Khởi nghiệp
Aura Network gọi vốn 5 triệu USD từ vòng hạt giống và chiến lược
Thành lập từ tháng 11/2021, Aura Network đã khởi chạy thành công 2 mạng testnet là Serenity và Halo, dành riêng cho lập trình viên.
Tính đến tháng 6/ 2022, Aura Network đã huy động thành công 5 triệu USD trong các vòng gọi vốn hạt giống và chiến lược.
Bắt đầu từ vòng đầu tư hạt giống, Aura Network nhận được sự đồng hành của các đối tác cùng lĩnh vực như Coin98, Impossible Finance, Kyber Network, GUILDFI, Avatar by Avalanche, MEXC, TPX Ventures, Redline Dao.
Cùng với đó, dự án còn nhận được sự tin tưởng và giúp đỡ từ các đối tác chiến lược như Vanda Capital, Deo Network, OIG, Ahamove, Ecomobi, and Pencil Group.
Trong vòng đầu tư chiến lược, Aura Network tiếp tục được của các quỹ đầu tư hàng đầu (VC) như NGC Ventures, SNZ Holding, K300 Ventures hay Azdag ủng hộ, chia sẻ tầm nhìn về công nghệ Layer-1 Blockchain và NFTs.
Đặc biệt, NGC Ventures là một trong những quỹ đầu tư Blockchain lớn nhất thế giới, đóng góp vào thành công của các dự án nền tảng, Metaverse, DeFi đình đám như Solana, My Neighbor Alice và Coin98.
Thành lập từ tháng 11/2021, Aura Network đã khởi chạy thành công 2 mạng testnet là Serenity và Halo (dành riêng cho lập trình viên).
Startup Aura Network được sáng lập từ những chuyên gia có niềm đam mê blockchain mãnh liệt như ông Trần Hoàng Giang; Giám đốc điều hành FPT Software - ông Trần Đăng Hòa và cựu Phó Tổng Giám đốc Masan Group là ông Nguyễn Anh Nguyên.

Ông Trần Hoàng Giang, người sáng lập Aura Network, đồng thời là thành viên Hội đồng Công nghệ Forbes cho biết: "Tôi tin tưởng vào tương lai và tiềm năng phát triển đột phá của NFT, vào sức mạnh của cộng đồng blockchain và hệ sinh thái mà Aura Network đang xây dựng, đặc biệt là khi thế giới đang được mã hóa nhiều hơn".
Sau thời gian liên tục thử nghiệm và phát triển, Aura Network dự kiến ra mắt phiên bản Staging và mạng chính thức Mainnet.
Được xây dựng dựa trên công nghệ Cosmos SDK, Aura Network tập trung phát triển và mở rộng ứng dụng NFT. Dự án hướng đến giải quyết 2 thách thức trong quá trình phổ biến NFT tới người dùng đại chúng.
Đầu tiên, Aura Network tạo ra một hệ sinh thái toàn diện cho phép các chủ dự án và lập trình viên xây dựng ứng dụng phi tập trung (dApp) một cách dễ dàng.
Aura Network tích hợp các tính năng hỗ trợ phát triển đa dạng loại dApp như GameFi, SocialFi, DeFi trên hầu hết các chuỗi, giúp lập trình viên nhanh chóng mở rộng dự án theo cả chiều dọc và chiều ngang. Cơ sở hạ tầng của Aura Network cũng mang đến trải nghiệm lập trình xuyên suốt, tối ưu thời gian và hiệu quả cho người dùng.
Đồng thời, Aura Network phát triển các tiện ích và ứng dụng mới cho NFT, nhằm mang NFT tới gần hơn với người dùng truyền thống, đặc biệt là các doanh nghiệp định hướng ứng dụng công nghệ Blockchain.
Aura Network cung ứng thiết kế giao diện và thiết lập luồng thao tác đơn giản, hỗ trợ người dùng tạo ra và giao dịch NFT hiệu quả, kể cả khi họ chưa có nhiều kinh nghiệm với Blockchain. Aura Network đồng hành cùng các đối tác và người dùng truyền thống trên hành trình tham gia thị trường NFT.
Sẽ có nhiều Kỳ lân Việt Nam sinh ra từ blockchain, metaverse
Ascend Vietnam Ventures huy động thành công 50 triệu USD
Trong 9 tháng vừa qua, Ascend Vietnam Ventures đã rót vốn vào 10 startup Việt và dự tính tới cuối năm 2023 sẽ đầu tư cho 25 startup ở giai đoạn hạt giống, với mức đầu tư lên tới 2 triệu USD và 5 triệu USD ở các vòng gọi vốn tiếp theo.
Appota được Mirae Asset rót vốn cho các dự án blockchain
Tại sự kiện ra mắt Hiệp hội Blockchain Việt Nam, COO Appota - ông Trần Quang từng tiết lộ tham vọng tiến vào thị trường blockchain của Tập đoàn công nghệ này.
Startup 'Uber trong ngành bất động sản' giúp đặt cọc nhà trực tuyến
Hiện startup OHIO có hơn 20 sàn F1 đang làm việc cùng và có số lượng người dùng là gần 2.000 môi giới tự do.
Startup Loship muốn đi vay thay vì gọi vốn
Trước đó, CEO Nguyễn Hoàng Trung từng tiết lộ sẽ tiến tới vòng gọi vốn Series C trong quý 1/2022, với định giá tăng gấp đôi.
Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa
Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.
Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thị trường Fintech đã hết nóng?
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
Doanh nghiệp tìm cơ hội từ trái phiếu xanh
Doanh nghiệp phát hành trái phiếu xanh không chỉ hưởng lợi từ chi phí vốn thấp hơn mà còn gia tăng uy tín và khả năng tiếp cận nhà đầu tư quốc tế.
30 năm VIMC và hành trình tái sinh trên biển lớn
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã tái sinh mạnh mẽ từ đáy vực nợ nần bằng bản lĩnh, tư duy đổi mới và tinh thần quyết liệt.
Gỗ An Cường ứng phó thuế quan Mỹ
Mặc dù chịu tác động từ chính sách thuế quan, chủ tịch Gỗ An Cường vẫn tự tin sẽ hoàn thành các chỉ tiêu đã đặt ra trong năm nhờ chiến lược ứng phó linh hoạt.
MoMo lần đầu có lãi sau 15 năm, lên kế hoạch IPO
Việc MoMo có lãi nhiều khả năng sẽ mở đường cho một đợt IPO sắp tới, khi kỳ lân fintech của Việt Nam đang được định giá khoảng 3 tỷ USD.
Không 'đốt tiền', không siêu app, bí quyết nào giúp Vinasun tồn tại?
Trong khi các ứng dụng gọi xe chi hàng nghìn tỷ đồng, Vinasun không “đốt tiền”, không siêu app, bí quyết nào giúp hãng xe này tồn tại trong thị trường đầy cạnh tranh.
Có nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư?
Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư sau gần hai thập kỷ áp dụng đang bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?
TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.