Tiêu điểm
Adidas sắp tổ chức đào tạo nhân lực tại Việt Nam
Trong kế hoạch hoạt động sắp tới của Adidas tại Việt Nam, Tổng giám đốc tập đoàn cho biết sẽ tổ chức hoạt động hợp tác đào tạo nhân lực, từ đó tiếp tục mở rộng sản xuất tại Việt Nam.
Tại cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính chiều 31/10, Tổng giám đốc Adidas Kasper Rorsted bày tỏ kỳ vọng mạnh mẽ vào tương lai phát triển tích cực và cơ hội đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam; đồng thời đánh giá cao những cam kết của Việt Nam trong ứng phó biến đổi khí hậu.
“Việt Nam đã chứng tỏ là một đối tác, một người bạn đáng tin cậy ngay cả trong lúc khó khăn và tập đoàn sẽ tiếp tục mở rộng sản xuất tại Việt Nam”, theo ông Kasper Rorsted.
Ông cũng thông báo về các hoạt động hợp tác đào tạo nhân lực tại Việt Nam như đào tạo nhân lực người địa phương, cung cấp học bổng đại học; nêu một số đề xuất, kiến nghị.
Sau những kết quả kinh doanh tích cực tại Việt Nam thời gian qua, Tổng giám đốc Adidas cho biết, tập đoàn này sẽ tiếp tục nâng cao tỉ lệ nguyên vật liệu sản xuất và sản lượng sản xuất tại Việt Nam, đẩy tỉ trọng cao hơn trong tổng sản lượng toàn cầu của Tập đoàn.
Về phía Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, ông ghi nhận các kiến nghị của Adidas và giao các cơ quan nghiên cứu, xem xét trong quá trình xây dựng và hoàn thiện các cơ chế, chính sách, đồng thời tiếp tục lắng nghe các đề xuất, kiến nghị của Tập đoàn và các nhà đầu tư, giải quyết nhanh nhất các vấn đề theo thẩm quyền, nếu vượt thẩm quyền thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Thủ tướng nhấn mạnh, Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính, luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư nói chung và Adidas nói riêng duy trì, mở rộng và phát triển tại Việt Nam, trên tinh thần "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ"
Ông đánh giá cao hoạt động đào tạo nghề của Adidas và cho biết Việt Nam mong muốn tăng cường hợp tác với phía Đức trong lĩnh vực này.
Trong thời gian tới, Chính phủ sẽ tiếp tục đầu tư, tập trung triển khai các giải pháp về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI.
Thủ tướng đề nghị Adidas tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh tại Việt Nam - một cứ điểm quan trọng, lâu dài, bền vững theo chiến lược của Tập đoàn, đồng thời hỗ trợ, tạo điều kiện cho ngày càng nhiều doanh nghiệp Việt Nam được tham gia vào các công đoạn mang lại giá trị cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu của Adidas.
Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng đề nghị Tập đoàn thúc đẩy việc phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và EU (EVIPA) trong thời gian sớm nhất, tạo động lực quan trọng thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế, đầu tư giữa Việt Nam và các nước châu Âu, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các hoạt động đầu tư, kinh doanh của Adidas tại Việt Nam.
Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, Thủ tướng mong muốn trong thời gian tới, Adidas sẽ tham gia hỗ trợ bằng nhiều cách khác nhau và tư vấn, đề xuất chính sách cho Chính phủ Việt Nam trong quá trình tăng trưởng xanh và thực hiện cam kết chống biến đổi khí hậu.
Adidas vượt xa Nike ở thị trường Việt Nam
Dòng vốn FDI ‘bứt phá’ trong tháng 10
Việc thu hút vốn FDI trong tháng 10 đã có sự cải thiện rõ nét so với các tháng trước đó. Điều này chủ yếu đến từ số vốn đăng ký của các dự án mới, khi đạt mức 2,8 tỷ USD, cao nhất trong năm nay và gấp 3,6 lần so với tháng 9.
Cơ hội 'chưa từng có' trong thu hút FDI công nghệ cao
Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn chưa từng có để trở thành cứ điểm quan trọng cho chuỗi cung ứng công nghệ toàn cầu, theo nhận xét của GS.TS Nguyễn Mại.
Dấu hiệu phục hồi trong thu hút FDI
Việc thu hút vốn FDI trong tháng 9 đã có sự cải thiện so với tháng trước đó, đặc biệt là phần vốn đăng ký điều chỉnh tăng thêm khi gấp 3 lần so với tháng 8, vốn đăng ký cấp mới cũng tăng 37%.
Nỗi lo xuất khẩu ‘giảm tốc’ và FDI tiếp tục ‘ảm đạm’ vào cuối năm và năm 2023
Đây là hai động lực tăng trưởng quan trọng nhất của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu và thu hút FDI sẽ đối mặt với nhiều khó khăn trong cuối năm và cả năm 2023 khi nhu cầu trên thế giới có nguy cơ giảm mạnh do suy thoái kinh tế và lạm phát cao.
Đầu tư bền vững: Bảo vệ tương lai từ những quyết định hôm nay
Đầu tư bền vững tương tự cách chúng ta chọn lọc, chỉ đánh bắt con cá đã đủ trưởng thành làm thực phẩm, để lại các con cá nhỏ để chúng tiếp tục sinh trưởng.
Kim chỉ nam cho thương hiệu Việt trên sân chơi toàn cầu
Dẫn dắt người tiêu dùng đồng hành cùng phát triển bền vững chính là kim chỉ nam cho các thương hiệu Việt tạo sự khác biệt và nâng tầm trên sân chơi toàn cầu.
Buýt 'xanh' sẽ phủ kín Hà Nội vào năm 2035
Xe buýt điện, năng lượng xanh sẽ thay thế toàn bộ xe buýt diezel để vận tải hành khách công cộng Thủ đô vào năm 2035.
Cách doanh nghiệp thúc đẩy tăng trưởng thông qua tác động xã hội
Mục đích thương hiệu không chỉ giúp xây dựng niềm tin với khách hàng, mà còn thúc đẩy tăng trưởng và tạo ra những giá trị bền vững cho xã hội và môi trường.
Tăng trưởng vượt bậc, Chứng khoán Kafi đẩy mạnh tăng vốn
Từ năm 2022, sự góp mặt của cổ đông Uniben và đợt tăng vốn lên 1.000 tỷ đồng đã đem tới "bước ngoặt" cho sự phát triển của Chứng khoán Kafi.
Nông dân Việt hưởng ứng mục tiêu phát thải ròng bằng 0
Phát thải ròng bằng 0 được đông đảo người nông dân hưởng ứng và xem như cơ hội để đổi mới mô hình sản xuất, nâng cao giá trị kinh tế.
Nam Long tiếp tục 'đảo nợ' 1.000 tỷ đồng trái phiếu
Đáng chú ý, đây không phải là lần đầu tiên Nam Long phải phát hành trái phiếu để “đảo nợ” trong năm 2024.