Leader talk
CEO Amanaki Bùi Trung Đức vén màn sự thật về phát triển bền vững ngành khách sạn
Ông Bùi Trung Đức, nhà sáng lập kiêm Tổng giám đốc Khách sạn Amanaki, chia sẻ đầy tâm huyết về bản báo cáo phát triển bền vững đặc biệt.
Trang web của Amanaki hiện có đăng báo cáo phát triển bền vững 2022 – 2023 của khách sạn. Là một doanh nghiệp chưa niêm yết, báo cáo phát triển bền vững được Amanaki xây dựng với kỳ vọng gì, thưa ông?
Ông Bùi Trung Đức: Tôi bắt đầu khởi nghiệp lĩnh vực du lịch khách sạn từ năm 2014. Tính đến nay, hệ thống Amanaki bao gồm hai khách sạn tại phường Thảo Điền, TP. Thủ Đức và tại quận 1, TP.HCM.
Trong suốt thời gian đó, việc thực hành phát triển bền vững ở khách sạn Amanaki có thể nói là “vừa học vừa làm”. Là người trực tiếp quản lý và vận hành, tôi cho rằng cần phải ghi chép lại tiến trình thực hành phát triển bền vững.
Như vậy, có thể nói, báo cáo phát triển bền vững của Amanaki giống như một cuốn sổ nhật ký, một “bài thu hoạch cuối kỳ” để chúng tôi ghi chép lại những định hướng, mong muốn và kết quả đã đạt được.
Hiện nay, công chúng có thể xem báo cáo phát triển bền vững đến năm 2024 trên trang web của Amanaki. Chúng tôi đang tiếp tục triển khai thêm một số điều mới hơn, cải tiến hơn và sẽ tiếp tục xây dựng báo cáo phát triển bền vững cho các năm tiếp theo.
Báo cáo mới sẽ chi tiết những giải pháp đã có, giải pháp mới triển khai, rút ra kết quả từ so sánh sự thay đổi, xác định điểm hạn chế để tiếp tục cải tiến trong những năm tới nữa.

Thực hành phát triển bền vững ở Amanaki là một quá trình “vừa học vừa làm”. Vậy ông có thể chia sẻ thêm về quá trình này? Những giải pháp phát triển bền vững có sự cải tiến như thế nào sau năm năm hoạt động, thưa ông?
Ông Bùi Trung Đức: Khi bắt tay vào vận hành khách sạn, tôi áp dụng một số thực hành thông dụng, được dùng ở nhiều nơi, chẳng hạn như thay thế bàn chải, lược, túi nylon bằng những sản phẩm từ vật liệu thân thiện với môi trường, tích cực trồng cây xanh và tái tạo năng lượng.
Sau đó, Amanaki có sự đầu tư nghiên cứu và đưa ra những giải pháp tạo giá trị lan tỏa hơn, chẳng hạn như hỗ trợ cho quỹ gây dựng rặng san hô, sử dụng các loại tinh dầu không chỉ thân thiện với môi trường mà còn được sản xuất bới người khiếm thính.
Đó là những giải pháp liên quan đến chữ E, tức là Environment – môi trường trong ba trụ cột của ESG.

Còn về chữ S, tức trụ cột Social – xã hội, tôi phần nào ứng dụng những triết lý giáo dục từ kinh nghiệm khởi nghiệp trong ngành giáo dục trước đây, đặc biệt trong việc đào tạo đội ngũ nhân viên trở thành những công dân toàn cầu.
Có nhiều định nghĩa về công dân toàn cầu. Tuy nhiên, theo tôi, công dân toàn cầu thực chất là những người có sự thấu hiểu, tôn trọng những giá trị văn hóa nơi mình sinh ra. Với nền tảng đó, họ hoàn toàn có thể thấu hiểu, tôn trọng văn hóa nơi người khác được sinh ra, cho dù có nhiều điểm khác biệt.
Đó chính là lý do, trong giai đoạn tiếp theo, tôi đẩy mạnh tổ chức những hoạt động gắn với địa phương, chẳng hạn như những buổi thực hành làm gốm, làm tranh giấy dó. Qua đó, hoạt động của khách sạn gắn với văn hóa Việt Nam nhiều hơn, vừa truyền tải thông điệp tôn trọng bản sắc văn hóa truyền thống, vừa giới thiệu tới bạn bè quốc tế.
Về chữ G, tức là Governance – quản trị, tôi tâm niệm sự phát triển của một doanh nghiệp gắn với sự phát triển của từng cá nhân. Do đó, tại Amanaki, tôi cố gắng xây dựng một không khí học hỏi, tập trung vào hình thành những suy nghĩ sâu sắc để nhân sự không chỉ trả lời câu hỏi “cái gì” mà sẽ hướng đến trả lời những câu hỏi “làm như thế nào” và “vì sao”.
Tất cả những giải pháp đó, một phần đến từ những gì tôi đã được học tại nhà trường, một phần được học hỏi trong quá trình làm việc sau này và sẽ còn tiếp tục học hỏi trong tương lai nữa.
