Leader talk

Doanh nghiệp may mặc hành động vì bình đẳng giới

Thomas Jacobs (*) Thứ sáu, 07/03/2025 - 15:31
Nghe audio
0:00

Xây dựng một môi trường làm việc tôn trọng là chìa khóa để kiến tạo tương lai thịnh vượng và công bằng cho các doanh nghiệp may mặc ở Việt Nam.

Ông Thomas Jacobs, Giám đốc Quốc gia tại Việt Nam, Campuchia và CHDCND Lào của Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC).

Bạo lực trên cơ sở giới luôn là một vấn đề được quan tâm cả trong nước và quốc tế, đặc biệt là các biện pháp giải quyết và phòng ngừa bạo lực giới tại gia đình và nơi làm việc. Tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp may mặc đã nhận thức và đang hành động để giải quyết vấn đề này.

Bạo lực giới là những hành vi gây hại nhắm vào một cá nhân dựa trên giới tính của họ, bao gồm lạm dụng thể chất, tình dục, tâm lý và kinh tế. Tại Việt Nam, Myanmar, Sri Lanka và các quốc gia khác ở châu Á, ngày càng có nhiều bằng chứng chứng minh bạo lực tại nơi làm việc gây ra những hậu quả kinh tế nặng nề.

Theo một khảo sát công nhân may mặc vào năm 2023 của Chương trình Việc làm tốt hơn (Better Work Việt Nam), 60% số người được hỏi cho biết công nhân nữ dễ bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc. Các hành vi quấy rối tình dục bằng lời nói và đụng chạm không mong muốn diễn ra rộng rãi, cho thấy nhận thức về quấy rối tình dục còn rất hạn chế, phản ánh vấn đề bạo lực trên cơ sở giới còn phổ biến.

Bạo lực tại nơi làm việc ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của người lao động, có thể làm giảm năng suất, tăng tình trạng vắng mặt và tỷ lệ nghỉ việc của họ, gây thiệt hại hàng triệu USD mỗi năm cho doanh nghiệp. Một nghiên cứu của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tại Việt Nam năm 2019 ước tính, bạo lực đối với phụ nữ gây thiệt hại 1,8% GDP mỗi năm.

Các ngành công nghiệp phải đối mặt với những thách thức không giống nhau. Và trong những ngành công nghiệp mà phụ nữ chiếm đa số tại Việt Nam, chẳng hạn như sản xuất hàng may mặc và giày dép, với gần 2,5 triệu lao động làm việc tại hơn 6.000 doanh nghiệp dệt may, hành vi quấy rối tình dục thường có tác động mạnh mẽ hơn.

Các nghiên cứu, bao gồm nghiên cứu của UNFPA, CARE International và nghiên cứu của riêng IFC cho thấy, trung bình cứ ba người lao động tại Việt Nam thì có một người từng là nạn nhân của bạo lực và quấy rối trong 12 tháng qua, bao gồm các hành vi xâm hại thể chất như cưỡng hôn, đụng chạm hoặc hành hung.

Tuy nhiên, ở Việt Nam, bạo lực giới tại nơi làm việc thường không được trình báo do những định kiến xã hội, sự thiếu hiểu biết về quyền lợi lao động và sự thiếu tin cậy vào hệ thống khiếu nại hiện hành. Tình trạng này đang ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và tăng trưởng của doanh nghiệp.

Tại Cambodia, bạo lực giới tại nơi làm việc được ước tính gây thiệt hại 89 triệu USD mỗi năm cho ngành công nghiệp may mặc. Đây có thể là con số để tham khảo khi nói về nguy cơ thiệt hại mà bạo lực giới có thể gây ra ở Việt Nam.

Bạo lực giới có thể ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và tăng trưởng của doanh nghiệp. Ảnh: Hoàng Anh

Thực hiện quy định của Bộ luật Lao động 2019 và lộ trình tuân thủ, các doanh nghiệp may mặc Việt Nam đang triển khai các giải pháp phòng chống bạo lực giới tại nơi làm việc. Để thực hiện những quy định này, nhiều doanh nghiệp dệt may đã và đang thực hiện các tiêu chuẩn lao động mới.

Mặc dù đây là bước khởi đầu quan trọng, nhưng để phòng ngừa và giảm thiểu bạo lực giới tại nơi làm việc một cách hiệu quả, doanh nghiệp cần không chỉ tuân thủ các quy định pháp luật mà còn phải nhận thức được những lợi ích kinh tế khi tạo ra môi trường làm việc tôn trọng người lao động.

Do vậy, thật đáng khích lệ khi chứng kiến nhiều doanh nghiệp may mặc tại Việt Nam đã nhận thấy được lợi ích từ các sáng kiến xây dựng môi trường làm việc tôn trọng, vừa cải thiện văn hóa doanh nghiệp, vừa ổn định nguồn nhân lực – một điều luôn được các nhà mua hàng toàn cầu đánh giá cao.

Nhiều công ty may tại Việt Nam đã nhận thấy được lợi ích từ các sáng kiến xây dựng môi trường làm việc tôn trọng. Ảnh: Hoàng Anh

Với sự hỗ trợ của IFC và Chính phủ Úc, các nhà máy gia công tại Việt Nam cho thương hiệu toàn cầu Primark đã quyết tâm giải quyết bạo lực giới bằng cách nâng cao nhận thức và triển khai các biện pháp ứng phó toàn diện.

Các mô-đun đào tạo của thương hiệu này được thiết kế riêng và bản địa hóa cùng với một cộng đồng thực hành đã được xây dựng để hỗ trợ những người chịu trách nhiệm về phòng chống bạo lực giới tại doanh nghiệp. Sáng kiến này đã nâng cao nhận thức về quấy rối tại nơi làm việc và hướng dẫn tìm kiếm sự hỗ trợ thông qua cơ chế giao tiếp hiệu quả trong toàn doanh nghiệp.

Ngoài ra, chương trình còn hỗ trợ và hướng dẫn doanh nghiệp theo dõi tiến độ và liên tục cải tiến các hoạt động.

Một yếu tố quan trọng tạo nên thành công của chương trình là việc thành lập mạng lưới các nhóm hỗ trợ được đào tạo tại mỗi doanh nghiệp. Các nhóm này được hình thành để cung cấp hỗ trợ chuyên biệt cho nạn nhân, nhằm đảm bảo hiệu quả và tính bền vững của chương trình.

Chỉ sau hai năm triển khai các giải pháp toàn diện, kết quả từ các nhà cung cấp Việt Nam tham gia chương trình cho thấy sức khỏe người lao động được cải thiện rõ rệt, đồng thời nhận thức về hành vi đúng mực tại nơi làm việc cũng tăng lên. Theo báo cáo, hành vi thiếu tôn trọng đã giảm hơn 50% và số công nhân có ý định nghỉ việc chỉ còn một nửa so với khi chương trình mới bắt đầu. Tỷ lệ gắn bó và giữ chân người lao động cũng được ghi nhận tăng lên.

Với cách tiếp cận thực tiễn, tập trung vào tác động của bạo lực giới đến trải nghiệm làm việc và hiệu quả kinh doanh, chương trình đã giúp các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ tuân thủ quy định pháp luật mà còn xây dựng được đội ngũ lao động vững mạnh, đồng thời nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Gỡ rào cản vô hình trên con đường thăng tiến của nữ lãnh đạo

Nhờ chủ động triển khai các giải pháp này, những doanh nghiệp này đã khẳng định cam kết về phúc lợi người lao động, xây dựng hình ảnh "nhà tuyển dụng được ưa chuộng" và tăng cường sự gắn bó của nhân viên.

