Áp lực lãi vay khiến chủ đầu tư Hầm đường bộ Đèo Cả lỗ lớn

Trần Anh Thứ ba, 03/11/2020 - 07:48

Công ty Đầu tư Đèo Cả vay nợ hơn 10.000 tỷ đồng để thực hiện dự cụm dự án hầm Đèo Cả, hầm Cổ Mã và hầm Cù Mông đã phải trả chi phí lãi vay lên đến 681 tỷ đồng năm ngoái.

Tập đoàn Đèo Cả (DeoCa Group) là một trong những doanh nghiệp lớn đang triển khai nhiều dự án BOT, BT tại Việt Nam với quy mô hàng chục nghìn tỷ đồng. Năm 2019, Tập đoàn Đèo Cả tái cơ cấu tập trung các dự án BOT của mình vào chung một thành viên của tập đoàn là Công ty Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả (Hamadeco).

Theo đó, Hamadeco đã nhận chuyển nhượng cổ phần từ 5 doanh nghiệp với tổng giá trị hơn 2.394 tỷ đồng để trở công ty nắm quyền đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng. Cụ thể, 5 doanh nghiệp này bao gồm CTCP Đầu tư Hải Thạch B.O.T, CTCP Đầu tư Hạ tầng Miền Bắc, CTCP Tập đoàn Hải Thạch, CTCP BOT Hưng Phát, CTCP đầu tư thương mại Quốc tế Hà Thành. 

Thay vì thanh toán tiền mặt, Hamadeco phát hành cổ phiếu để hoán đổi nợ và tăng vốn điều lệ từ 80 tỷ đồng lên gần 2.400 tỷ đồng. Động tác tài chính này đã đưa Hamadeco từ công ty bảo dưỡng hầm Hải Vân lột xác trở thành một công ty lớn đầu tư hạ tầng giao thông lớn nhất cả nước.

Sau khi tiếp quản các dự án, Tập đoàn Đèo Cả trở thành công ty mẹ của Hamadeco thông qua quyền sở hữu, quyền biểu quyết trực tiếp và gián tiếp tại các công ty con đầu tư vào Công ty Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả.

Một trong những công ty con lớn nhất của Hamadeco là Công ty Đầu tư Đèo Cả (cũng là thành viên thuộc tập đoàn Đèo Cả), doanh nghiệp được thành lập năm 2010 để thực hiện Dự án Đầu tư xây dựng công trình hầm Cổ Mã và đường dẫn, hầm Đèo Cả, hầm Cù Mông tại tỉnh Phú Yên.

Đến tháng tháng 9/2017 các hạng mục hầm Đèo Cả và hầm Cổ Mã đã hoàn thành. Tháng 4/2019 hạng mục hầm Cù Mông hoàn thành và triển khai thu phí hoàn vốn. Dự án này đang được cơ quan Nhà nước phê duyệt giá trị quyết toán.

Áp lực lãi vay khiến chủ đầu tư Hầm đường bộ Đèo Cả lỗ lớn
Trạm thu phí Hầm Đèo Cả

Với tổng mức đầu tư dự án là 21.612 tỷ đồng, nhưng theo phương án tài chính cho thấy dự án chỉ có vốn chủ sở hữu 1.879 tỷ đồng, còn lại là chủ yếu là vốn vay 13.375 tỷ đồng, vốn ngân sách Nhà nước 5.048 tỷ đồng và vốn khác 1.438 tỷ đồng. Tính đến ngày 30/9/2020, dự án đã được tăng vốn chủ sở hữu lên 2.046 tỷ đồng.

Cấu trúc tài chính phụ thuộc chủ yếu vào lãi vay khiến chủ đầu tư dự án phải chịu áp lực trả lãi nặng nề. Năm 2019, doanh thu của Công ty đầu tư Đèo Cả đạt 689 tỷ đồng, tăng 53% so với cùng kỳ năm trước nhưng vẫn báo lỗ ròng tới 243 tỷ đồng. Nguyên nhân lỗ của công ty chủ yếu do chi phí lãi vay lên đến 681 tỷ đồng, tăng gấp rưỡi so với năm 2018.

