Phát triển bền vững
AFD cam kết hỗ trợ Việt Nam chuyển dịch năng lượng
Tập đoàn Điện lực Việt Nam đang xây dựng lộ trình chuyển dịch năng lượng, điều chỉnh chiến lược phát triển, chuẩn bị và thực hiện các dự án đầu tư năng lượng sạch.
Việt Nam đã đưa ra cam kết về giảm phát thải xuống net-zero vào năm 2050 và loại bỏ dần điện than vào năm 2040 tại hội nghị khí hậu quốc tế COP26 ở Glasgow. Tiếp tục cam kết này, vào tháng 12/2022, Việt Nam đã đồng ý tham gia Thỏa thuận Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) với nhóm các đối tác quốc tế, trong đó có Pháp.
Quan hệ đối tác này sẽ huy động gói tài chính trị giá 15,5 tỷ USD từ các nguồn công và tư trong vòng 3 đến 5 năm tới. Các khoản đóng góp tài chính trong đó có đóng góp của Pháp thông qua Cơ quan phát triển Pháp (ADF) sẽ lên tới 7,75 tỷ USD.
Đổi lại, Việt Nam cam kết giảm 30% lượng khí thải hàng năm từ ngành điện, hạn chế tối đa việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch bằng cách thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo với các mục tiêu và lộ trình cụ thể.
Ông Dương Quang Thành, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đánh giá, JETP sẽ trở thành trục chiến lược quan trọng của tập đoàn này để hiện thực hóa các cam kết quốc tế.
EVN là đơn vị đóng vai trò trung tâm trong quá trình chuyển dịch năng lượng ở Việt Nam. Để đáp ứng với các cam kết của Việt Nam, tập đoàn này đang xây dựng lộ trình chuyển dịch năng lượng, điều chỉnh chiến lược phát triển, chuẩn bị và thực hiện các dự án đầu tư năng lượng sạch. AFD với tư cách là đối tác tin cậy và lâu dài sẽ hỗ trợ EVN trong quá trình chuyển dịch này.
Chuyến thăm công trường dự án nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng (+480MW) vào ngày 18/2/2023 của Tổng giám đốc AFD Rémy Rioux là dịp để ông chứng kiến những nỗ lực của EVN trong việc phát triển các nhà máy điện quan trọng nhất.
Bên cạnh việc bổ sung công suất phát điện từ năng lượng tái tạo, dự án này sẽ góp phần lớn vào việc nâng cao hiệu suất hoạt động của hệ thống điện Việt Nam trong bối cảnh tích hợp năng lượng tái tạo ngày càng sâu rộng.
Trong khuôn khổ Thỏa thuận Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng, AFD hiện giữ vai trò chủ đạo trong nhóm các nhà tài trợ châu Âu và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản(JICA) đang thẩm định để tài trợ dự án nhà máy thủy điện tích năng Bác Ái có công suất 1200MW. Đây là một dự án tiêu biểu cho quá trình chuyển dịch năng lượng.
Bên cạnh các khoản tài trợ ưu đãi cho các dự án đầu tư của EVN, AFD cũng cung cấp các dịch vụ tư vấn và hỗ trợ nâng cao năng lực cho EVN.
Để đánh dấu sự hợp tác tích cực giữa AFD và EVN, lãnh đạo hai bên đã tham dự lễ khởi động chương trình hợp tác kỹ thuật giữa EVN và EDF. Chương trình này được thực hiện bằng nguồn tài trợ của AFD trị giá 1 triệu EUR nhằm hỗ trợ EVN xây dựng lộ trình chuyển dịch năng lượng, hỗ trợ các dự án đổi mới sáng tạo và nâng cao năng lực của EVN.
Ông Rémy Rioux đánh giá, Việt Nam đặt mục tiêu rất mạnh mẽ về chuyển dịch năng lượng theo hướng carbon thấp. Trong chuyến thăm Việt Nam lần này, lãnh đạo AFD đã khẳng định cam kết trong việc cung cấp chuyên gia và các khoản tài trợ mà Việt Nam cần trong khuôn khổ quan hệ đối tác về chuyển dịch năng lượng công bằng (JETP).
"Kinh nghiệm của Việt Nam, của Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng như các ngân hàng thương mại cổ phần quốc doanh là rất hữu ích để chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh về Hiệp ước tài chính toàn cầu mới vào tháng 6 tới tại Paris mà Tổng thống Pháp đã công bố", ông Rioux nói.
5 giải pháp thúc đẩy chuyển dịch năng lượng
'Sao đổi ngôi' trong ngành năng lượng châu Âu
Lần đầu tiên, điện gió và điện mặt trời vượt qua điện khí, đạt kỷ lục chiếm 1/5 sản lượng điện của EU.
Bản lĩnh của Ørsted trong sân chơi năng lượng
Để được định vị là một thương hiệu hàng đầu về phát triển điện gió ngoài khơi, năng lượng xanh trên thế giới như hiện tại, là câu chuyện vượt khó của Ørsted, cũng như quản trị thách thức liên quan tới rào cản về cơ chế, thủ tục tại từng quốc gia, vùng lãnh thổ.
Trungnam Group và sân chơi năng lượng
Nắm bắt cơ hội, kiên định vượt qua những khó khăn từ chính sách, Trungnam Group đã trở thành nhà đầu tư năng lượng tái tạo hàng đầu Việt Nam và cũng là doanh nghiệp tư nhân đầu tiên đầu tư thành công vào truyền tải điện. Đằng sau những thành công đó là phương châm “Đầu tư bền vững – Xây dựng tương lai” luôn được bám sát trong quá trình vận hành hệ sinh thái Trungnam Group.
Bạc Liêu muốn trở thành trung tâm năng lượng sạch
Với những lợi thế vốn có, Bạc Liêu đang đẩy mạnh đầu tư, xây dựng để trở thành trung tâm năng lượng sạch quốc gia.
Ai được lợi từ giá bất động sản tăng cao?
Giá bất động sản tăng cao, thiếu tính ổn định gây bất lợi cho cả người mua nhà lẫn chủ đầu tư, không ai được lợi.
Chuyện 'xóa mù' quản trị dữ liệu tại Dược phẩm Vĩnh Phúc
Hệ thống quản trị dữ liệu tại Dược phẩm Vĩnh Phúc có thể được xem là nguồn cảm hứng, hình mẫu cho hoạt động chuyển đổi số tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Đèo Cả huy động vốn cho cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh
Cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh là một trong số các dự án cao tốc trọng điểm đang được Đèo Cả tích cực tập trung nguồn lực triển khai.
Doanh nhân Đoàn Quốc Việt đã gây dựng BIM Group lớn mạnh như thế nào?
Với sự kiên định và tầm nhìn sâu sắc, doanh nhân Đoàn Quốc Việt đã dẫn dắt BIM Group trở thành một trong những tập đoàn đa ngành lớn tại Việt Nam, có tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài biên giới quốc gia.
Ngành phân bón phục hồi mạnh
Thay vì phân hóa trong cùng kỳ năm trước, diễn biến phục hồi đồng đều ở toàn ngành phân bón trong quý III cũng như chín tháng đầu năm nay.
Lạc quan về tăng trưởng kinh tế, người Việt tăng chi tiêu
Tin tưởng hơn vào tăng trưởng kinh tế, người tiêu dùng Việt Nam đã tăng chi tiêu cho các mặt hàng thiết yếu lẫn các trải nghiệm.
Để Việt Nam trở thành cường quốc công nghệ cao
Bài phát biểu của bà Mariam J. Sherman, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, Campuchia và Lào về triển vọng phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam.