗi địa phương đều có mỗi đặc trưng vùng miền khác nhau. Vì hoạt động kết nối và liên kết các nguồn lực quan trọng chính là làm việc giữa con người với con người trong các thành tố với nhau. Do đó về mặt cách thức kết nối sẽ có sự khác nhau giữa các vùng miền.
Thứ hai, định vị về hệ sinh thái khởi nghiệp của từng địa phương sẽ khác nhau dựa trên sự phát triển đặc thù của từng nhóm ngành kinh tế của mỗi địa phương.
Ví dụ, cùng là lĩnh vực nông nghiệp nhưng ở Hà Giang lại phát triển nông nghiệp liên quan đến nông nghiệp dược liệu trong khi các tỉnh ở đồng bằng Sông Cửu Long như Đồng Tháp, Bến Tre lại phát triển nông nghiệp liên quan đến chế biến. Do đó, việc xác định các nguồn lực hỗ trợ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp nói chung ở các địa phương cũng sẽ tùy theo từng nhóm ngành đó để phát triển.
Còn những khó khăn nào trong quá trình hỗ trợ xây dựng hệ sinh thái ở địa phương, thưa ông?
Ông Lê Minh Nhựt: Thông thường, cách SVF tiếp cận là truyền cảm hứng và thay đổi tư duy. Do đó, việc quan trọng cũng là khó khăn nhất chính là thay đổi cách nhìn của mọi người về từ khởi nghiệp để đảm bảo một tư duy chung trong cộng đồng.
Để có thể làm tốt việc này, SVF phải dành thời gian tìm hiểu, khám phá những câu chuyện chung nhằm kết nối các thành tố với nhau. Phải thực sự hiểu các đối tượng ở địa phương mình đang hỗ trợ thì mới giúp được.
Với những địa phương SVF chưa đến làm việc, một số tỉnh cũng đã tìm ra hướng đi riêng cho mình trong việc triển khai xây dựng hệ sinh thái. Như ở tỉnh Phú Yên, việc xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp bắt nguồn từ Sở Khoa học và công nghệ, trường Cao đẳng công thương miền Trung, Tỉnh Đoàn và Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Phú Yên.
Còn ở tỉnh Nghệ An, công thức có một chút khác biệt là các nguồn lực xuất phát từ Sở Khoa học và công nghệ, trường Đại học Vinh và Hội Doanh nghiệp tỉnh Nghệ An.
Xin cảm ơn ông!
Shark Hưng: Không ít bạn trẻ khởi nghiệp chưa làm được gì đã tìm cách gian lận
'Bệnh' của người khởi nghiệp
Theo Shark Nguyễn Hòa Bình, 'căn bệnh' mà nhiều startup hiện đang mắc phải, đó là: tự tin thái quá, định giá startup quá cao. Điều này khiến ông suy nghĩ về chính bản thân mình 15-20 năm trước, cũng từng rơi vào hoàn cảnh như vậy.
Sinh viên khởi nghiệp qua góc nhìn của shark Phạm Thanh Hưng và CEO Nguyễn Tử Quảng
Có ý tưởng là một chuyện, nhưng có thương mại hoá được nó hay không lại là một chặng đường rất dài và vô cùng gian nan đối với những bạn trẻ khởi nghiệp.
Sếp quỹ đầu tư CyberAgent: Khởi nghiệp và gọi vốn không phải bức tranh màu hồng
Khó khăn về khởi nghiệp vẫn duy trì từ năm này qua năm khác. Số tiền đầu tư có thể nhiều hơn nhưng mọi thứ vẫn chỉ ở điểm bắt đầu, chưa phải là đích đến.
Hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam bước vào giai đoạn vàng
Từ năm 2017 đến nửa đầu năm nay, lượng vốn đầu tư vào startup Việt Nam và số lượng giao dịch công nghệ đã tăng mạnh, trong đó, mảng bán lẻ và thanh toán hiện chiếm đến 60% các khoản đầu tư.
Thủ tướng đề nghị Tập đoàn Thái Bình Dương tham gia các dự án hạ tầng lớn
Thủ tướng đề nghị Tập đoàn Thái Bình Dương nghiên cứu, tham gia các dự án lớn như xây cầu Tứ Liên Hà Nội, cầu Ngọc Hồi qua sông Hồng, đường sắt đô thị…
Ông Nguyễn Long Hải làm Bí thư tỉnh ủy Quảng Trị
Ông Nguyễn Long Hải được bổ nhiệm làm Bí thư tỉnh ủy Quảng Trị, kế nhiệm ông Lê Quang Tùng vừa giữ chức Tổng thư ký Quốc hội.
Thoải mái chi tiêu với thẻ tín dụng miễn 100% phí của SHB
Với thông điệp “Tự do tận hưởng”, thẻ SHB Mastercard Truly Free của SHB giúp khách hàng gạt bỏ những bận tâm về các loại chi phí và thoải mái trong chi tiêu.
Cách ông chủ những con tàu Lux Cruises kể chuyện di sản
Bằng cách kể chuyện qua từng hành trình, ông Phạm Hà và đội ngũ không chỉ giữ gìn di sản mà còn làm sống lại những giá trị lịch sử trong tâm trí du khách.
Tin Vay: 'tân binh' quyết chiến của hệ sinh thái dịch vụ vay tại Việt Nam
Là sản phẩm ra đời với sứ mệnh “số hóa tài chính” của Công ty tài chính cổ phần Tín Việt (VietCredit), Tin Vay đã rất nhanh chóng “phủ sóng” trên các ứng dụng fintech hàng đầu như MoMo, Viettel Money, tiện ích Tài chính Fiza trong Zalo.
Sacombank chi 33 tỷ đồng tri ân khách hàng mừng sinh nhật 33 tuổi
Từ ngày 9 - 31/12/2024, Sacombank triển khai chương trình “Đón sinh nhật vàng – Trọn tháng tri ân” với tổng giá trị giải thưởng lên đến hơn 33 tỷ đồng nhằm thay lời cảm ơn đến tất cả các khách hàng đã tin tưởng, đồng hành nhân dịp kỷ niệm 33 năm thành lập ngân hàng (21/12/1991 – 21/12/2024).
Gỡ vướng 34 dự án ở TP.HCM
34 dự án trên địa bàn TP.HCM đã được địa phương phối hợp với Tổ công tác của Chính phủ tháo gỡ vướng mắc.