80% doanh nghiệp nhỏ và vừa do nữ làm chủ khó tiếp cận vốn vay: VÌ SAO VẬY?
Vũ Long (thực hiện)
Thứ tư, 27/09/2017 - 14:42
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa do nữ làm chủ đang gặp nhiều khó khăn, đặc biệt các lãnh đạo doanh nghiệp này vẫn còn chức năng người phụ nữ nên phải gánh hai vai, một vai gia đình, một vai doanh nghiệp.
Bà Mai Thị Thuỳ, Chủ tịch Hội Nữ doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội
Theo dự kiến kế hoạch của Khung đối tác quốc gia Việt Nam 2017 - 2022, Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) - một cơ quan thuộc Ngân hàng Thế giới - cho biết sẽ dành những gói tín dụng lớn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đặc biệt là các doanh nghiệp do nữ làm chủ.
Dự kiến, tổng gói tín dụng dành cho chương trình lên tới 125 triệu USD, hướng tới cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ, hỗ trợ những dự án năng lượng thuỷ điện, giao thông vận tải dưới hình thức công tư hỗn hợp (PPP).
Trong đó, IFC đã chuyển một khoản tín dụng hỗn hợp lên đến 50 triệu USD cho VPBank để hướng đến danh mục đối tượng khách hàng mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ do phụ nữ làm chủ.
TheLEADER đã có cuộc trao đổi với bà Mai Thị Thùy, Chủ tịch Hội Nữ doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội để làm rõ hơn những khó khăn của các doanh nghiệp do nữ làm chủ, nhất là trong việc tiếp cận vốn vay.
Là đại diện Hội nữ Doanh nghiệp nhỏ và vừa, bà trông cậy gì vào khung đối tác quốc gia Việt Nam 2017- 2022?
Bà Mai Thị Thuỳ: Như giám đốc Ngân hàng Thế giới có cho biết, tất cả các chính sách, những điều luật thì Việt Nam đã có, tuy nhiên khi thực thi vấn đề rất khó, chúng tôi cảm nhận rất rõ.
Chúng tôi lấy ví dụ Công ty Tài chính Quốc tế (IFC), cơ quan trực thuộc Ngân hàng Thế giới đã rất hiểu tình trạng của doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên như đại diện IFC cho biết đã chuyển gói tín dụng tài chính hàng triệu USD vào cho ngân hàng VPBank, nhưng thực ra đến khi vay vốn thì những doanh nghiệp nhỏ và vừa do nữ làm chủ có bao giờ được tiếp cận đâu. Đấy là vấn đề rất mắc và khó khăn cho chúng tôi hiện nay.
Chúng tôi muốn đưa câu hỏi đó ra để chương trình hợp tác quốc gia mà Ngân hàng Thế giới nắm biết được và từ đó thay đổi các biện pháp, cách làm thế nào để doanh nghiệp nhỏ và vừa do nữ làm chủ có thể tiếp cận trực tiếp, đó là cách làm hết sức hiệu quả và tốt hơn. Nếu lại chuyển qua một cơ quan trung gian, mà cơ quan đó lại yêu cầu thủ tục nọ, thủ tục kia thì lại thành rất khó.
Bà có thể lượng hoá có bao nhiêu phần trăm doanh nghiệp vừa và nhỏ do nữ làm chủ khó tiếp cận vốn tín dụng?
Bà Mai Thị Thuỳ: Hiện nay, như Thủ tướng Chính phủ tổng kết 97% là doanh nghiệp nhỏ và vừa, có 3% là doanh nghiệp lớn thôi. Trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam thì 25% là do nữ làm chủ.
Con số khó khăn tiếp cận vốn là bao nhiêu?
Bà Mai Thị Thuỳ: 80% số doanh nghiệp nhỏ và vừa do nữ làm chủ rất khó trong tiếp cận vốn.
Vấn đề cụ thể đối mặt ở đây là gì theo bà?
Bà Mai Thị Thuỳ: Mình không đủ năng lực làm hồ sơ vay vốn, khi hoàn thành hồ sơ xong thì lại phát sinh ra cái này cái kia, hôm nay không đủ giấy tờ này, ngày mai lên lại không đủ giấy tờ khác, mà doanh nghiệp thì làm gì có nhiều thời gian thành ra chán nản.
VPBank lại có chính sách riêng của họ để họ có thể quản lý vốn, nhưng nếu vì chính sách riêng mà khó khăn quá, doanh nghiệp không vay được vốn.