Tính đến cuối năm 2019, chủ đầu tư dự án Hầm đường bộ Đèo Cả đã lỗ lũy kế 539 tỷ đồng. Công ty cũng ghi nhận nợ và vay tài chính dài hạn tới hơn 10.000 tỷ đồng, tăng 2,5 lần so với năm 2018. 

Hiện nay, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) là đơn vị tài trợ nguồn vốn chủ yếu cho các dự án hạ tầng của Tập đoàn Đèo Cả. Các tài sản đảm bảo của dự án, bao gồm các quyền thu phí và toàn bộ nguồn thu từ các trạm thu phí, quyền tiếp nhận máy móc thiết bị, các động sản,… thuộc dự án đều được thế chấp tại Vietinbank.

Doanh nghiệp BOT của Đèo Cả trả lãi vay gần 3 tỷ đồng mỗi ngày

Doanh nghiệp BOT của Đèo Cả trả lãi vay gần 3 tỷ đồng mỗi ngày

Doanh nghiệp -  4 năm
Tiền lãi vay chủ yếu được thanh toán cho Vietinbank, ngân hàng đang cho Công ty Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả vay hơn hơn 19 nghìn tỷ đồng, chủ yếu là nợ dài hạn.
Doanh nghiệp BOT của Đèo Cả trả lãi vay gần 3 tỷ đồng mỗi ngày

Doanh nghiệp BOT của Đèo Cả trả lãi vay gần 3 tỷ đồng mỗi ngày

Doanh nghiệp -  4 năm
Tiền lãi vay chủ yếu được thanh toán cho Vietinbank, ngân hàng đang cho Công ty Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả vay hơn hơn 19 nghìn tỷ đồng, chủ yếu là nợ dài hạn.
Thiếu hơn 10.000 tấn lúa giống cho sản xuất nông nghiệp sau bão Yagi

Thiếu hơn 10.000 tấn lúa giống cho sản xuất nông nghiệp sau bão Yagi

Phát triển bền vững -  21 phút

Nhu cầu giống để phục hồi sản xuất nông nghiệp sau bão số 3 rất lớn, nhưng lượng giống trong kho dự trữ quốc gia chỉ còn ít.

The Miami 5: Không gian sống lý tưởng thiết kế riêng cho gia đình trẻ

The Miami 5: Không gian sống lý tưởng thiết kế riêng cho gia đình trẻ

Nhịp cầu kinh doanh -  21 phút

The Miami 5 – Tòa tháp cuối cùng của phân khu The Miami là đáp án hoàn hảo cho bài toán không gian sống mà các gia đình trẻ Hà Nội đang kiếm tìm.

Bộ Chính trị cho ý kiến về đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Bộ Chính trị cho ý kiến về đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Tiêu điểm -  8 giờ

Ngày 18/9, Bộ Chính trị đã họp cho ý kiến về đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

Tài chính -  12 giờ

Việc giải quyết vấn đề ký quỹ của nhà đầu tư nước ngoài và kiểm soát rủi ro về mặt thanh toán là điều kiện thiết yếu để chuẩn bị cho mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Tiêu điểm -  12 giờ

Việc doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cần làm bây giờ là tập trung vào các điều kiện sản xuất, phát triển nguồn nguyên liệu, tăng cường sản xuất, tìm kiếm đối tác và thị trường mới.

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Phát triển bền vững -  13 giờ

Chính phủ Australia hướng tới hỗ trợ Việt Nam đạt được một hệ thống năng lượng tin cậy, giá phải chăng và giảm phát thải carbon.

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Nhịp cầu kinh doanh -  13 giờ

Tập đoàn ROX (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) đã ủng hộ 1 tỷ đồng để chung tay cùng người dân bị thiệt hại do bão lũ tái thiết cuộc sống.

Đọc nhiều