Ông được học về chuyên ngành gì và điều đó bổ trợ thế nào cho những thực hành phát triển bền vững tại Amanaki, thưa ông?
Ông Bùi Trung Đức: Tôi tốt nghiệp thạc sĩ ngành kỹ sư dân dụng ở Vương quốc Anh. Với tư duy của một kỹ sư dân dụng, tôi đưa ra những giải pháp, lựa chọn về thiết kế ngay từ khi bắt tay vào xây dựng khách sạn. Chẳng hạn như lựa chọn sơn gốc dầu hay sơn gốc nước, làm tường kính hay tường gạch bao quanh khách sạn?
Những điều này liên quan rất nhiều đến hiệu quả thực hành phát triển bền vững. Chẳng hạn, dùng tường kính có thể tận dụng ánh sáng tự nhiên, giảm tiêu thụ điện chiếu sáng nhưng nếu 100% tường kính thì khách sạn sẽ rất nóng, tốn tiền điện chạy điều hòa. Do đó, phải tính toán thật tỉ mỉ, chi tiết.
Hoặc về phần nội thất, tôi lựa chọn mua những chiếc tủ, bàn, ghế cũ, hoặc nếu phải đóng mới thì cũng đóng bằng các mảnh gỗ lấy tại từ căn nhà gỗ cũ ở miền Tây.

Trên nền tảng đó, ông tìm kiếm những giải pháp mới để cải tiến việc thực hành phát triển bền vững như thế nào?
Ông Bùi Trung Đức: Một trong những cách của tôi là tìm kiếm sự hợp tác. Chẳng hạn, một đối tác của tôi là Eco Solutions, doanh nghiệp chuyên cung cấp giải pháp xử lý chất thải.
Nhờ sự hỗ trợ của Eco Solutions, tôi đã có giải pháp xử lý phần phụ phẩm hoặc thực phẩm dư thừa phát sinh từ nhà hàng. Hoặc đối với hai khách sạn được cải tạo từ những bất động sản cũ, hệ thống xử lý nước thải yếu, Eco Solutions cũng cung cấp những loại enzyme trái cây nhằm xử lý mùi hôi thối từ nước thải hoặc tránh cho dầu mỡ gây tắc nghẽn cống.
Hay gần đây, tôi tham gia cố vấn cho các bạn trẻ tìm hiểu về phát triển bền vững thông qua một chương trình của Dear Our Community. Đề bài tôi đặt ra cho các bạn ấy là tìm hiểu về tái chế kính, thủy tinh vì đó cũng là một điều khiến tôi trăn trở.
Tôi tin rằng, sự hợp tác, hỗ trợ, chia sẻ lẫn nhau là rất quan trọng. Phát triển bền vững có thể hiểu đơn giản là từng mảnh ghép nhỏ cùng tạo ra một bức tranh tổng thể. Phải có sự chung tay của nhiều người, nhiều đơn vị thuộc nhiều lĩnh vực, cùng giúp đỡ, hợp tác, chia sẻ thông tin và cùng phát triển.
Rất nhiều giải pháp hay đã được triển khai tại Amanaki. Hiệu quả của những giải pháp đó như thế nào, thưa ông?
Ông Bùi Trung Đức: Hiện tại, trong báo cáo phát triển bền vững, tôi mới chỉ dừng lại ở đánh giá về ý thức, mong muốn triển khai giải pháp phát triển bền vững ở đội ngũ nhân sự.
Kết quả cho thấy, hơn 70% nhân viên tại Amanaki nhận thức được sự tồn tại của các vấn đề về môi trường. Hơn 90% nhân viên hoàn toàn đồng ý rằng họ nhận được, hiểu rõ các tài liệu, thông tin về giá trị cốt lõi, tuyên ngôn, sứ mệnh của công ty. Đội ngũ nhân viên cũng nắm vững kiến thức về phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, những nỗ lực “xanh” công ty đã và đang thực hiện.
Tuy nhiên, phải thú thật rằng tôi chưa áp dụng được các phương pháp đo lường để kiểm tra xem các giải pháp tiết kiệm được bao nhiêu điện, cắt giảm bao nhiêu lượng khí thải carbon. Trong tương lai, những yêu cầu này sẽ trở nên bắt buộc nên tôi sẽ nghiên cứu và triển khai các giải pháp đo đếm trong thời gian tới.
Có một khía cạnh khác thể hiện hiệu quả những giải pháp phát triển bền vững mà Amanaki đã triển khai là sự hài lòng của khách hàng. 80% khách hàng của chúng tôi là người nước ngoài, họ không chỉ hài lòng với các biện pháp bảo vệ môi trường của Amanaki mà còn vô cùng hứng thú với những giá trị văn hóa, bản sắc truyền thống Việt Nam được lồng ghép vào hoạt động vận hành.
Chẳng hạn, ở tất cả các kênh đánh giá, cả trực tiếp và trực tuyến, khách hàng đều rất yêu thích sản phẩm dầu gội, sữa tắm, nước rửa tay hữu cơ. Hoặc, có những khi tôi tổ chức hoạt động làm cây thông giáng sinh bằng phế liệu cho nhân viên, một vài vụ du khách nước ngoài thấy thích thú và xắn tay vào tham gia cùng.
