Đại biểu Nguyễn Mai Bộ: Có hay không tham nhũng trong bổ nhiệm cán bộ công chức?
Bảo Bình
Thứ ba, 07/11/2017 - 15:27
Nếu không có tham nhũng trong công tác bổ nhiệm cán bộ công chức thì tại sao dù việc bổ nhiệm đúng quy trình mà người tài, người có đức tốt hơn lại không được chọn, đại biểu Nguyễn Mai Bộ (tỉnh An Giang) đặt câu hỏi trước Quốc hội.
Phát biểu trước Quốc hội, đại biểu Nguyễn Mai Bộ nhận xét: Báo cáo công tác phòng, chống tội phạm tham nhũng năm 2017 mới chỉ đề cập đến công tác luân chuyển cán bộ để phòng ngừa tham nhũng mà chưa đề cập đến vấn đề này trong chính công tác bổ nhiệm cán bộ công chức.
Đại biểu An Giang đặt câu hỏi cho Quốc hội "Có hay không có tham nhũng trong bổ nhiệm cán bộ công chức?"
Bởi lẽ nếu không thì tại sao việc bổ nhiệm cán bộ công chức được thực hiện đúng quy trình mà người tài, người có đức tốt hơn không được chọn.
Bên cạnh lý do trên, theo Đại biểu Bộ, quy định của Luật Cán bộ, công chức còn thiếu chặt chẽ dẫn tới tham nhũng trong công tác bổ nhiệm cán bộ.
Để chứng minh, Đại biểu trích dẫn điều 27 và 28 của Luật Công chức có quy định là mục đính đánh giá cán bộ, công chức và nội dung đánh giá cán bộ, công chức nhưng không quy định phương pháp đánh giá theo quy định của Pháp luật. Cho nên việc đánh giá cán bộ, công chức kể cả đánh giá để bổ nhiệm phụ thuộc rất nhiều vào người đánh giá.
Phòng chống tham nhũng trong trường hợp này là rất khó bỏi lẽ chỉ có hai hành vi tham nhũng là nhận hối lộ và đưa hối lộ. Cả hai người nhận hối lộ và đưa hối lộ không bao giờ tự khai báo về hành vi đó. Mà người thứ ba thì không có chứng cứ hoặc nếu có thì không đủ để chứng minh, Đại biểu Bộ cho biết.
Cũng theo Đại biểu này, mặc dù khó khăn là vậy, nhưng tham nhũng trong công tác bổ nhiệm cán bộ vẫn cần phải phòng chống bởi vì nếu công tác phòng chống được thực hiện tốt sẽ tạo ra đội ngũ cán bộ có đủ tải, năng lực và liêm chính thực hiện nhiệm vụ.
Còn nếu công tác tiến hành không tốt, sẽ tạo ra một lượng lớn cán bộ yếu kém mà nguy hiểm hơn là thế hệ tham nhũng thứ hai sẽ xuất hiện. Bởi vì khi một số cán bộ bỏ tiền ra để chạy chức chạy quyền thì khi được giao quyền họ sẽ tính đến việc thu lại và không có cách nào thu lại khác ngoài tham nhũng tiếp theo.
Từ những phân tích trên, Đại biểu Bộ đề nghị rằng, cần phải sửa Luật Cán bộ Công chức, bổ sung quy định về phương pháp đánh giá cán bộ công chức trước khi bổ nhiệm. Phương pháp đánh giá này dựa theo phép so sánh giữa hai hoặc ba cán bộ nguồn theo từng tiêu chí được quy định cho một chức vụ nào đó đã được công khai. Sau đó tổng hợp và bổ nhiệm người đạt được nhiều tiêu chí hơn.
Phần lớn các vụ tham nhũng của một số số cán bộ bị phát hiện vừa qua là do mất đoàn kết nội bộ, tranh giành địa vị, chạy chức chạy quyền không thành, do đơn thư tố cáo, dư luận xã hội phản ứng, báo chí phản ánh thì các cơ quan chức năng mới vào cuộc điều tra kết luận và xử lý, Đại biểu Cao Thị Giang cho biết trước Quốc Hội.
Điều tra của Công ty Tài chính quốc tế (IFC) từ năm 2003 cho thấy, các công ty lớn, phát triển nhanh và có đăng ký kinh doanh đàng hoàng thì lại bị thanh tra thường xuyên hơn.
"Một nền kinh tế có giá bất động sản thấp mới là một nền kinh tế phát triển bền vững", theo GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường.
Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.