Vậy dưới góc độ đại diện doanh nghiệp nhỏ và vừa do nữ làm chủ, bà kiến nghị gì?
Bà Mai Thị Thuỳ: Làm sao để doanh nghiệp tiếp cận vốn vay đỡ phải qua các cơ quan trung gian, mà cho các doanh nghiệp trực tiếp làm việc với WB. Nên có một cơ quan đại diện của WB thì tốt hơn, cơ chế tiếp cận cũng nên uyển chuyển, linh hoạt.
Tôi nghĩ không nên chỉ cần hỗ trợ vốn không, có thể hỗ trợ về trình độ để họ có chuyên môn, năng lực điều hành doanh nghiệp. Cái này doanh nghiệp nhỏ và vừa do nữ làm chủ đang rất thiếu.
Cạnh tranh thị trường hiện nay rất khó khăn, do vậy WB không chỉ tập trung vào hỗ trợ nguồn vốn mà tập trung nhiều vấn đề khác để hỗ trợ doanh nghiệp trong nước. Ví dụ, như đi xúc tiến thương mại, tiếp cận thị trường, tổ chức các lớp đào tạo, các chương trình tư vấn.
Chiến lược về khung đối tác quốc gia Việt Nam vẫn rất chung chung. Để tiếp cận được rất cần cụ thể và rõ ràng.
Theo bà, khó khăn nhất của doanh nghiệp do nữ làm chủ là vấn đề gì?
Bà Mai Thị Thuỳ: Thiếu địa điểm sản xuất, thiếu vốn, thiếu trình độ, thiếu năng lực.
Họ vẫn còn chức năng người phụ nữ nên phải gánh hai vai, một vai gia đình, một vai doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp thành đạt mà gia đình không hạnh phúc thì người phụ nữ rất thiệt thòi.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ do nữ làm chủ thực hiện rất nghiêm túc quy định Nhà nước như đóng thuế, tạo việc làm cho người lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Ngược lại để được quyền lợi thì họ lại không có nhiều.
Nghị quyết 68 đánh dấu bước ngoặt chính sách của Đảng trong phát triển kinh tế tư nhân, mở ra cơ hội và đặt ra trách nhiệm lịch sử mới cho doanh nhân Việt trong công cuộc chấn hưng kinh tế quốc gia.
Để tinh thần Nghị quyết 68 thực sự trở thành động lực thúc đẩy doanh nghiệp Việt vươn lên mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới thì cơ chế thực thi phải đồng bộ, minh bạch.
Có một sự thật mà chúng ta có thể tự hào: người dân Việt Nam, đặc biệt là người trẻ, đang chọn những chuyến đi có ý nghĩa. Họ tìm đến các điểm đến lịch sử không chỉ để chụp ảnh “check-in”, mà còn để thắp một nén hương, để đứng lặng vài phút và ngẫm về những điều lớn lao.
Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "ĐỘT PHÁ THỂ CHẾ, PHÁP LUẬT ĐỂ ĐẤT NƯỚC VƯƠN MÌNH". Trong đó nhấn mạnh, thể chế, pháp luật có chất lượng, phù hợp với yêu cầu phát triển của thực tiễn và nguyện vọng của Nhân dân là yếu tố hàng đầu quyết định thành công của mỗi quốc gia. Do đó, để đất nước vươn mình phát triển mạnh mẽ, chúng ta dứt khoát nói "không" với bất cứ hạn chế, bất cập nào trong thể chế, pháp luật; không thỏa hiệp với bất kỳ yếu kém nào trong thiết kế chính sách, soạn thảo pháp luật, hay tổ chức thực thi.
Dược liệu gắn với công nghệ cao, tạo giá trị lan tỏa là hướng đi của nhiều doanh nghiệp đồng hành với Đề án phát triển Trung tâm công nghiệp dược liệu tại Quảng Nam.
Công nghiệp văn hóa đang trở thành bánh xe quan trọng trên “đường ray” phát triển của nhiều quốc gia. Để có các công trình văn hóa đẳng cấp bắt nhịp cùng thời đại như nhà hát Opera Hà Nội, không thể thiếu tâm huyết của những chủ đầu tư yêu nước.
Xanh SM tiếp tục dẫn đầu thị trường taxi và taxi công nghệ Việt Nam trong quý I/2025 với gần 40% thị phần, gia tăng khoảng cách với Grab, theo báo cáo mới nhất từ hãng nghiên cứu thị trường đa quốc gia Mordor Intelligence.