Diễn đàn quản trị
3 chữ 'Hiểu' trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Hiểu sếp, hiểu đồng nghiệp và hiểu chính mình là một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp người làm truyền thông nội bộ xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiệu quả và bền vững.

Hiểu "sếp"
Chuyên gia truyền thông Nguyễn Đình Thành, đồng sáng lập Elite PR School cho rằng, chính các cấp lãnh đạo là đối tượng khó kết nối nhất đối với bộ phận truyền thông nội bộ của doanh nghiệp.
Do phải chèo lái doanh nghiệp, các nhà lãnh đạo kinh doanh thường có nhiều nỗi lo âu. "Những người làm truyền thông nội bộ và văn hóa doanh nghiệp đã bao giờ đặt mình ngang tầm nỗi lo của sếp hay chưa”, ông Thành đặt câu hỏi tại hội thảo Sâu Sắc 2023 do CLB Truyền thông nội bộ và văn hóa doanh nghiệp (ICC) tổ chức.
Theo ông Thành, hầu hết người làm truyền thông nội bộ và văn hóa doanh nghiệp thường chỉ nhận những bài toán mà lãnh đạo đưa ra, ít khi đi sâu vào tâm tư của họ, đặt ngược câu hỏi "tại sao" cho vấn đề.
“Văn hóa doanh nghiệp là văn hóa của lãnh đạo” nên không hiểu lãnh đạo thì rất khó làm được văn hóa. Lãnh đạo có đủ trải nghiệm, kinh nghiệm, góc nhìn về tổng quan doanh nghiệp, do vậy họ sẽ luôn có lý do chính đáng cho mọi vấn đề.
Vì vậy, theo ông Thành, người làm văn hóa doanh nghiệp nên hỏi, nói chuyện nhiều hơn và học cách tham vấn cho các lãnh đạo. Trước và trong khi lên kế hoạch triển khai một hoạt động, bộ phận này nên trao đổi với lãnh đạo, tránh trường hợp vào phút cuối cùng ý tưởng lại không phù hợp với lãnh đạo.
Đặc biệt, phải tìm mọi cách hiểu rõ lý do lãnh đạo không phê duyệt kế hoạch, từ đó có thêm góc nhìn mới hoặc tìm ra giải pháp mới. “Nếu không hiểu vấn đề của sếp, vô tình, chúng ta sẽ trở thành những nhân sự vô tâm”, ông Thành nhận xét.
Ở góc độ lãnh đạo trực tiếp điều hành doanh nghiệp, ông Nguyễn Viết Lâm, Phó Tổng giám đốc Rikkeisoft khẳng định: “Chỉ cần được nhân viên chia sẻ ý tưởng hoặc chủ động hỏi han là bọn mình sướng lắm, nhưng có vẻ ít khi mọi người làm thế”.
Theo ông Lâm, để làm được văn hóa doanh nghiệp, điều quan trọng là nhân viên truyền thông nội bộ và văn hóa doanh nghiệp cần chia sẻ, xông pha, đưa lãnh đạo vào các hoạt động chung và lan tỏa năng lượng. Nếu làm được như vậy, các lãnh đạo sẽ hiểu rằng văn hóa doanh nghiệp là quan trọng và tham gia sâu sắc.
Nhân viên truyền thông nội bộ và văn hóa doanh nghiệp cũng cần tin vào các giá trị của nghề, bền bỉ và kiên trì mới có kết quả, ông Lâm nhấn mạnh.
Lãnh đạo phải làm gương
Theo các chuyên gia, trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp, lãnh đạo phải làm gương thì nhân viên mới tuân thủ. Lãnh đạo luôn phải là người đi đầu trong các hoạt động, xắn tay vào cùng bộ phận văn hóa doanh nghiệp thực hiện việc lan tỏa các giá trị đã tuyên bố.
Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp trên thực tế đã rất quyết liệt, gương mẫu và làm được điều này. Chủ tịch Misa Group Lữ Thành Long đã tiên phong thực hiện clip cho cuộc thi MISA’s Got Talent năm 2015 và trong hầu hết hoạt động văn hóa khác của công ty.
Hay việc, ban lãnh đạo Viện dưỡng lão Diên Hồng luôn có mặt trong tất cả hoạt động văn hóa của công ty, có chính sách công bằng với tất cả thành viên dù đây là doanh nghiệp gia đình.
Còn theo bà Mai Trinh, Ban tư tưởng văn hóa Sun Group, lãnh đạo tập đoàn luôn tiên phong và quyết liệt trong việc xây dựng hình tượng con người Sun Group “khỏe thể chất – sáng tâm hồn – giàu tri thức” với nhiều hoạt động nhỏ được triển khai. Điển hình một trong số đó là chiến dịch “không nói ngọng” của tập đoàn diễn ra rất thú vị và thành công ngoài mong đợi.

Hiểu đồng nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp không thể xây dựng trên nền tảng bắt chước một ai hay một doanh nghiệp khác mà phải dựa trên việc hiểu chính mình và tổ chức của mình.
Trước khi hỏi tại sao cán bộ nhân viên lại nên tham gia các hoạt động mà mình lên ý tưởng, người làm văn hóa doanh nghiệp nên trả lời câu hỏi tại sao doanh nghiệp lại cần làm hoạt động này.
Bà Kiều Yến, giảng viên văn hóa doanh nghiệp đại học FPT đã đưa ra 3 lý thuyết quan trọng giúp những người làm văn hóa doanh nghiệp trả lời cho những câu hỏi đó.
Đầu tiên là lý thuyết tự quyết và tự chủ trong công việc và cuộc sống, để làm văn hóa doanh nghiệp hiệu quả, một số doanh nghiệp đã luôn trao quyền, để cán bộ nhân viên được tự trải nghiệm các hoạt động và đưa ra quyết định một cách có định hướng.
Tiếp theo là thuyết tháp nhu cầu, người làm văn hóa doanh nghiệp cần phải hiểu rõ từng cá nhân trong tập thể đang có nhu cầu như thế nào để có thể đáp ứng phù hợp. Ví dụ, việc tặng bộ đồ ngủ cho chị em trực đêm của Viện dưỡng lão Diên Hồng nhân ngày lễ đã trở thành một món quà ý nghĩa với họ bởi đó đúng là thứ họ cần.
Cuối cùng là thuyết kỳ vọng, người làm văn hóa doanh nghiệp và truyền thông nội bộ cần phân tích kỳ vọng của nhân viên, xem đã giải quyết triệt để kỳ vọng của họ hay chưa và cần giải quyết theo hướng như thế nào.
Dưa trên cơ sở đó, doanh nghiệp sẽ lựa chọn được cho mình những phương pháp, chương trình phù hợp để xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiệu quả.
Để văn hóa doanh nghiệp vừa sâu vừa sắc
Văn hóa doanh nghiệp: Phải thực sự ‘sống’ và ‘tiến hoá’
Với một số doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay, văn hóa nội bộ vẫn chỉ mang tính chất “trang trí”, chưa đi vào thực chất. Trong khi đó, theo các chuyên gia, khi và chỉ khi văn hóa "sống" và phát triển linh hoạt theo sự biến động nền kinh tế, thì yếu tố này mới có thể giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.
Xây văn hóa doanh nghiệp quan trọng hơn công nghệ chuyển đổi số
Theo lãnh đạo của Dell Technologies, các doanh nghiệp cần phải xây dựng một văn hóa chuyển đổi số xem nhân viên là trung tâm, bởi riêng công nghệ cho hoạt động chuyển đổi số là không đủ.
Để văn hóa doanh nghiệp không chỉ nằm trên giấy
"Là chủ doanh nghiệp, chúng ta luôn yêu cầu nhân viên của mình phải đúng giờ, nhưng 8 giờ vào làm, thì 9 - 10 giờ chúng ta mới có mặt, thì không bao giờ có thể hình thành văn hóa..."
Marathon phong trào - xu hướng mới trong phát triển văn hóa doanh nghiệp
Nếu như tại các khu dân cư và trong cộng đồng, người dân tham gia để rèn luyện sức khỏe hàng ngày, thì trong khối doanh nghiệp, nhiều công ty/tập đoàn lớn như Tiến Phước, FPT... đã đưa marathon trở thành một hoạt động phong trào thường niên, giúp lan tỏa tinh thần đồng đội, gắn kết đối tác/khách hàng cũng như gây quỹ từ thiện hướng đến cộng đồng từ chính các giải chạy trong và ngoài doanh nghiệp.
Truyền thông ngân hàng 'trôi tuột' giữa thời khách hàng nhớ ngắn, lướt nhanh
Không thiếu tiền, không thiếu công nghệ nhưng truyền thông ngân hàng lại thiếu khả năng chạm đến đúng người, vào đúng lúc, với đúng điều khách hàng cần.
Bản địa hóa AI để biến thách thức thành lợi thế cạnh tranh
Bản địa hóa AI cho ngữ cảnh địa phương, giúp doanh nghiệp vượt qua rào cản ngôn ngữ và văn hóa, tối ưu công nghệ và biến thách thức thành lợi thế cạnh tranh.
Thoát vai chạy việc, người làm đào tạo hoá chiến lược gia
Chỉ khi năng lực tốt, tinh thần chủ động cao và hiểu sâu sắc bối cảnh kinh doanh, người làm L&D mới thật sự chuyển mình thành đối tác chiến lược của tổ chức.
Luật chơi tuyển dụng nhân tài đang thay đổi?
Không đợi đến khi có bằng tốt nghiệp, nhiều sinh viên đã lọt vào tầm ngắm của các doanh nghiệp công nghệ, tài chính, bất động sản và khách sạn trong chiến lược tuyển dụng nhân tài.
Cơn bão 'kiệt sức' ăn mòn sự gắn bó của nhân tài với doanh nghiệp
Giữ chân người tài không phải là trò chơi của ngân sách mà là nghệ thuật lắng nghe và thấu hiểu người lao động, đặc biệt là khi họ đang dần kiệt sức.
Bamboo Capital lý giải việc chậm nộp báo cáo tài chính quý I/2025
Bamboo Capital cho biết công tác thực hiện báo cáo tài chính đã bị gián đoạn do phục vụ điều tra liên quan đến các cổ đông và nhân sự.
Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?
Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.
'Bóng ma' nợ xấu ám ảnh ngành ngân hàng
Phần lớn ngân hàng đã ghi nhận số dư nợ xấu tăng trong quý I/2025, trong đó hơn một nửa số ngân hàng niêm yết chứng kiến mức tăng hai chữ số.
Làm sao thương hiệu ngân hàng nổi bật khi khách chỉ chọn gần nhất?
Các chuyên gia cho rằng, một thương hiệu ngân hàng tốt không chỉ nằm ở logo hay khẩu hiệu, mà là sự cam kết bền vững, được xây dựng từ niềm tin.
Công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moscow
Ngày 9/5, dưới sự chứng kiến của Tổng bí thư Tô Lâm và lãnh đạo cấp cao 2 nước, Vietnam Airlines đã công bố đường bay thẳng từ thủ đô Hà Nội đến Moscow, Nga.
Giá vàng hôm nay 10/5: Bật tăng liên tiếp 4 nhịp
Giá vàng hôm nay 10/5 tăng 500 nghìn đồng ở cả hai chiều đối với vàng miếng và vàng nhẫn SJC ở thị trường trong nước.
Di sản của Warren Buffett và những bài học vượt thời gian
Warren Buffett không chỉ là một nhà đầu tư xuất sắc mà còn là một nhà tư tưởng tài chính với tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài lĩnh vực đầu tư.