Những điều nhỏ bé đó thể hiện sự đón nhận của khách hàng đối với các hoạt động của Amanaki, cũng là động lực để chúng tôi tiếp tục nghiên cứu, triển khai nhiều giải pháp thiết thực hơn.
Xin cảm ơn ông!
Thực hành bền vững từ những điều nhỏ nhất
Thế khó của nhang truyền thống
Nhang truyền thống vừa phải nỗ lực cải tiến, cập nhật theo xu thế thời đại, vừa vất vả cạnh tranh với hàng nhái, hàng giả.
Tôn trọng sự khác biệt
Tiêu chí DE&I (đa dạng, bình đẳng và hòa nhập) là chìa khóa giúp doanh nghiệp, tổ chức tạo ra môi trường làm việc lành mạnh, giúp nhân sự thuộc mọi độ tuổi, quốc tịch, thể trạng hay xu hướng tính dục được phát huy tối đa giá trị bản thân.
Hành trình nâng tầm chuỗi giá trị chăn nuôi Việt của De Heus Việt Nam
Đồng hành với nông dân từ con giống, thức ăn chăn nuôi cho đến kỹ thuật canh tác và đầu mối thu mua là cách De Heus Việt Nam xây dựng các chuỗi nông sản bền vững.
Sai lầm trong lãnh đạo: Khi trợ lực hóa trở lực
Trong bối cảnh thế giới liên tục biến động, vấn đề không còn nằm ở việc lãnh đạo có mặt hay không mà là hiện diện một cách đúng đắn và kịp thời hay chưa.
'Bỏ tiền' xây thể chế
Nhà nước cần đầu tư xứng đáng, thực chất cho hoạt động xây dựng chính sách, pháp luật để hoàn thiện thể chế, mở đường cho phát triển trong kỷ nguyên vươn mình.
Hành trang cần thiết cho doanh nghiệp Việt trong đàm phán thuế quan với Mỹ
Cân bằng giữa việc đưa thông tin để ổn định tâm lý nhà đầu tư, doanh nghiệp nhưng vẫn giữ được vị thế khi đàm phán thuế với Hoa Kỳ.
Từ đồng lúa đến quốc gia số: Việt Nam trước thời khắc quyết định
Mặc dù hành trình số hóa đầy hứa hẹn, Việt Nam cũng phải đối mặt với những thách thức không nhỏ, khi sự gia tăng của giao dịch trực tuyến và sự phổ biến của các nền tảng số tạo ra 'mảnh đất màu mỡ' cho tội phạm mạng.
Tổng bí thư Tô Lâm: Không có chỗ cho cán bộ trung bình chủ nghĩa
Trong tình hình hiện nay, Tổng bí thư nhấn mạnh không có chỗ cho những cán bộ cơ hội, bon chen, trung bình chủ nghĩa, lừng chừng, ngại đổi mới, thu vén cá nhân.
Bùng nổ đại đô thị, nguồn cung nhà ở ngập thị trường
Các đại đô thị từ hàng trăm đến hàng nghìn ha đang bùng nổ khắp cả nước, mang đến nguồn cung bất động sản khổng lồ khuấy đảo thị trường.
Loạt dự án lớn làm nóng thị trường nhà ở thấp tầng Hà Nội
Đầu năm 2025, thị trường bất động sản thấp tầng tại Hà Nội ghi nhận sức bật rõ rệt với tâm điểm là các đại đô thị lớn phía Đông và Tây.
Sai lầm trong lãnh đạo: Khi trợ lực hóa trở lực
Trong bối cảnh thế giới liên tục biến động, vấn đề không còn nằm ở việc lãnh đạo có mặt hay không mà là hiện diện một cách đúng đắn và kịp thời hay chưa.
'Người cũ' ở MB làm tân chủ tịch PGBank
Tân chủ tịch PGBank có nhiều kinh nghiệm trong ngành tài chính ngân hàng, từng giữ nhiều vị trí cấp cao tại các tổ chức tài chính trong và ngoài nước.
CEO FPT tiết lộ 3 nguyên tắc vàng giúp doanh nghiệp thực hành ESG hiệu quả
FPT với triết lý lấy con người làm trung tâm đang từng bước gây dựng và nuôi dưỡng lực lượng nhân tài trẻ hùng hậu, thông qua thực hành ESG.
Mai Việt Land phát triển kinh doanh tổ hợp căn hộ cao cấp Epic Tower
Ecoland, chủ đầu tư tổ hợp căn hộ cao cấp Epic Tower, vừa ký hợp tác chiến lược với Mai Việt Land ngày 24/4 vừa qua để phát triển kinh doanh dự án này.
SeABank bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
Một trong những nội dung quan trọng được thông qua tại ĐHĐCĐ ngày 25/4 là việc bầu bổ sung ông Matthew Sander Hosford (sinh năm 1958, quốc tịch Mỹ) làm thành viên độc lập HĐQT nhiệm kỳ 2023 - 2028.