TS. Nguyễn Đức Thành: Không một xã hội nào phát triển được nếu 'sưu cao thuế nặng'
Minh Anh
Thứ ba, 19/09/2017 - 08:13
Theo TS. Nguyễn Đức Thành, tăng thuế không phải giải pháp bền vững, bởi không một xã hội nào có thể phát triển được trong bối cảnh “sưu cao thuế nặng” mà nó sẽ từ từ thu nhỏ lại.
Tăng thuế giá trị gia tăng (GTGT) lên 12% thay vì mức 10% như hiện tại là đề xuất của Bộ Tài chính tại Dự thảo Luật Thuế sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật thuế tài nguyên.
TheLEADER đã có cuộc trao đổi ngắn với TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách (VEPR).
Hệ quả của việc tăng thuế VAT theo như đề xuất của Bộ Tài chính nếu được đưa vào thực tiễn sẽ tác động như thế nào đến sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam?
TS. Nguyễn Đức Thành: Tăng thuế VAT sẽ làm giá cả tăng lên, chi phí xã hội tăng lên, từ đó khiến tăng trưởng kinh tế chậm lại. Người dân sẽ phải chi tiêu nhiều hơn, trong khi thu nhập không thay đổi.
Việc tăng thuế không đi liền với tăng tưởng kinh tế, phát triển kinh tế vĩ mô mà bắt nguồn từ việc thâm hụt ngân sách của Nhà nước. Về mặt nguyên tắc, khi thâm hụt ngân sách, Nhà nước sẽ đi vay nhiều hơn, tăng các loại thuế phí để tăng nguồn thu, đẩy gánh nặng lên toàn xã hội.
Nói chung đây là hệ quả của một sự điều hành kinh tế yếu kém trong suốt một thời gian dài của bộ máy Nhà nước, cần phải thay đổi.
Mức tăng thuế VAT từ 10 lên 12% không phải mức tăng quá lớn. Tuy nhiên, nó đang tạo ra một tiền lệ không tốt. Đây là một tín hiệu cho thấy khả năng cân đối ngân sách yếu kém của Nhà nước.
Việc liên tục tăng các khoản thuế phí như hiện nay đang vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của dư luận, bởi người dân và doanh nghiệp đang hết sức mệt mỏi. Việc Nhà nước quản lý yếu kém nhưng vẫn muốn tăng thuế khiến người dân lo ngại.
Chúng ta không thể biết rằng trong tương lai Nhà nước có tăng thuế nữa hay không, không tăng được thuế VAT thì tăng thuế gì khác và không biết tăng đến bao giờ…
Chình từ tâm lý lo ngại đó, trong tương lai, các đầu tư trong nước và ngoài nước sẽ có xu hướng dịch chuyển tìm một hướng đầu tư khác hay một môi trường đầu tư khác thuận lời hơn. Hệ quả tất yếu là sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường đầu tư của Việt Nam và sự phát triển chung của nền kinh tế.
Vậy theo ông, thay vì tăng thuế, giải pháp tối ưu cho phát triển kinh tế hiện nay là gì?
TS. Nguyễn Đức Thành: Nguyên nhân của việc tăng thuế đến từ việc quản lý ngân sách yếu kém, chi ngân sách không kiểm soát, mô hình hoạt động của Nhà nước kém hiệu quả.
Hiện nay, chúng ta đang không kiểm soát được việc chi. Trong khi đó, nguồn thu đang giảm, doanh nghiệp hoạt động không tốt do nền kinh tế không đạt được nhiều kết quả như mong muốn. Chính vì vậy, Bộ Tài chính đề xuất tăng thuế và các khoản phí khác để lấp đầy khoản thiếu hụt đó, nhằm cân bằng ngân sách Nhà nước.
Tuy nhiên, theo tôi đây không phải giải pháp bền vững vì không một xã hội nào có thể phát triển được trong bối cảnh “sưu cao thuế nặng” mà nó sẽ từ từ thu nhỏ lại.
Trong khi đó, nguyên nhân của việc tăng thuế là do bộ máy quản lý của Nhà nước hiện quá cồng kềnh, chi ngân sách quá lớn. Do đó, để phát triển bền vững phải giảm và tiết chế việc chi, quản lý chặt chẽ việc chi ngân sách.
Đồng thời cải cách lại mô hình quản lý nhà nước theo hướng tinh gọn, hiệu quả hơn… Có như vậy, nền kinh tế mới có thể phát triển bền vững.
Nhà nước cần rất thận trong trong quyết định tăng thuế. Nếu muốn ổn định ngân sách phải tiết chế việc chi, quản lý chi ngân sách chứ không phải vội vàng tăng thuế.
Ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho rằng, đề xuất đánh thuế VAT lên quyền sử dụng đất của Bộ Tài chính sẽ khiến thị trường bất động sản gặp nguy hiểm.
"Về thuế giá trị gia tăng, chúng ta đang đứng trước yêu cầu có tiền để chi cho các chương trình ưu tiên, có nguồn thu để đối phó với sức căng về ngân sách cũng như là nợ công tăng cao", ông Đào Huy Giám, Tổng thư ký Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam nhấn mạnh.
Nếu cho rằng tăng thuế VAT thì người giàu sẽ chịu gánh nặng nhiều hơn người nghèo thì cần phải nhìn nhận lại, bởi thực tế tại Việt Nam số người nghèo còn khá lớn, ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc UCA nhận định.
Tân Á Đại Thành lọt Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 và Top 5 trong ngành sản xuất, theo Anphabe, khẳng định môi trường làm việc chuyên nghiệp, bền vững.
LuxGroup Foundation phối hợp cùng tổ chức Green Dream tổ chức sự kiện trồng hơn 2.000 cây rừng tại thôn Vàng Ngần, xã Suối Quyền, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.
Đầu tư bền vững tương tự cách chúng ta chọn lọc, chỉ đánh bắt con cá đã đủ trưởng thành làm thực phẩm, để lại các con cá nhỏ để chúng tiếp tục sinh trưởng.
Dẫn dắt người tiêu dùng đồng hành cùng phát triển bền vững chính là kim chỉ nam cho các thương hiệu Việt tạo sự khác biệt và nâng tầm trên sân chơi toàn cầu.