Việc hỗ trợ và tiên phong đảm bảo an toàn và tôn trọng cho người lao động tại Việt Nam là một phần không thể thiếu trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Cam kết xây dựng môi trường làm việc mà mọi người đều có thể phát triển cần được thể hiện thông qua các chính sách rõ ràng, cung cấp công cụ hiệu quả để doanh nghiệp giải quyết bạo lực giới, đồng thời tăng cường nhận thức cho người lao động thông qua hội thảo, tập huấn về quy trình xử lý báo cáo bạo lực. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể xây dựng mạng lưới liên kết với các dịch vụ hỗ trợ cộng đồng để giúp đỡ người lao động khi cần thiết.

(*) Ông Thomas Jacobs là Giám đốc Quốc gia tại Việt Nam, Campuchia và CHDCND Lào của Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC), một thành viên của Nhóm Ngân hàng thế giới

Gỡ rào cản vô hình trên con đường thăng tiến của nữ lãnh đạo

Gỡ rào cản vô hình trên con đường thăng tiến của nữ lãnh đạo

Leader talk -  2 năm
Bình đẳng giới một cách thực chất trong doanh nghiệp, nơi những rào cản vô hình được gỡ bỏ để người phụ nữ có thể tiếp cận cơ hội trao quyền và tiến xa hơn trên nấc thang sự nghiệp, trước hết, đòi hỏi sự thay đổi về mặt tư duy của cả hệ thống, đặc biệt là chính những người phụ nữ.
Gỡ rào cản vô hình trên con đường thăng tiến của nữ lãnh đạo

Gỡ rào cản vô hình trên con đường thăng tiến của nữ lãnh đạo

Leader talk -  2 năm
Bình đẳng giới một cách thực chất trong doanh nghiệp, nơi những rào cản vô hình được gỡ bỏ để người phụ nữ có thể tiếp cận cơ hội trao quyền và tiến xa hơn trên nấc thang sự nghiệp, trước hết, đòi hỏi sự thay đổi về mặt tư duy của cả hệ thống, đặc biệt là chính những người phụ nữ.
Tâm huyết về bình đẳng giới của nữ tướng 3M Việt Nam

Tâm huyết về bình đẳng giới của nữ tướng 3M Việt Nam

Diễn đàn quản trị -  2 năm

Lãnh đạo 3M luôn nỗ lực duy trì môi trường làm việc toàn diện và công bằng, nơi các cá nhân có khả năng đóng góp quan điểm và thế mạnh của mình.

Bình đẳng giới thực chất trong doanh nghiệp

Bình đẳng giới thực chất trong doanh nghiệp

Diễn đàn quản trị -  2 năm

Bình đẳng giới tại doanh nghiệp xảy ra khi tất cả người lao động được tôn trọng ngang nhau, được tạo cơ hội tiếp cận các nguồn lực như nhau và được thụ hưởng thành quả như nhau dựa trên sự đóng góp của mình.

Nữ giới trong hội đồng quản trị: 'Bóng mờ' hay nhân tố đột phá?

Nữ giới trong hội đồng quản trị: 'Bóng mờ' hay nhân tố đột phá?

Diễn đàn quản trị -  1 tháng

Sự tham gia của nữ giới trong HĐQT giúp nâng cao chất lượng ra quyết định, cải thiện khả năng nhận diện và quản trị rủi ro, đồng thời thúc đẩy đổi mới sáng tạo.

Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một

Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một

Leader talk -  8 giờ

Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm với tiêu đề: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một".

KOL và hiệu ứng đám đông: Khi người tiêu dùng dễ bị thao túng

KOL và hiệu ứng đám đông: Khi người tiêu dùng dễ bị thao túng

Leader talk -  14 giờ

Sự thiếu tự chủ trong nhận thức cá nhân kết hợp với tâm lý đám đông khiến người tiêu dùng dễ bị dẫn dắt trong thời đại bùng nổ truyền thông và mạng xã hội.

Sai lầm trong lãnh đạo: Khi trợ lực hóa trở lực

Sai lầm trong lãnh đạo: Khi trợ lực hóa trở lực

Leader talk -  1 ngày

Trong bối cảnh thế giới liên tục biến động, vấn đề không còn nằm ở việc lãnh đạo có mặt hay không mà là hiện diện một cách đúng đắn và kịp thời hay chưa.

'Bỏ tiền' xây thể chế

'Bỏ tiền' xây thể chế

Leader talk -  3 ngày

Nhà nước cần đầu tư xứng đáng, thực chất cho hoạt động xây dựng chính sách, pháp luật để hoàn thiện thể chế, mở đường cho phát triển trong kỷ nguyên vươn mình.

Hành trang cần thiết cho doanh nghiệp Việt trong đàm phán thuế quan với Mỹ

Hành trang cần thiết cho doanh nghiệp Việt trong đàm phán thuế quan với Mỹ

Leader talk -  1 tuần

Cân bằng giữa việc đưa thông tin để ổn định tâm lý nhà đầu tư, doanh nghiệp nhưng vẫn giữ được vị thế khi đàm phán thuế với Hoa Kỳ.

Giá vàng hôm nay 27/4: Dự báo giá vàng tuần 28/4-4/5/2025

Giá vàng hôm nay 27/4: Dự báo giá vàng tuần 28/4-4/5/2025

Vàng -  5 giờ

Sau cú sụt mạnh, giá vàng bước vào vùng nhiễu loạn. Dự báo giá vàng tuần tới tràn ngập sự bất định và tâm lý e ngại lan rộng khắp thị trường.

Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một

Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một

Leader talk -  8 giờ

Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm với tiêu đề: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một".

Ngân hàng MB tung 'vũ khí chiến lược' chinh phục 40 triệu khách hàng

Ngân hàng MB tung 'vũ khí chiến lược' chinh phục 40 triệu khách hàng

Tài chính -  8 giờ

Điểm nhấn trong chiến lược dài hạn của MB là mục tiêu đạt 34–35 triệu khách hàng vào cuối năm 2025 và chạm mốc 40 triệu khách hàng vào năm 2029.

22 quy luật bất biến trong xây dựng thương hiệu

22 quy luật bất biến trong xây dựng thương hiệu

Tủ sách quản trị -  11 giờ

Khám phá cách xây dựng thương hiệu bền vững trong kỷ nguyên số từ bài học 'co lại trước khi mở rộng' và 'toàn cầu hóa tên thương hiệu'.

Khi trung tâm dữ liệu thông minh dẫn lối AI tự động

Khi trung tâm dữ liệu thông minh dẫn lối AI tự động

Diễn đàn quản trị -  11 giờ

Trung tâm dữ liệu (Data Center) thông minh với khả năng tối ưu hóa nguồn lực, đang trở thành nền tảng then chốt thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (AI) tự động.

Chuỗi khí điện lô B - Ô Môn và Cá Voi Xanh nguy cơ phải 'đứng ngoài' thị trường điện cạnh tranh?

Chuỗi khí điện lô B - Ô Môn và Cá Voi Xanh nguy cơ phải 'đứng ngoài' thị trường điện cạnh tranh?

Tiêu điểm -  13 giờ

Chuỗi dự án lô B – Ô Môn và Cá Voi Xanh nếu tham gia trực tiếp thị trường điện, sẽ khiến cả ngân sách nhà nước và Petrovietnam hụt thu nhiều tỷ USD.

Ngành nông nghiệp và môi trường lên kế hoạch hút vốn FDI

Ngành nông nghiệp và môi trường lên kế hoạch hút vốn FDI

Tiêu điểm -  13 giờ

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là chiến lược quan trọng để ngành nông nghiệp và môi trường thực hiện hóa dư địa tăng trưởng, kiến tạo giá trị bền vững.

Đọc nhiều